Có rất nhiều nguyên nhân gây nên đau bụng cho phụ nữ mang thai như: dấu hiệu của sảy thai, chửa ngoài dạ con, đẻ non, đau ruột thừa... Vì vậy, khi thai phụ thấy đau bụng dữ dội thì tuyệt đối không được coi thường mà phải kịp thời đến viện khám và điều trị để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
1. Dấu hiệu sảy thai hoặc phản ứng mang thai
Trong giai đoạn đầu mang thai, bà bầu cảm thấy bụng dưới hơi đau hoặc lưng nhức mỏi, đồng thời âm đạo chảy ra một ít máu. Máu có thể có màu đỏ tươi, màu hồng hoặc màu nẫu sẫm. Nhưng nếu sau một thời gian ngắn vẫn xuất hiện phản ứng mang thai sớm, phôi thai bình thường, máu không ra nữa, bụng không còn đau thì không phải là dấu hiệu của sảy thai.
2. Hiện tượng sảy thai
Âm đạo chảy máu nhiều, hoặc có máu cục do tử cung co thắt làm cho bụng dưới đau từng cơn và đau kèm theo co giật, bụng dưới trĩu nặng, cổ tử cung có thể mở to và như vậy thì hiện tượng sảy thai khó tránh khỏi.
3. Chửa ngoài dạ con
Phụ nữ mang thai đã từng mắc bệnh viêm hố chậu, hoặc mang thai sau khi điều trị hiếm muộn. Ngừng kinh 6 – 12 tuần, bỗng dưng cảm thấy một bên của bụng dưới đau như bị xé hoặc đau từng cơn, cơn đau kéo dài hoặc lên cơn nhiều lần, thường có cảm giác buồn nôn, nôn mửa, âm đạo chảy máu bất thường.
4. Chửa trứng ác tính
Sau khi mang thai được 2 – 4 tháng, tử cung to khác thường, mức độ to không phù hợp với tháng hết kinh, tử cung mềm và đoạn dưới phồng lên. Người được chẩn đoán là chửa trứng và đã chuyển sang giai đoạn ác tích nhưng vẫn chưa nạo, có thể bỗng dưng thấy đau bụng dữ dội có tính cấp tính.
5. Mang thai kéo theo u phụ khoa
Có phụ nữ mang thai có lịch sử bệnh u khối trong khoang bụng, hoặc chưa kiểm tra nhưng thấy lên cơn đau một bên bụng dưới nhiều lần, cơn đau có thể tự giảm dần, trong kỳ mang thai bỗng dưng thấy đau dữ dội tại cùng một bên của bụng dưới, đau quặn dai dẳng, đồng thời có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn mửa, đây có thể là mang thai kéo theo chứng đảo ngược cuống u nang buồng trứng hoặc đảo ngược u cơ dưới tử cung.
6. Đẻ non
Xuất hiện giữa tuần mang thai thứ 28 – 37. Khi đẻ non sẽ xảy ra hiện tượng tử cung co thắt từng cơn, kèm theo chứng đau bụng hoặc đau lưng từng cơn.
7. Mang thai kéo theo nhau thai rụng sớm
Đôi khi phụ nữ mang thai không để ý nên khiến bụng bị chèn, hoặc làm tổn thương bên ngoài bụng và bỗng dưng thai phụ cảm thấy bụng đau ghê gớm, rồi buồn nôn, nôn mửa, âm đạo chảy máu, tử cung cứng và ấn thấy đau.
8. Mang thai kéo theo viêm ruột thừa cấp tính
Hiện tượng này chiếm ít khoảng 0.1 – 0.2%, nhưng cũng cần chú ý bởi vì nếu không cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai nhi.
9. Mang thai kéo theo bệnh ký sinh trùng đường ruột
Thường gặp là bệnh giun đũa, biểu hiện chủ yếu là xung quanh rốn thường đau ê ẩm, nếu chui vào ống mật hoặc ruột thừa sẽ làm cho bụng đau dữ dội.
Nguồn: Mang thai.vn
1. Dấu hiệu sảy thai hoặc phản ứng mang thai
Trong giai đoạn đầu mang thai, bà bầu cảm thấy bụng dưới hơi đau hoặc lưng nhức mỏi, đồng thời âm đạo chảy ra một ít máu. Máu có thể có màu đỏ tươi, màu hồng hoặc màu nẫu sẫm. Nhưng nếu sau một thời gian ngắn vẫn xuất hiện phản ứng mang thai sớm, phôi thai bình thường, máu không ra nữa, bụng không còn đau thì không phải là dấu hiệu của sảy thai.
2. Hiện tượng sảy thai
Âm đạo chảy máu nhiều, hoặc có máu cục do tử cung co thắt làm cho bụng dưới đau từng cơn và đau kèm theo co giật, bụng dưới trĩu nặng, cổ tử cung có thể mở to và như vậy thì hiện tượng sảy thai khó tránh khỏi.
Phụ nữ mang thai đã từng mắc bệnh viêm hố chậu, hoặc mang thai sau khi điều trị hiếm muộn. Ngừng kinh 6 – 12 tuần, bỗng dưng cảm thấy một bên của bụng dưới đau như bị xé hoặc đau từng cơn, cơn đau kéo dài hoặc lên cơn nhiều lần, thường có cảm giác buồn nôn, nôn mửa, âm đạo chảy máu bất thường.
4. Chửa trứng ác tính
Sau khi mang thai được 2 – 4 tháng, tử cung to khác thường, mức độ to không phù hợp với tháng hết kinh, tử cung mềm và đoạn dưới phồng lên. Người được chẩn đoán là chửa trứng và đã chuyển sang giai đoạn ác tích nhưng vẫn chưa nạo, có thể bỗng dưng thấy đau bụng dữ dội có tính cấp tính.
5. Mang thai kéo theo u phụ khoa
Có phụ nữ mang thai có lịch sử bệnh u khối trong khoang bụng, hoặc chưa kiểm tra nhưng thấy lên cơn đau một bên bụng dưới nhiều lần, cơn đau có thể tự giảm dần, trong kỳ mang thai bỗng dưng thấy đau dữ dội tại cùng một bên của bụng dưới, đau quặn dai dẳng, đồng thời có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn mửa, đây có thể là mang thai kéo theo chứng đảo ngược cuống u nang buồng trứng hoặc đảo ngược u cơ dưới tử cung.
6. Đẻ non
Xuất hiện giữa tuần mang thai thứ 28 – 37. Khi đẻ non sẽ xảy ra hiện tượng tử cung co thắt từng cơn, kèm theo chứng đau bụng hoặc đau lưng từng cơn.
7. Mang thai kéo theo nhau thai rụng sớm
Đôi khi phụ nữ mang thai không để ý nên khiến bụng bị chèn, hoặc làm tổn thương bên ngoài bụng và bỗng dưng thai phụ cảm thấy bụng đau ghê gớm, rồi buồn nôn, nôn mửa, âm đạo chảy máu, tử cung cứng và ấn thấy đau.
8. Mang thai kéo theo viêm ruột thừa cấp tính
Hiện tượng này chiếm ít khoảng 0.1 – 0.2%, nhưng cũng cần chú ý bởi vì nếu không cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai nhi.
9. Mang thai kéo theo bệnh ký sinh trùng đường ruột
Thường gặp là bệnh giun đũa, biểu hiện chủ yếu là xung quanh rốn thường đau ê ẩm, nếu chui vào ống mật hoặc ruột thừa sẽ làm cho bụng đau dữ dội.
Nguồn: Mang thai.vn