Những gợi ý dưới đây của các chuyên gia có thể giúp bạn vẫn chữa được bệnh mà lại không tốn kém.
Thời gian gần đây, tình trạng người bệnh bị “dụ” để lạm dụng xét nghiệm, bệnh gì cũng phải chiếu chụp tại một số cơ sở khám tư, nhất là các phòng khám có bác sĩ Trung Quốc diễn ra khá trầm trọng. Dù Bộ Y tế và các cơ quan chức năng có kiểm tra, xử lý nhưng vẫn không xuể. Những gợi ý dưới đây của các chuyên gia có thể giúp bạn vẫn chữa được bệnh mà lại không tốn kém.
Bệnh gì cũng xét nghiệm
Chị Lê Thị Hoài (Lạc Long Quân- Hà Nội) bị đau họng, vì nghĩ bệnh đơn giản nên chị đến một cơ sở khám tư. Tại đây, bác sĩ chỉ định làm 6 xét nghiệm gồm nội soi tai mũi họng, xét nghiệm công thức máu, nước tiểu, Aslo, RF, chụp X-quang tim phổi... với số tiền hơn 600.000 đồng. Về nhà, chị Hoài cầm giấy xét nghiệm đi hỏi những người có chuyên môn mới biết xét nghiệm Aslo, RF là xem viêm họng có liên quan đến khớp. Chị Hoài không có vấn đề ở khớp thì làm xét nghiệm này quá lãng phí.
Có bệnh nhân bị trướng bụng, chán ăn, được phòng khám chỉ định chụp phổi, điện não đồ, soi dạ dày và cả xét nghiệm chẳng liên quan gì tới bệnh là xét nghiệm HIV, trong khi chứng chán ăn có thể xử lý đơn giản hơn nhiều.
Theo ông Đặng Văn Quế- Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Quốc tế: Một số phòng khám tư đã lạm dụng dịch vụ xét nghiệm, chụp chiếu bất kể bệnh nặng hay nhẹ! Nguyên nhân thứ nhất là ít hiểu nghề, thứ hai là chạy theo lợi nhuận.
Thực tế giá khám bệnh không cao; Khoảng 50.000 đồng tại BV công và 100.000 đồng ở phòng khám tư. Nhưng ở khá nhiều phòng khám, tiền xét nghiệm tốn gấp 5- 10 lần so với tiền khám, trong đó có cả những chỉ định xét nghiệm chẳng liên quan gì tới bệnh...
Cũng theo ông Đặng Văn Quế: Khi nhận phiếu yêu cầu xét nghiệm, nếu có trình độ, bệnh nhân hãy hỏi bác sĩ: Vì sao phải làm những xét nghiệm, chiếu chụp này? Hoặc bệnh nhân có quyền bỏ bớt các xét nghiệm, chiếu chụp vô lý. Trong trường hợp không có kiến thức về y khoa thì có quyền đề nghị bác sĩ giải thích. “Nếu bệnh nhân không hỏi thì bác sĩ sẽ không hướng dẫn vì lượng bệnh nhân cùng lúc tới khám quá đông, không giải thích xuể”- ông Đặng Hữu Quế chia sẻ.
Khi nào cần xét nghiệm?
BS Nguyễn Hồng Chiến- Trưởng khoa Xét nghiệm BV Triều An (TP Hồ Chí Minh): Đối với trẻ em, xét nghiệm máu ít áp dụng ngay lúc trẻ đến khám lần đầu khi bệnh nhẹ. Xét nghiệm máu sẽ được làm trong quá trình chữa bệnh vì nó góp phần quan trọng trong việc kiểm soát bệnh lý và quyết định bước tiếp theo trong điều trị.
Việc xét nghiệm công thức máu để xác định tác nhân gây bệnh, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định khi trẻ có biểu hiện nặng, sốt cao mà không thấy ổ nhiễm trùng, ho kéo dài, dùng thuốc 3 ngày không đỡ...Với những trẻ chỉ bị ho nhẹ, nếu bác sĩ nghe tim phổi không có biểu hiện gì bất thường thì không cần thiết chụp X- quang.
Theo các bác sĩ: Để đảm bảo sức khỏe, mỗi người nên khám sức khỏe ít nhất 1 lần/mỗi năm. Từ tuổi 20 nên xét nghiệm máu 5 năm 1 lần, nhưng từ 40 tuổi trở lên, nên kiểm tra hàng năm để xác định cholesterol, tránh nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường…
Phụ nữ nên chụp X-quang tuyến vú 1 lần/năm, trên 50 tuổi 2 lần/năm (đặc biệt là người có tiền sử mắc bệnh ung thư vú). Từ 21 tuổi trở lên thì nên xét nghiệm soi phết dịch ở cổ tử cung (PAP) để phát hiện dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung mỗi năm 1 lần.
Đột nhiên giảm cân nhưng lại thèm ăn, kèm theo lo lắng, đổ mồ hôi, sưng ở cổ chân, mệt mỏi, đau nhức, táo bón… là những triệu chứng suy giảm hoạt động của tuyến giáp (nữ nhiều khả năng bị bệnh hơn nam) và có thể dẫn tới bệnh tim. Nếu gặp triệu chứng này, nên xét nghiệm máu.
Giáo sư Trần Quỵ- nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Bệnh viện Bạch Mai, thành viên Hội đồng Khoa học Bộ Y tế chia sẻ: Khi tới nơi khám bệnh mới, bệnh nhân thường phải làm một số xét nghiệm, trong đó có cả những xét nghiệm đã làm ở nơi khám cũ.
Có hai khả năng: Thứ nhất là do yêu cầu bắt buộc với một số bệnh. Thứ hai là do các cơ sở (chủ yếu là khám tư) cố tình đặt ra để kiếm tiền của người bệnh. Do vậy, trường hợp thực sự cần thiết mới chuyển nơi khám bệnh để đỡ tốn kém và việc theo dõi, điều trị được thuận lợi, thống nhất ngay từ đầu.
Diemtinviet.com
Thời gian gần đây, tình trạng người bệnh bị “dụ” để lạm dụng xét nghiệm, bệnh gì cũng phải chiếu chụp tại một số cơ sở khám tư, nhất là các phòng khám có bác sĩ Trung Quốc diễn ra khá trầm trọng. Dù Bộ Y tế và các cơ quan chức năng có kiểm tra, xử lý nhưng vẫn không xuể. Những gợi ý dưới đây của các chuyên gia có thể giúp bạn vẫn chữa được bệnh mà lại không tốn kém.
Bệnh gì cũng xét nghiệm
Chị Lê Thị Hoài (Lạc Long Quân- Hà Nội) bị đau họng, vì nghĩ bệnh đơn giản nên chị đến một cơ sở khám tư. Tại đây, bác sĩ chỉ định làm 6 xét nghiệm gồm nội soi tai mũi họng, xét nghiệm công thức máu, nước tiểu, Aslo, RF, chụp X-quang tim phổi... với số tiền hơn 600.000 đồng. Về nhà, chị Hoài cầm giấy xét nghiệm đi hỏi những người có chuyên môn mới biết xét nghiệm Aslo, RF là xem viêm họng có liên quan đến khớp. Chị Hoài không có vấn đề ở khớp thì làm xét nghiệm này quá lãng phí.
Có bệnh nhân bị trướng bụng, chán ăn, được phòng khám chỉ định chụp phổi, điện não đồ, soi dạ dày và cả xét nghiệm chẳng liên quan gì tới bệnh là xét nghiệm HIV, trong khi chứng chán ăn có thể xử lý đơn giản hơn nhiều.
Theo ông Đặng Văn Quế- Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Quốc tế: Một số phòng khám tư đã lạm dụng dịch vụ xét nghiệm, chụp chiếu bất kể bệnh nặng hay nhẹ! Nguyên nhân thứ nhất là ít hiểu nghề, thứ hai là chạy theo lợi nhuận.
Thực tế giá khám bệnh không cao; Khoảng 50.000 đồng tại BV công và 100.000 đồng ở phòng khám tư. Nhưng ở khá nhiều phòng khám, tiền xét nghiệm tốn gấp 5- 10 lần so với tiền khám, trong đó có cả những chỉ định xét nghiệm chẳng liên quan gì tới bệnh...
Cũng theo ông Đặng Văn Quế: Khi nhận phiếu yêu cầu xét nghiệm, nếu có trình độ, bệnh nhân hãy hỏi bác sĩ: Vì sao phải làm những xét nghiệm, chiếu chụp này? Hoặc bệnh nhân có quyền bỏ bớt các xét nghiệm, chiếu chụp vô lý. Trong trường hợp không có kiến thức về y khoa thì có quyền đề nghị bác sĩ giải thích. “Nếu bệnh nhân không hỏi thì bác sĩ sẽ không hướng dẫn vì lượng bệnh nhân cùng lúc tới khám quá đông, không giải thích xuể”- ông Đặng Hữu Quế chia sẻ.
Khi nào cần xét nghiệm?
BS Nguyễn Hồng Chiến- Trưởng khoa Xét nghiệm BV Triều An (TP Hồ Chí Minh): Đối với trẻ em, xét nghiệm máu ít áp dụng ngay lúc trẻ đến khám lần đầu khi bệnh nhẹ. Xét nghiệm máu sẽ được làm trong quá trình chữa bệnh vì nó góp phần quan trọng trong việc kiểm soát bệnh lý và quyết định bước tiếp theo trong điều trị.
Việc xét nghiệm công thức máu để xác định tác nhân gây bệnh, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định khi trẻ có biểu hiện nặng, sốt cao mà không thấy ổ nhiễm trùng, ho kéo dài, dùng thuốc 3 ngày không đỡ...Với những trẻ chỉ bị ho nhẹ, nếu bác sĩ nghe tim phổi không có biểu hiện gì bất thường thì không cần thiết chụp X- quang.
Theo các bác sĩ: Để đảm bảo sức khỏe, mỗi người nên khám sức khỏe ít nhất 1 lần/mỗi năm. Từ tuổi 20 nên xét nghiệm máu 5 năm 1 lần, nhưng từ 40 tuổi trở lên, nên kiểm tra hàng năm để xác định cholesterol, tránh nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường…
Phụ nữ nên chụp X-quang tuyến vú 1 lần/năm, trên 50 tuổi 2 lần/năm (đặc biệt là người có tiền sử mắc bệnh ung thư vú). Từ 21 tuổi trở lên thì nên xét nghiệm soi phết dịch ở cổ tử cung (PAP) để phát hiện dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung mỗi năm 1 lần.
Đột nhiên giảm cân nhưng lại thèm ăn, kèm theo lo lắng, đổ mồ hôi, sưng ở cổ chân, mệt mỏi, đau nhức, táo bón… là những triệu chứng suy giảm hoạt động của tuyến giáp (nữ nhiều khả năng bị bệnh hơn nam) và có thể dẫn tới bệnh tim. Nếu gặp triệu chứng này, nên xét nghiệm máu.
Giáo sư Trần Quỵ- nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Bệnh viện Bạch Mai, thành viên Hội đồng Khoa học Bộ Y tế chia sẻ: Khi tới nơi khám bệnh mới, bệnh nhân thường phải làm một số xét nghiệm, trong đó có cả những xét nghiệm đã làm ở nơi khám cũ.
Có hai khả năng: Thứ nhất là do yêu cầu bắt buộc với một số bệnh. Thứ hai là do các cơ sở (chủ yếu là khám tư) cố tình đặt ra để kiếm tiền của người bệnh. Do vậy, trường hợp thực sự cần thiết mới chuyển nơi khám bệnh để đỡ tốn kém và việc theo dõi, điều trị được thuận lợi, thống nhất ngay từ đầu.
Diemtinviet.com