Nhiều người rất bất ngờ khi biết rằng sở hữu thân hình thanh mảnh vẫn có thể bị rối loạn mỡ máu, yếu tố thúc đẩy sự tiến triển các bệnh lý tim mạch nguy hiểm.
Rối loạn mỡ máu là tình trạng rối loạn nồng độ chất béo (như cholesterol, triglyceride) lưu hành trong máu. Tình trạng này kéo dài sẽ trở thành yếu tố thúc đẩy sự tiến triển các bệnh lý tim mạch như xỡ vữa động mạch, hình thành mảng bám, tạo cục máu đông. Điều này sẽ gây các biến chứng nguy hiểm như đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim, nhồi, thiếu máu não, đột quỵ.
Hầu hết nguy cơ có thể chủ động ngăn ngừa
Rối loạn mỡ máu thường diễn tiến âm thầm và được phát hiện thông qua các biến chứng nguy hiểm như vừa nêu hoặc thông qua khám sức khỏe định kỳ. Có nhiều yếu tố nguy cơ của rối loạn mỡ máu đã được xác định. Và phần lớn có thể thay đổi để giúp phòng ngừa hoặc kiểm soát được bệnh như các yếu tố liên quan đến lối sống (hút thuốc lá, ít vận động); chế độ ăn (ăn nhiều chất bột, đường, chất béo có nguồn gốc động vật, uống rượu bia,…). Và một số bệnh lý (thừa cân và béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường).
Đồ ăn nhanh - Một trong những nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu
Các yếu tố nguy cơ có khuynh hướng xuất hiện cùng nhau và tác động cộng hưởng. Kết quả của rất nhiều nghiên cứu cho thấy việc thay đổi số lượng, thành phần các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn đều có ảnh hưởng đến tình trạng mỡ trong máu. Do vậy, một chế độ ăn hợp lý vẫn luôn là nền tảng trong việc phòng và điều trị.
Cân đối lại dinh dưỡng
Một chế độ ăn hợp lý và cân đối có tác động phòng tránh béo phì, rối loạn mỡ trong máu, tăng huyết áp, giảm các yếu tố bất lợi cho tim. Đề phòng và ngừa rối loạn mỡ máu, bạn nên lưu ý các điểm sau:
- Tổng năng lượng
Nên ăn vừa đủ với nhu cầu cơ thể. Mức năng lượng trung bình cần ăn vào của một người khoảng 25-35 kcal/kg/ngày. Tùy theo mức độ vận động và tình trạng bệnh mà con số này có thể thay đổi.
- Chất béo: Chú ý cả số lượng lẫn loại chất béo
Theo khuyến nghị dinh dưỡng cho người Việt Nam của Bộ Y tế năm 2007, lượng chất béo trong khẩu phần ăn nên chiếm khoảng 18-25%. Trong đó, lượng a-xít béo no chỉ nên chiếm dưới 10% trong khẩu phần ăn của người bình thường, dưới 7% với người có nguy cơ bệnh tim mạch. Lượng a-xít béo thể trans chỉ nên giữ ở mức dưới 1%. A-xít béo no (có nhiều trong thịt mỡ, bơ động vật, nước luộc thịt) hay a-xít béo thể trans (có nhiều trong thức ăn nhanh, đồ ăn dạng chiên, xào ở nhiệt độ cao) gây tăng lượng cholesterol toàn phần, cholesterol xấu, triglyceride và giảm cholesterol có lợi dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cholesterol có nhiều trong nội tạng động vật, thịt đỏ.
Trong khi đó, a-xít chất béo không no (như omega-3, omega-6) lại giúp phòng ngừa rối loạn mỡ máu và bảo vệ quả tim. Chế độ ăn nhiều a-xít béo không no sẽ giúp giảm cholesterol toàn phần và cholesterol xấu. Omega-3 có nhiều trong cá và hải sản. Do vậy, mỗi tuần nên ăn cá 3-5 lần, hải sản thay cho thịt gia cầm. Nên sử dụng dầu ăn thay cho mỡ.
- Chất đường, tinh bột
Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Tuy nhiên, ăn quá nhiều tinh bột cũng có thể gây rối loạn mỡ trong máu (tăng triglyceride). Trong cơ cấu khẩu phần ăn, tinh bột nên đóng góp khoảng 55-65% nhu cầu năng lượng.
- Chất xơ
Ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh vai trò của chất xơ trong phòng ngừa bệnh tim mạch. Do đó, nhu cầu khuyến nghị về chất xơ cho mọi người trong khẩu phần ăn hằng ngày là 20-25g. Nghĩa là bạn cần ăn khoảng 200-300g rau, củ, quả/ngày.
- Chất đạm
Ngoài việc là chất nền để tái tạo các mô, tế bào, kích thích tố, chất đạm còn là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, lượng đạm trong khẩu phần ăn nên chiếm 12-18% tổng năng lượng, bao gồm cả đạm động vật và đạm thực vật. Đạm thực vật, đặc biệt từ nguồn họ đậu (đậu nành) có hiệu quả làm giảm nguy cơ của bệnh tim mạch. Theo khuyến cáo của hiệp hội thuốc và thực phẩm (FDA) Mỹ, để giảm nguy cơ bệnh tim mạch, nên ăn 25g chất đạm đậu nành/ngày.
- Thay đổi thói quen không có lợi
Việc giảm hoặc bỏ uống rượu bia, bỏ thuốc, tập thể dục thường xuyên góp phần đáng kể trong phòng ngừa, kiểm soát tốt hơn tình trạng rối loạn mỡ máu; qua đó giúp giảm các nguy cơ của bệnh tim mạch.
Gầy vẫn rối loạn mỡ máu
Cholesterol trong cơ thể, được hình thành từ 2 nguồn: 1/3 đến từ thực phẩm chứa cholesterol, các chất béo không có lợi từ bên ngoài và 2/3 còn lại là do gan tổng hợp. Do vậy, một số người có chế độ ăn hợp lý hoặc người ăn chay trường có BMI ở mức cân đối hoặc thậm chí là gầy nhưng vẫn có tình trạng rối loạn mỡ máu. Đó là do có sự rối loạn trong việc tổng hợp Cholesterol tại gan của họ. Trong
những trường hợp này, ngoài việc duy trì chế độ ăn và lối sống lành mạnh, bệnh nhân nên đến gặp các bác sĩ để được tư vấn cũng như điều trị với các thuốc điều chỉnh lại quá trình tổng hợp cholesterol trong cơ thể một cách thích hợp.
AloBacsi.
Rối loạn mỡ máu là tình trạng rối loạn nồng độ chất béo (như cholesterol, triglyceride) lưu hành trong máu. Tình trạng này kéo dài sẽ trở thành yếu tố thúc đẩy sự tiến triển các bệnh lý tim mạch như xỡ vữa động mạch, hình thành mảng bám, tạo cục máu đông. Điều này sẽ gây các biến chứng nguy hiểm như đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim, nhồi, thiếu máu não, đột quỵ.
Hầu hết nguy cơ có thể chủ động ngăn ngừa
Rối loạn mỡ máu thường diễn tiến âm thầm và được phát hiện thông qua các biến chứng nguy hiểm như vừa nêu hoặc thông qua khám sức khỏe định kỳ. Có nhiều yếu tố nguy cơ của rối loạn mỡ máu đã được xác định. Và phần lớn có thể thay đổi để giúp phòng ngừa hoặc kiểm soát được bệnh như các yếu tố liên quan đến lối sống (hút thuốc lá, ít vận động); chế độ ăn (ăn nhiều chất bột, đường, chất béo có nguồn gốc động vật, uống rượu bia,…). Và một số bệnh lý (thừa cân và béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường).
Đồ ăn nhanh - Một trong những nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu
Các yếu tố nguy cơ có khuynh hướng xuất hiện cùng nhau và tác động cộng hưởng. Kết quả của rất nhiều nghiên cứu cho thấy việc thay đổi số lượng, thành phần các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn đều có ảnh hưởng đến tình trạng mỡ trong máu. Do vậy, một chế độ ăn hợp lý vẫn luôn là nền tảng trong việc phòng và điều trị.
Cân đối lại dinh dưỡng
Một chế độ ăn hợp lý và cân đối có tác động phòng tránh béo phì, rối loạn mỡ trong máu, tăng huyết áp, giảm các yếu tố bất lợi cho tim. Đề phòng và ngừa rối loạn mỡ máu, bạn nên lưu ý các điểm sau:
- Tổng năng lượng
Nên ăn vừa đủ với nhu cầu cơ thể. Mức năng lượng trung bình cần ăn vào của một người khoảng 25-35 kcal/kg/ngày. Tùy theo mức độ vận động và tình trạng bệnh mà con số này có thể thay đổi.
- Chất béo: Chú ý cả số lượng lẫn loại chất béo
Theo khuyến nghị dinh dưỡng cho người Việt Nam của Bộ Y tế năm 2007, lượng chất béo trong khẩu phần ăn nên chiếm khoảng 18-25%. Trong đó, lượng a-xít béo no chỉ nên chiếm dưới 10% trong khẩu phần ăn của người bình thường, dưới 7% với người có nguy cơ bệnh tim mạch. Lượng a-xít béo thể trans chỉ nên giữ ở mức dưới 1%. A-xít béo no (có nhiều trong thịt mỡ, bơ động vật, nước luộc thịt) hay a-xít béo thể trans (có nhiều trong thức ăn nhanh, đồ ăn dạng chiên, xào ở nhiệt độ cao) gây tăng lượng cholesterol toàn phần, cholesterol xấu, triglyceride và giảm cholesterol có lợi dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cholesterol có nhiều trong nội tạng động vật, thịt đỏ.
Trong khi đó, a-xít chất béo không no (như omega-3, omega-6) lại giúp phòng ngừa rối loạn mỡ máu và bảo vệ quả tim. Chế độ ăn nhiều a-xít béo không no sẽ giúp giảm cholesterol toàn phần và cholesterol xấu. Omega-3 có nhiều trong cá và hải sản. Do vậy, mỗi tuần nên ăn cá 3-5 lần, hải sản thay cho thịt gia cầm. Nên sử dụng dầu ăn thay cho mỡ.
- Chất đường, tinh bột
Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Tuy nhiên, ăn quá nhiều tinh bột cũng có thể gây rối loạn mỡ trong máu (tăng triglyceride). Trong cơ cấu khẩu phần ăn, tinh bột nên đóng góp khoảng 55-65% nhu cầu năng lượng.
- Chất xơ
Ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh vai trò của chất xơ trong phòng ngừa bệnh tim mạch. Do đó, nhu cầu khuyến nghị về chất xơ cho mọi người trong khẩu phần ăn hằng ngày là 20-25g. Nghĩa là bạn cần ăn khoảng 200-300g rau, củ, quả/ngày.
- Chất đạm
Ngoài việc là chất nền để tái tạo các mô, tế bào, kích thích tố, chất đạm còn là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, lượng đạm trong khẩu phần ăn nên chiếm 12-18% tổng năng lượng, bao gồm cả đạm động vật và đạm thực vật. Đạm thực vật, đặc biệt từ nguồn họ đậu (đậu nành) có hiệu quả làm giảm nguy cơ của bệnh tim mạch. Theo khuyến cáo của hiệp hội thuốc và thực phẩm (FDA) Mỹ, để giảm nguy cơ bệnh tim mạch, nên ăn 25g chất đạm đậu nành/ngày.
- Thay đổi thói quen không có lợi
Việc giảm hoặc bỏ uống rượu bia, bỏ thuốc, tập thể dục thường xuyên góp phần đáng kể trong phòng ngừa, kiểm soát tốt hơn tình trạng rối loạn mỡ máu; qua đó giúp giảm các nguy cơ của bệnh tim mạch.
Gầy vẫn rối loạn mỡ máu
Cholesterol trong cơ thể, được hình thành từ 2 nguồn: 1/3 đến từ thực phẩm chứa cholesterol, các chất béo không có lợi từ bên ngoài và 2/3 còn lại là do gan tổng hợp. Do vậy, một số người có chế độ ăn hợp lý hoặc người ăn chay trường có BMI ở mức cân đối hoặc thậm chí là gầy nhưng vẫn có tình trạng rối loạn mỡ máu. Đó là do có sự rối loạn trong việc tổng hợp Cholesterol tại gan của họ. Trong
những trường hợp này, ngoài việc duy trì chế độ ăn và lối sống lành mạnh, bệnh nhân nên đến gặp các bác sĩ để được tư vấn cũng như điều trị với các thuốc điều chỉnh lại quá trình tổng hợp cholesterol trong cơ thể một cách thích hợp.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- Đổ mồ hôi quá mức
- 0
- 1,520