Hầu như bất kỳ đứa trẻ nào cũng đã từng uống thuốc, không chỉ 1 đôi lần mà rất nhiều lần và đều sợ…uống thuốc, nhất là sợ bác sĩ chích. Cứ thấy mẹ đem ly thuốc đến là khóc ré lên hoặc ba chân bốn cẳng chạy trốn.
Người lớn thường cho rằng trẻ sợ uống thuốc là vì thuốc khó uống, vì bé hư, bé nhõng nhẽo hay tại bé bệnh. Ít có ai nghĩ rằng đa số trẻ sợ uống thuốc là do chính người lớn chúng ta chưa biết cách cho trẻ uống thuốc, chưa hiểu tâm lý trẻ và không chịu giải thích cho con trẻ hiểu. Thật ra trẻ không nhỏ như chúng ta nghĩ, chúng rất hiểu chuyện và can đảm nhiều hơn ta tưởng.
Chị Bùi Thị Hoàng Yến, 31 tuổi, ở quận 12 TPHCM, đã dỗ dành bé uống thuốc như sau ngay từ khi cháu khoảng 20 tháng tuổi “Con đang bị đau chỗ này, con uống thuốc đi để mau hết bệnh” Và cháu bé đã “hợp tác” với mẹ, cháu uống thuốc rất dễ dàng, khoảng 2 tuổi là cháu đã biết tự cầm viên thuốc mẹ đưa và uống ngay. Không những thế, chị còn biết rằng việc tuân thủ điều trị và sử dụng thuốc đúng cách là rất quan trọng giúp con chị mau lành bệnh và tránh tái phát. Cháu bé được định bệnh là viêm dạ dày khoảng hơn nửa năm nay, trong những đợt điều trị cháu phải dùng khoảng 4-5 loại thuốc, có thuốc phải dùng trước ăn, có thuốc phải dùng sau ăn 1 khoảng thời gian và không phải chỉ có một mình chị chăm sóc bé, cho bé uống thuốc. Vậy thì chị phải làm sao đây? Làm sao người nhà cũng có thể cho bé uống thuốc đúng như cách chị đã làm mỗi khi chị đi làm?
Qua hướng dẫn của bác sĩ điều trị và qua sự tìm tòi, tự đọc thêm các tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, chị đã tự thiết lập một thời khóa biểu uống thuốc riêng phù hợp với giờ giấc ăn uống của con mình và đặt nó ở những nơi dễ thấy trong nhà như trên cánh cửa tủ lạnh, cửa phòng của bé để người nhà có thể nhìn thấy và thực hiện theo một cách dễ dàng. Trước khi thực hiện, chị còn đưa cho các bác sĩ xem lại để có điều chỉnh gì thêm không nhằm bảo đảm tính chính xác. Chị còn cho biết tất các các thuốc chị đều để vào tủ trên cao ngoài tầm với của trẻ.
Tôi cũng muốn chia sẻ với các chị một kinh nghiệm của riêng tôi, một người thầy thuốc và cũng là người mới lần đầu làm mẹ. Một lần nọ, tôi nói với đứa con gái nhỏ 5 tuổi của mình “Ái ơi, lát nữa mẹ đưa con đi chích ngừa”. Bé liền nói: “Con không đi chích đâu, con sợ đau lắm”. Tôi liền dỗ bé “Nếu con không đi, con sẽ bị bệnh và sẽ đau nhiều lắm. Còn nếu con đi chích ngừa sẽ đau giống như con kiến cắn hoặc giống như bị bạn nhéo, chỉ đau một chút thôi. Con thấy sao?” Thế là bé chịu đi và trên đường đi tôi đã giải thích cho bé nghe một cách đơn giản, cụ thể về lợi ích của việc chích ngừa “Con sẽ không nổi mục trên mặt và đau giống như anh Trực nhà kế bên”. Khi đến nơi, tôi cho bé ngồi một mình vào ghế và đứng trước mặt bé để quan sát và hỗ trợ bé khi cần. Khi thấy cô y tá chuẩn bị lấy thuốc, tôi nói với cháu “Con nhìn xung quanh đi, bây giờ con kiến đang cắn con đấy. Xong rồi con ạ, nó hết cắn con rồi. Thưa cô về đi con” Bé hoàn toàn không khóc, rất bình tĩnh, tay ấn chặt vào cục bông gòn, đứng lên và thưa các cô ra về. Nó làm tôi rất ngạc nhiên, nó đã can đảm hơn tôi tưởng. Hóa ra con tôi đã lớn hồi nào mà tôi chưa hay, tôi cứ tưởng cháu vẫn còn sợ chích như ngày nào!!!
Chị Nguyễn Thị Thu Hương, Điều dưỡng trưởng Khoa nội Tổng quát 1 chia sẻ với chúng tôi như sau:
“Phần lớn trẻ không chịu uống thuốc là do các bà mẹ không biết cách cho uống. Có chị bóp mũi, đè hoặc cán muỗng thuốc vào miệng bé làm bé vô cùng hốt hoảng, sợ hãi. Có chị nhân lúc bé khóc, miệng há ra thì tranh thủ đổ thuốc vào, điều này vô cùng nguy hiểm vì có thể làm thuốc rơi vào đường thở, gây sặc thậm chí có thể gây tử vong cho bé do ngạt thở”
“Có chị cho bé uống thuốc rất dồn dập, cố ép trẻ uống khiến trẻ bị ói hoặc phun thuốc ra. Khi thấy trẻ phản ứng như vậy thì lại càng bực tức, nóng giận với trẻ làm cho trẻ càng sợ uống thuốc”
“Đối với thuốc có vị đắng, bà mẹ nên pha một ít đường vào thuốc nhưng cũng đừng quá ngọt làm bé cũng rất khó uống và không chịu uống”
Chị Hương còn nói thêm “Các bà mẹ cần theo sát, hiểu con mình đã uống được dạng thuốc gì rồi để báo cho thầy thuốc biết vì có cháu có thể đã uống được thuốc dạng viên và cháu không muốn uống thuốc dạng bột hoặc dạng sủi”
Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Kim Thoa- Trưởng khoa Nội tổng quát 1 cho biết:
“Các bậc phụ huynh cần lưu ý là việc dỗ dành, giải thích, khuyến khích, động viên trẻ là rất quan trọng, giúp trẻ an tâm và hợp tác trong suốt quá trình điều trị bệnh. Chế độ điều trị không chỉ đơn thuần có thuốc mà còn phải phối hợp với chế độ dinh dưỡng, tập luyện, chăm sóc và phòng ngừa bệnh”
“Việc các bà mẹ quan tâm và tự lập thời gian biểu uống thuốc cho con như chị Hoàng Yến kể trên là rất hay. Khi bé bệnh, đặc biệt là bệnh lý có thời gian điều trị dài ngày hay mạn tính, việc cho bé uống thuốc đúng cách rất quan trọng, giúp thuốc được hấp thu tốt, bé mau khỏi bệnh. Do vậy, các bà mẹ cần cho bé uống thuốc đúng liều lượng, đủ ngày, đủ số lần với thời gian phân bố hợp lý, uống trước hoặc sau ăn theo đúng như hướng dẫn của bác sĩ.”
(Bệnh viện Nhi đồng)
Người lớn thường cho rằng trẻ sợ uống thuốc là vì thuốc khó uống, vì bé hư, bé nhõng nhẽo hay tại bé bệnh. Ít có ai nghĩ rằng đa số trẻ sợ uống thuốc là do chính người lớn chúng ta chưa biết cách cho trẻ uống thuốc, chưa hiểu tâm lý trẻ và không chịu giải thích cho con trẻ hiểu. Thật ra trẻ không nhỏ như chúng ta nghĩ, chúng rất hiểu chuyện và can đảm nhiều hơn ta tưởng.
Chị Bùi Thị Hoàng Yến, 31 tuổi, ở quận 12 TPHCM, đã dỗ dành bé uống thuốc như sau ngay từ khi cháu khoảng 20 tháng tuổi “Con đang bị đau chỗ này, con uống thuốc đi để mau hết bệnh” Và cháu bé đã “hợp tác” với mẹ, cháu uống thuốc rất dễ dàng, khoảng 2 tuổi là cháu đã biết tự cầm viên thuốc mẹ đưa và uống ngay. Không những thế, chị còn biết rằng việc tuân thủ điều trị và sử dụng thuốc đúng cách là rất quan trọng giúp con chị mau lành bệnh và tránh tái phát. Cháu bé được định bệnh là viêm dạ dày khoảng hơn nửa năm nay, trong những đợt điều trị cháu phải dùng khoảng 4-5 loại thuốc, có thuốc phải dùng trước ăn, có thuốc phải dùng sau ăn 1 khoảng thời gian và không phải chỉ có một mình chị chăm sóc bé, cho bé uống thuốc. Vậy thì chị phải làm sao đây? Làm sao người nhà cũng có thể cho bé uống thuốc đúng như cách chị đã làm mỗi khi chị đi làm?
Qua hướng dẫn của bác sĩ điều trị và qua sự tìm tòi, tự đọc thêm các tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, chị đã tự thiết lập một thời khóa biểu uống thuốc riêng phù hợp với giờ giấc ăn uống của con mình và đặt nó ở những nơi dễ thấy trong nhà như trên cánh cửa tủ lạnh, cửa phòng của bé để người nhà có thể nhìn thấy và thực hiện theo một cách dễ dàng. Trước khi thực hiện, chị còn đưa cho các bác sĩ xem lại để có điều chỉnh gì thêm không nhằm bảo đảm tính chính xác. Chị còn cho biết tất các các thuốc chị đều để vào tủ trên cao ngoài tầm với của trẻ.
Tôi cũng muốn chia sẻ với các chị một kinh nghiệm của riêng tôi, một người thầy thuốc và cũng là người mới lần đầu làm mẹ. Một lần nọ, tôi nói với đứa con gái nhỏ 5 tuổi của mình “Ái ơi, lát nữa mẹ đưa con đi chích ngừa”. Bé liền nói: “Con không đi chích đâu, con sợ đau lắm”. Tôi liền dỗ bé “Nếu con không đi, con sẽ bị bệnh và sẽ đau nhiều lắm. Còn nếu con đi chích ngừa sẽ đau giống như con kiến cắn hoặc giống như bị bạn nhéo, chỉ đau một chút thôi. Con thấy sao?” Thế là bé chịu đi và trên đường đi tôi đã giải thích cho bé nghe một cách đơn giản, cụ thể về lợi ích của việc chích ngừa “Con sẽ không nổi mục trên mặt và đau giống như anh Trực nhà kế bên”. Khi đến nơi, tôi cho bé ngồi một mình vào ghế và đứng trước mặt bé để quan sát và hỗ trợ bé khi cần. Khi thấy cô y tá chuẩn bị lấy thuốc, tôi nói với cháu “Con nhìn xung quanh đi, bây giờ con kiến đang cắn con đấy. Xong rồi con ạ, nó hết cắn con rồi. Thưa cô về đi con” Bé hoàn toàn không khóc, rất bình tĩnh, tay ấn chặt vào cục bông gòn, đứng lên và thưa các cô ra về. Nó làm tôi rất ngạc nhiên, nó đã can đảm hơn tôi tưởng. Hóa ra con tôi đã lớn hồi nào mà tôi chưa hay, tôi cứ tưởng cháu vẫn còn sợ chích như ngày nào!!!
Chị Nguyễn Thị Thu Hương, Điều dưỡng trưởng Khoa nội Tổng quát 1 chia sẻ với chúng tôi như sau:
“Phần lớn trẻ không chịu uống thuốc là do các bà mẹ không biết cách cho uống. Có chị bóp mũi, đè hoặc cán muỗng thuốc vào miệng bé làm bé vô cùng hốt hoảng, sợ hãi. Có chị nhân lúc bé khóc, miệng há ra thì tranh thủ đổ thuốc vào, điều này vô cùng nguy hiểm vì có thể làm thuốc rơi vào đường thở, gây sặc thậm chí có thể gây tử vong cho bé do ngạt thở”
“Có chị cho bé uống thuốc rất dồn dập, cố ép trẻ uống khiến trẻ bị ói hoặc phun thuốc ra. Khi thấy trẻ phản ứng như vậy thì lại càng bực tức, nóng giận với trẻ làm cho trẻ càng sợ uống thuốc”
“Đối với thuốc có vị đắng, bà mẹ nên pha một ít đường vào thuốc nhưng cũng đừng quá ngọt làm bé cũng rất khó uống và không chịu uống”
Chị Hương còn nói thêm “Các bà mẹ cần theo sát, hiểu con mình đã uống được dạng thuốc gì rồi để báo cho thầy thuốc biết vì có cháu có thể đã uống được thuốc dạng viên và cháu không muốn uống thuốc dạng bột hoặc dạng sủi”
Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Kim Thoa- Trưởng khoa Nội tổng quát 1 cho biết:
“Các bậc phụ huynh cần lưu ý là việc dỗ dành, giải thích, khuyến khích, động viên trẻ là rất quan trọng, giúp trẻ an tâm và hợp tác trong suốt quá trình điều trị bệnh. Chế độ điều trị không chỉ đơn thuần có thuốc mà còn phải phối hợp với chế độ dinh dưỡng, tập luyện, chăm sóc và phòng ngừa bệnh”
“Việc các bà mẹ quan tâm và tự lập thời gian biểu uống thuốc cho con như chị Hoàng Yến kể trên là rất hay. Khi bé bệnh, đặc biệt là bệnh lý có thời gian điều trị dài ngày hay mạn tính, việc cho bé uống thuốc đúng cách rất quan trọng, giúp thuốc được hấp thu tốt, bé mau khỏi bệnh. Do vậy, các bà mẹ cần cho bé uống thuốc đúng liều lượng, đủ ngày, đủ số lần với thời gian phân bố hợp lý, uống trước hoặc sau ăn theo đúng như hướng dẫn của bác sĩ.”
(Bệnh viện Nhi đồng)