Phần lớn người cao tuổi rất hay than phiền về tình trạng táo bón gây khó khăn trong sinh hoạt, dẫn đến chán ăn, sút cân, ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ. Đây là bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở người cao tuổi do nhiều nguyên nhân như: suy giảm chức năng sinh lý, thói quen ăn uống không đủ chất xơ, uống không đủ nước, ít hoạt động… và các bệnh lý ở đường tiêu hoá, thần kinh,...
Vì sao người cao tuổi hay bị táo bón?
Do suy giảm chức năng sinh lý: càng nhiều tuổi thì chức năng sinh lý càng giảm, các bắp thịt, vùng xương chậu của người cao tuổi cũng ngày một yếu đi khiến sự di chuyển của phân trong đại tràng khó khăn; các dịch bài tiết của đường ruột cũng giảm đáng kể như: sự co bóp của cơ trơn đường tiêu hóa ngày càng yếu dần hoặc có hiện tượng nứt nẻ hậu môn...
Do chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Phần lớn người cao tuổi các dịch bài tiết giảm nên ăn uống không cảm thấy ngon miệng dẫn đến chán ăn, ăn ít, hoặc do phải kiêng khem quá mức trong các trường hợp dùng thuốc điều trị bệnh nên các chất cặn bã ít, phân ít không tạo được phản xạ co bóp của đại tràng. Ngoài ra chế độ ăn nhiều loại thức ăn có nhiều chất béo như: bơ, sữa, đường tinh chế và thức ăn ít chất xơ, ăn nhiều chất cay, nóng (ớt, hành, hồ tiêu), uống nhiều rượu, bia, uống ít nước cũng là nguyên nhân chính gây táo bón ở người già.
Thường xuyên vận động nhẹ nhàng sẽ giúp phòng tránh táo bón ở người cao tuổi.
Ít vận động: Người cao tuổi thường ít vận động hơn người trẻ do tình trạng sức khoẻ giảm sút do mắc các bệnh tuổi già như đau khớp gối, đau lưng, chân yếu,... chỉ muốn nằm, ngồi một chỗ, ít đi lại, hoạt động. Khi cơ thể ít vận động rất dễ xảy ra táo bón.
Một số bệnh lý khác: Một số bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi như viêm đại tràng mạn tính, trĩ, ung thư đại tràng, tai biến mạch máu não, trầm cảm, sa sút trí tuệ,... cũng gây triệu chứng táo bón ở người cao tuổi.
Không nên để táo bón kéo dài
Táo bón thường xuyên sẽ khiến người cao tuổi luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, sút cân, ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ. Ngoài ra nếu tình trạng táo bón kéo dài không được điều trị sẽ là nguyên nhân gây bệnh trĩ, càng gây khó khăn trong sinh hoạt cho người bệnh. Do đó nếu có biểu hiện táo bón kéo dài, người cao tuổi nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ khám xác định nguyên nhân, chỉ định dùng thuốc và tư vấn chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp. Chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa táo bón. Để phòng ngừa táo bón, người cao tuổi phải tăng cường uống nước (1,5 lít nước/ngày), ăn nhiều rau, trái cây, thực phẩm chứa nhiều chất xơ; đồng thời cũng là những thực phẩm rất tốt cho người cao tuổi bị mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, béo phì, rối loạn lipid,... hằng ngày nên đi bộ tập thể dục nhẹ nhàng và tạo thói quen đi đại tiện mỗi sáng thức dậy.
Bác sĩ Vũ Minh
(suckhoe-doisong)
Vì sao người cao tuổi hay bị táo bón?
Do suy giảm chức năng sinh lý: càng nhiều tuổi thì chức năng sinh lý càng giảm, các bắp thịt, vùng xương chậu của người cao tuổi cũng ngày một yếu đi khiến sự di chuyển của phân trong đại tràng khó khăn; các dịch bài tiết của đường ruột cũng giảm đáng kể như: sự co bóp của cơ trơn đường tiêu hóa ngày càng yếu dần hoặc có hiện tượng nứt nẻ hậu môn...
Do chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Phần lớn người cao tuổi các dịch bài tiết giảm nên ăn uống không cảm thấy ngon miệng dẫn đến chán ăn, ăn ít, hoặc do phải kiêng khem quá mức trong các trường hợp dùng thuốc điều trị bệnh nên các chất cặn bã ít, phân ít không tạo được phản xạ co bóp của đại tràng. Ngoài ra chế độ ăn nhiều loại thức ăn có nhiều chất béo như: bơ, sữa, đường tinh chế và thức ăn ít chất xơ, ăn nhiều chất cay, nóng (ớt, hành, hồ tiêu), uống nhiều rượu, bia, uống ít nước cũng là nguyên nhân chính gây táo bón ở người già.
Thường xuyên vận động nhẹ nhàng sẽ giúp phòng tránh táo bón ở người cao tuổi.
Ít vận động: Người cao tuổi thường ít vận động hơn người trẻ do tình trạng sức khoẻ giảm sút do mắc các bệnh tuổi già như đau khớp gối, đau lưng, chân yếu,... chỉ muốn nằm, ngồi một chỗ, ít đi lại, hoạt động. Khi cơ thể ít vận động rất dễ xảy ra táo bón.
Một số bệnh lý khác: Một số bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi như viêm đại tràng mạn tính, trĩ, ung thư đại tràng, tai biến mạch máu não, trầm cảm, sa sút trí tuệ,... cũng gây triệu chứng táo bón ở người cao tuổi.
Không nên để táo bón kéo dài
Táo bón thường xuyên sẽ khiến người cao tuổi luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, sút cân, ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ. Ngoài ra nếu tình trạng táo bón kéo dài không được điều trị sẽ là nguyên nhân gây bệnh trĩ, càng gây khó khăn trong sinh hoạt cho người bệnh. Do đó nếu có biểu hiện táo bón kéo dài, người cao tuổi nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ khám xác định nguyên nhân, chỉ định dùng thuốc và tư vấn chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp. Chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa táo bón. Để phòng ngừa táo bón, người cao tuổi phải tăng cường uống nước (1,5 lít nước/ngày), ăn nhiều rau, trái cây, thực phẩm chứa nhiều chất xơ; đồng thời cũng là những thực phẩm rất tốt cho người cao tuổi bị mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, béo phì, rối loạn lipid,... hằng ngày nên đi bộ tập thể dục nhẹ nhàng và tạo thói quen đi đại tiện mỗi sáng thức dậy.
Bác sĩ Vũ Minh
(suckhoe-doisong)