Thời tiết diễn biến thất thường rất dễ bùng phát sốt siêu vi. Nhiều người cứ thấy sốt là tự mua thuốc uống, chích, lể, xông… như trị cảm cúm.
Thực ra, sốt siêu vi khác với cảm, cúm và sốt xuất huyết nên việc phân biệt các dấu hiệu khác nhau giữa chúng là rất quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa.
Sốt siêu vi là cách gọi để chỉ những trường hợp sốt do nhiễm các loại virus khác nhau mà nhiều trường hợp không thể chẩn đoán nguyên nhân. Biểu hiện của hầu hết các trường hợp là sốt cao từ 390C trở lên, đau đầu, nhức cơ thể, nổi ban. Phần lớn trường hợp là không nguy hiểm và có thể tự hết nhưng cũng có khi bệnh diễn tiến nhanh chóng, gây xuất huyết, viêm não, viêm cơ tim, thậm chí gây tử vong.
Việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng (cách ly tránh lây nhiễm, hạ sốt, chống mất nước, nghỉ ngơi...). Ở trẻ dưới 5 tuổi, nếu sốt cao không được hạ sốt kịp thời sẽ dễ co giật nên cần sớm đến bác sĩ để khám và điều trị. Phòng ngừa sốt siêu vi rất khó, chủ yếu là bảo đảm dinh dưỡng tốt, nơi ở sạch sẽ, thoáng đãng...
Cảm do nhiều virus gây ra và vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Đây là bệnh lây truyền theo không khí, qua bàn tay, mũi và họng. Biểu hiện bệnh là đôi khi sốt, đau mỏi cơ thể, đau đầu, đau họng nhẹ không liên tục, ho và còn có thể buồn nôn, chóng mặt. Khi bị cảm thì rất dễ có khả năng chuyển sang viêm phế quản, sưng phổi.
Cúm thì do virus cúm (A, B) gây ra, thường là vào cuối mùa thu và giữa mùa đông. Virus cúm cũng vào cơ thể qua không khí, bàn tay, mũi và họng. Cúm luôn gây sốt cao và triệu chứng tiêu biểu nhất là đau mỏi cơ thể, đau đầu, đau họng kéo dài và sau đó thường xuất hiện ho. Mắc cúm lâu cũng rất dễ chuyển sang viêm phế quản.
Sốt xuất huyết thường gây ra dịch lớn và rất dễ gây tử vong, nhất là với trẻ nhỏ. Nếu sốt xuất huyết ở thể nhẹ thì biểu hiện thường là sốt cao đột ngột 39-400C và khó hạ sốt, đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu; có thể có nổi mẩn, phát ban. Nếu mắc bệnh ở thể nặng thì gồm các dấu hiệu như trên nhưng kèm theo một số dấu hiệu khác như: nổi các chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, ói ra máu, đại tiện phân đen, đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng. Ở thể nặng, nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời rất dễ tử vong, nhất là với trẻ em. Vì thế, khi nghi ngờ sốt xuất huyết, cần đến ngay cơ sở y tế để khám.
Nói chung, sốt siêu vi hay cảm, cúm, sốt xuất huyết đều là những bệnh rất dễ xảy ra trong lúc chuyển mùa, mưa nắng bất thường, nhất là ở những nơi vệ sinh môi trường kém. Trong nhiều trường hợp, chúng ta thấy những bệnh này diễn biến từ từ nên chủ quan, chậm đi khám khiến việc điều trị khó khăn.
(Người Lao động)
Thực ra, sốt siêu vi khác với cảm, cúm và sốt xuất huyết nên việc phân biệt các dấu hiệu khác nhau giữa chúng là rất quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa.
Sốt siêu vi là cách gọi để chỉ những trường hợp sốt do nhiễm các loại virus khác nhau mà nhiều trường hợp không thể chẩn đoán nguyên nhân. Biểu hiện của hầu hết các trường hợp là sốt cao từ 390C trở lên, đau đầu, nhức cơ thể, nổi ban. Phần lớn trường hợp là không nguy hiểm và có thể tự hết nhưng cũng có khi bệnh diễn tiến nhanh chóng, gây xuất huyết, viêm não, viêm cơ tim, thậm chí gây tử vong.
Việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng (cách ly tránh lây nhiễm, hạ sốt, chống mất nước, nghỉ ngơi...). Ở trẻ dưới 5 tuổi, nếu sốt cao không được hạ sốt kịp thời sẽ dễ co giật nên cần sớm đến bác sĩ để khám và điều trị. Phòng ngừa sốt siêu vi rất khó, chủ yếu là bảo đảm dinh dưỡng tốt, nơi ở sạch sẽ, thoáng đãng...
Cảm do nhiều virus gây ra và vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Đây là bệnh lây truyền theo không khí, qua bàn tay, mũi và họng. Biểu hiện bệnh là đôi khi sốt, đau mỏi cơ thể, đau đầu, đau họng nhẹ không liên tục, ho và còn có thể buồn nôn, chóng mặt. Khi bị cảm thì rất dễ có khả năng chuyển sang viêm phế quản, sưng phổi.
Cúm thì do virus cúm (A, B) gây ra, thường là vào cuối mùa thu và giữa mùa đông. Virus cúm cũng vào cơ thể qua không khí, bàn tay, mũi và họng. Cúm luôn gây sốt cao và triệu chứng tiêu biểu nhất là đau mỏi cơ thể, đau đầu, đau họng kéo dài và sau đó thường xuất hiện ho. Mắc cúm lâu cũng rất dễ chuyển sang viêm phế quản.
Sốt xuất huyết thường gây ra dịch lớn và rất dễ gây tử vong, nhất là với trẻ nhỏ. Nếu sốt xuất huyết ở thể nhẹ thì biểu hiện thường là sốt cao đột ngột 39-400C và khó hạ sốt, đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu; có thể có nổi mẩn, phát ban. Nếu mắc bệnh ở thể nặng thì gồm các dấu hiệu như trên nhưng kèm theo một số dấu hiệu khác như: nổi các chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, ói ra máu, đại tiện phân đen, đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng. Ở thể nặng, nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời rất dễ tử vong, nhất là với trẻ em. Vì thế, khi nghi ngờ sốt xuất huyết, cần đến ngay cơ sở y tế để khám.
Nói chung, sốt siêu vi hay cảm, cúm, sốt xuất huyết đều là những bệnh rất dễ xảy ra trong lúc chuyển mùa, mưa nắng bất thường, nhất là ở những nơi vệ sinh môi trường kém. Trong nhiều trường hợp, chúng ta thấy những bệnh này diễn biến từ từ nên chủ quan, chậm đi khám khiến việc điều trị khó khăn.
(Người Lao động)