Nhiều người quan niệm viêm gan virus C ít nguy hiểm hơn viêm gan virus B nên chủ quan trong phòng ngừa và điều trị, dẫn đến chuyển qua xơ gan, ung thư gan, thậm chí tử vong
Bệnh viêm gan virus C (VRC) được phát hiện năm 1989, hiện là một vấn đề y tế toàn cầu và là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh về gan. Ở nước ta, số người mắc bệnh viêm gan VRC chiếm từ 1%-5% dân số và ngày càng tăng do chưa có thuốc chủng ngừa. Đây là một bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện kịp thời thì vẫn điều trị khỏi.
Tuy nhiên, nhiều người quan niệm viêm gan VRC ít nguy hiểm hơn viêm gan virus B nên chủ quan trong phòng ngừa và điều trị dẫn đến một số trường hợp chuyển qua xơ gan, ung thư gan và thậm chí tử vong.
Chi phí điều trị cao
Theo ước tính, có khoảng 3% dân số toàn cầu bị nhiễm virus viêm gan C. Tỉ lệ nhiễm tùy theo quốc gia nhưng trung bình từ 0,1% - 5% dân số, tỉ lệ nhiễm trung bình ở nước ta là khoảng 2%. Virus viêm gan C là nguyên nhân của 20% trường hợp viêm gan cấp, 70% của viêm gan mạn tính, 40% của xơ gan giai đoạn cuối, 60% của ung thư tế bào gan và 30% trường hợp phải ghép gan.
Giống như bệnh viêm gan virus B và nhiễm HIV, viêm gan VRC cũng có ba con đường lây chính là qua đường máu và phẩm vật của máu, quan hệ tình dục không an toàn, mẹ truyền cho con. Trong đó, tiêm chích ma túy là con đường chính lây nhiễm. Tần suất đồng nhiễm virus viêm gan C trên bệnh nhân HIV/AIDS ước tính khoảng 35% và có thể tăng đến 90% ở người nghiện chích ma túy.
Người nhiễm phải virus viêm gan C bị giảm chất lượng cuộc sống, khả năng lao động kém và rất cần được chăm sóc về y tế. Chi phí chăm sóc bệnh nhân viêm gan VRC mãn tính rất cao. Tổng chi phí hiện nay để điều trị một trường hợp viêm gan VRC bằng peg-interferon và ribavirin trong 48 tuần mất khoảng 150 triệu đồng.
Biến chứng khó lường
Sau khi virus viêm gan C xâm nhập cơ thể khoảng 15 - 50 ngày, chỉ có khoảng 20% người nhiễm có biểu hiện nhiễm trùng cấp. Triệu chứng điển hình là vàng da - niêm, men gan gia tăng (chỉ phát hiện ở 25% bệnh nhân), nghĩa là bệnh đang hoạt động.
Nhiễm virus viêm gan C cấp có thể tự khỏi trong 10% - 25% trường hợp, như vậy là có khoảng 75% bệnh nhân trở thành người nhiễm mãn tính với sự hiện diện của virus viêm gan C trong máu.
Nhiễm virus viêm gan C mãn tính diễn biến rất chậm chạp, thường không có triệu chứng rõ rệt, nhất là trong 10 năm đầu sau nhiễm. Khoảng dưới 20% bệnh nhân có một số triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, ăn uống kém… Một khi bệnh tiếp diễn, viêm nhiễm và hoại tử tế bào gan âm thầm dần dần sẽ đưa đến xơ hóa. Xơ hóa trầm trọng sẽ dẫn đến xơ gan. Bệnh lý này có thể gặp trong khoảng 20% - 47% bệnh nhân. Tình trạng xơ gan ngày càng nặng dẫn đến vàng da - niêm, vỡ tĩnh mạch thực quản, báng bụng, hôn mê, cuối cùng là tử vong.
Diễn biến của nhiễm virus viêm gan C rất chậm nhưng sẽ gia tăng nếu bệnh nhân có thêm một số yếu tố thuận lợi như phái nam, tuổi trên 40, đồng nhiễm với viêm gan virus B hoặc HIV, uống nhiều rượu. Diễn tiến xơ hóa ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch nhanh hơn so với người có miễn dịch bình thường. Gần đây, gan hóa mỡ, béo phì, tiểu đường kháng insulin cũng góp phần làm cho tiến trình xơ hóa nhanh và nhiều hơn.
Tỉ lệ tái phát cao
Hiện còn khoảng 50% bệnh nhân viêm gan VRC mãn tính không đáp ứng với điều trị hoặc tái phát sau điều trị; y học cũng chưa tạo được thuốc chủng ngừa hiệu quả và an toàn để phòng ngừa. Thuốc điều trị mới hiệu quả hơn, an toàn và rẻ hơn thì hiện còn đang được nghiên cứu.
Dự đoán trong 5 - 10 năm tới, tỉ lệ điều trị khỏi bệnh có thể tăng từ 40% lên 60 % hoặc 80%, tỉ lệ tái phát từ 20% - 30% có thể giảm xuống 5% - 10% hoặc thấp hơn, tỉ lệ bỏ điều trị có thể cũng giảm nhiều (từ 20% xuống còn khoảng 10%), tỉ lệ không đáp ứng có thể giảm nhiều hơn (từ 20% xuống còn khoảng 5%).
Tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc
Bệnh viêm gan VRC mãn tính không còn là bệnh nan y mà có thể điều trị được và khỏi hoàn toàn. Việc điều trị đã có nhiều tiến bộ trong vòng 20 năm qua, ấn tượng nhất là hiệu quả của phác đồ phối hợp peg-interferon alfa 2a hoặc peg-interferon alfa 2b và ribavirin. Phác đồ này được xem là điều trị chuẩn nhưng còn nhiều tác dụng phụ, dung nạp kém, giá thành cao nên bệnh nhân tham gia điều trị cần tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa.
Bác sĩ NGUYỄN HỮU CHÍ (ĐH Y Dược TPHCM)
Nguồn nld.com.vn
Bệnh viêm gan virus C (VRC) được phát hiện năm 1989, hiện là một vấn đề y tế toàn cầu và là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh về gan. Ở nước ta, số người mắc bệnh viêm gan VRC chiếm từ 1%-5% dân số và ngày càng tăng do chưa có thuốc chủng ngừa. Đây là một bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện kịp thời thì vẫn điều trị khỏi.
Tuy nhiên, nhiều người quan niệm viêm gan VRC ít nguy hiểm hơn viêm gan virus B nên chủ quan trong phòng ngừa và điều trị dẫn đến một số trường hợp chuyển qua xơ gan, ung thư gan và thậm chí tử vong.
Chi phí điều trị cao
Theo ước tính, có khoảng 3% dân số toàn cầu bị nhiễm virus viêm gan C. Tỉ lệ nhiễm tùy theo quốc gia nhưng trung bình từ 0,1% - 5% dân số, tỉ lệ nhiễm trung bình ở nước ta là khoảng 2%. Virus viêm gan C là nguyên nhân của 20% trường hợp viêm gan cấp, 70% của viêm gan mạn tính, 40% của xơ gan giai đoạn cuối, 60% của ung thư tế bào gan và 30% trường hợp phải ghép gan.
Giống như bệnh viêm gan virus B và nhiễm HIV, viêm gan VRC cũng có ba con đường lây chính là qua đường máu và phẩm vật của máu, quan hệ tình dục không an toàn, mẹ truyền cho con. Trong đó, tiêm chích ma túy là con đường chính lây nhiễm. Tần suất đồng nhiễm virus viêm gan C trên bệnh nhân HIV/AIDS ước tính khoảng 35% và có thể tăng đến 90% ở người nghiện chích ma túy.
Người nhiễm phải virus viêm gan C bị giảm chất lượng cuộc sống, khả năng lao động kém và rất cần được chăm sóc về y tế. Chi phí chăm sóc bệnh nhân viêm gan VRC mãn tính rất cao. Tổng chi phí hiện nay để điều trị một trường hợp viêm gan VRC bằng peg-interferon và ribavirin trong 48 tuần mất khoảng 150 triệu đồng.
Biến chứng khó lường
Sau khi virus viêm gan C xâm nhập cơ thể khoảng 15 - 50 ngày, chỉ có khoảng 20% người nhiễm có biểu hiện nhiễm trùng cấp. Triệu chứng điển hình là vàng da - niêm, men gan gia tăng (chỉ phát hiện ở 25% bệnh nhân), nghĩa là bệnh đang hoạt động.
Nhiễm virus viêm gan C cấp có thể tự khỏi trong 10% - 25% trường hợp, như vậy là có khoảng 75% bệnh nhân trở thành người nhiễm mãn tính với sự hiện diện của virus viêm gan C trong máu.
Nhiễm virus viêm gan C mãn tính diễn biến rất chậm chạp, thường không có triệu chứng rõ rệt, nhất là trong 10 năm đầu sau nhiễm. Khoảng dưới 20% bệnh nhân có một số triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, ăn uống kém… Một khi bệnh tiếp diễn, viêm nhiễm và hoại tử tế bào gan âm thầm dần dần sẽ đưa đến xơ hóa. Xơ hóa trầm trọng sẽ dẫn đến xơ gan. Bệnh lý này có thể gặp trong khoảng 20% - 47% bệnh nhân. Tình trạng xơ gan ngày càng nặng dẫn đến vàng da - niêm, vỡ tĩnh mạch thực quản, báng bụng, hôn mê, cuối cùng là tử vong.
Diễn biến của nhiễm virus viêm gan C rất chậm nhưng sẽ gia tăng nếu bệnh nhân có thêm một số yếu tố thuận lợi như phái nam, tuổi trên 40, đồng nhiễm với viêm gan virus B hoặc HIV, uống nhiều rượu. Diễn tiến xơ hóa ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch nhanh hơn so với người có miễn dịch bình thường. Gần đây, gan hóa mỡ, béo phì, tiểu đường kháng insulin cũng góp phần làm cho tiến trình xơ hóa nhanh và nhiều hơn.
Tỉ lệ tái phát cao
Hiện còn khoảng 50% bệnh nhân viêm gan VRC mãn tính không đáp ứng với điều trị hoặc tái phát sau điều trị; y học cũng chưa tạo được thuốc chủng ngừa hiệu quả và an toàn để phòng ngừa. Thuốc điều trị mới hiệu quả hơn, an toàn và rẻ hơn thì hiện còn đang được nghiên cứu.
Dự đoán trong 5 - 10 năm tới, tỉ lệ điều trị khỏi bệnh có thể tăng từ 40% lên 60 % hoặc 80%, tỉ lệ tái phát từ 20% - 30% có thể giảm xuống 5% - 10% hoặc thấp hơn, tỉ lệ bỏ điều trị có thể cũng giảm nhiều (từ 20% xuống còn khoảng 10%), tỉ lệ không đáp ứng có thể giảm nhiều hơn (từ 20% xuống còn khoảng 5%).
Tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc
Bệnh viêm gan VRC mãn tính không còn là bệnh nan y mà có thể điều trị được và khỏi hoàn toàn. Việc điều trị đã có nhiều tiến bộ trong vòng 20 năm qua, ấn tượng nhất là hiệu quả của phác đồ phối hợp peg-interferon alfa 2a hoặc peg-interferon alfa 2b và ribavirin. Phác đồ này được xem là điều trị chuẩn nhưng còn nhiều tác dụng phụ, dung nạp kém, giá thành cao nên bệnh nhân tham gia điều trị cần tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa.
Bác sĩ NGUYỄN HỮU CHÍ (ĐH Y Dược TPHCM)
Nguồn nld.com.vn