Mất xương là hậu quả khó tránh ở người nghiện rượu.
Nguyên nhân là do chất cồn gây ức chế các tế bào tạo xương, làm mất cân bằng khối xương và cuối cùng dẫn tới tình trạng gẫy dập lâu lành.
Chỉ cần uống rượu 3 lần mỗi ngày cũng đủ gánh chịu hậu quả yếu xương, tiến sĩ Dennis A. Chakkalakal, Trung tâm Y tế Omaha VA (Mỹ) khẳng định. Khuyến cáo trước đây là 6 lần mỗi ngày.
Trong giai đoạn trưởng thành, xương trải qua quá trình "tổ chức lại", trong đó các tế bào có tên là tế bào huỷ xương sẽ phân huỷ xương cũ; còn tế bào tạo xương sẽ tích cực hình thành xương mới. Ở người khỏe mạnh, quá trình này diễn ra cân bằng, do đó khối xương không đổi.
Tuy nhiên, quá nhiều rượu cồn trong máu dường như đã ngăn cản các tế bào tạo xương hoạt động. Người nghiện rượu có thể bắt đầu bị mất xương chỉ trong vài năm sau đó, Chakkalakal cho biết.
Tác hại của việc lạm dụng rượu đã rõ, song ở mức độ vừa phải, nó dường như có khả năng bảo vệ khối xương, nghĩa là một ít men cay có thể kích thích tạo xương mới.
Alobacsi.
Nguyên nhân là do chất cồn gây ức chế các tế bào tạo xương, làm mất cân bằng khối xương và cuối cùng dẫn tới tình trạng gẫy dập lâu lành.
Trong giai đoạn trưởng thành, xương trải qua quá trình "tổ chức lại", trong đó các tế bào có tên là tế bào huỷ xương sẽ phân huỷ xương cũ; còn tế bào tạo xương sẽ tích cực hình thành xương mới. Ở người khỏe mạnh, quá trình này diễn ra cân bằng, do đó khối xương không đổi.
Tuy nhiên, quá nhiều rượu cồn trong máu dường như đã ngăn cản các tế bào tạo xương hoạt động. Người nghiện rượu có thể bắt đầu bị mất xương chỉ trong vài năm sau đó, Chakkalakal cho biết.
Tác hại của việc lạm dụng rượu đã rõ, song ở mức độ vừa phải, nó dường như có khả năng bảo vệ khối xương, nghĩa là một ít men cay có thể kích thích tạo xương mới.
Alobacsi.