Hẹp da quy đầu là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng không phải trẻ nào cũng cần phải nong hoặc cắt da quy đầu. 80% trường hợp hẹp da quy đầu có thể tự khỏi khi lớn lên và không cần điều trị trước sáu tuổi.
Quan niệm này trái với một số tập tục văn hoá xã hội cho rằng cần phải cắt da quy đầu sớm. Tại Do Thái, trẻ em nam được cắt da quy đầu vào ngày thứ tám sau sinh. Một số bộ lạc châu Phi cắt da quy đầu vào ngày lễ trưởng thành, khi trẻ bước sang tuổi dậy thì. Nghiên cứu xác ướp Ai Cập cách đây khoảng 2.300 năm ghi nhận thời ấy đã cắt da quy đầu. Những hình vẽ trên tường của người Ai Cập cổ đại cũng cho thấy cắt da quy đầu được thực hiện hàng ngàn năm trước. Vào thế kỷ 15, khi khám phá ra châu Mỹ, Columbus cũng ghi nhận nhiều thổ dân ở đây đã được cắt da quy đầu.
Thế nào là hẹp da quy đầu?
Da quy đầu là một cấu trúc bao bọc bên ngoài quy đầu. Mặt trong lớp da này có những tuyến tiết ra chất nhờn mà khi tích tụ sẽ tạo ra một lớp bựa sinh dục màu trắng nằm giữa quy đầu và da quy đầu. Ở trẻ sơ sinh, hẹp da quy đầu là một tình trạng sinh lý bình thường do sự dính tự nhiên của da quy đầu với quy đầu. Đến tuổi dậy thì, dương vật phát triển nhanh, to và dài ra, bao quy đầu sẽ tự tuột ra ngoài. Khoảng 50% trẻ một tuổi, 90% trẻ ba tuổi và 99% trẻ 17 tuổi có thể tuột da quy đầu lên bình thường. Viện Nhi khoa Mỹ và hội Nhi khoa Canada khuyến cáo không nên cố gắng tuột da quy đầu cho trẻ dưới một tuổi.
Hẹp da bao quy đầu, hay nói vắn tắt là hẹp da quy đầu là tình trạng da bao quy đầu không tuột lên hoàn toàn khỏi quy đầu. Hiện nay, hẹp da quy đầu thường được chẩn đoán “quá tay”, do không phân biệt được da quy đầu không tuột của quá trình phát triển sinh lý bình thường (hẹp da quy đầu sinh lý) và hẹp da quy đầu bệnh lý (do các bệnh sừng hoá gây xơ teo quy đầu, viêm quy đầu bạch sản xơ hoá, sẹo do cố gắng tuột da quy đầu trước đó hoặc do viêm quy đầu, do thủ dâm).
Hậu quả của hẹp da quy đầu
Hẹp da quy đầu làm nước tiểu ứ đọng, vệ sinh khó khăn, dễ gây viêm nhiễm quy đầu, da quy đầu, đường tiết niệu, ảnh hưởng đến thận. Trong trường hợp da quy đầu tuột lên nhưng không đưa về vị trí bình thường được, sẽ tạo thành vòng thắt siết chặt quy đầu làm da quy đầu sưng nề, gây đau, gọi là hẹp nghẹt da quy đầu. Đây là trường hợp cấp cứu cần can thiệp ngay.
Hẹp da quy đầu có thể dẫn đến ung thư dương vật... Ngoài ra, khi trưởng thành, hẹp da quy đầu có thể làm đau dương vật khi cương, cản trở quá trình cương.
Khi nào nên cắt?
Hiện nay, các y văn đều khuyến cáo không nên cắt da quy đầu trước một tuổi. Sau sáu tuổi, nếu có hẹp da quy đầu bệnh lý nên điều trị bằng kem thoa steroid trước (thay vì phẫu thuật cắt da quy đầu). Ở trẻ nhỏ dưới sáu tuổi, hẹp da quy đầu thường là sinh lý và chỉ cần điều trị khi gây cản trở đường tiểu hoặc viêm nhiễm. Khoảng 90% trẻ em sau ba tuổi có thể tuột da quy đầu dễ dàng. Không nên cố gắng tuột da quy đầu sớm để tránh tình trạng đau, chảy máu hoặc có thể làm dính quy đầu với da quy đầu và tạo sẹo ở da quy đầu, gây hẹp da quy đầu thứ phát.
Nhiều trường hợp bị chẩn đoán sai
Mỗi tháng đơn vị nam học bệnh viện đại học Y dược khám và tư vấn cho khoảng 30 – 40 trường hợp da quy đầu dài hoặc hẹp da quy đầu. Trong đó, khoảng 20 trường hợp có chỉ định cắt da quy đầu. Vào dịp hè thì số lượng trẻ đến khám tăng lên. Đặc biệt, một số trẻ 3 – 6 tuổi đến khám vì hẹp dính da quy đầu do được nong da quy đầu tại tuyến trước hoặc phòng mạch tư nhiều năm trước đó. Một số trường hợp được tuyến trước chẩn đoán là hẹp da quy đầu và chỉ định cắt nhưng thực chất là bị vùi dương vật (thường gặp ở trẻ nhỏ thừa cân, thân dương vật và quy đầu bị thụt vào trong).
Ở trẻ lớn hoặc người lớn, hẹp da quy đầu cần phân biệt với tình trạng dây thắng ngắn (dù hai tình trạng này thường đi kèm nhau). Hẹp da quy đầu ở trẻ lớn và người lớn, nếu không có vấn đề nghiêm trọng thì có thể sử dụng những phương pháp không phẫu thuật, bao gồm:
Dùng kem thoa steroid (0,1% betamethasone): thoa trong 4 – 6 tuần. Phương pháp này dễ sử dụng, giá thành rẻ, ít rủi ro, hiệu quả cao so với phẫu thuật.
Nong da quy đầu bằng tay, bằng bong bóng hoặc dụng cụ khác: ban đầu, bác sĩ thực hiện nhưng sau đó người nhà có thể tự làm. Phương pháp này có ưu điểm là nhẹ nhàng, không gây sang chấn nhưng nong không đúng cách có thể làm chảy máu và gây xơ dính về sau.
Nếu bôi thuốc không hiệu quả và bao quy đầu vẫn còn hẹp, da quy đầu căng phồng khi đi tiểu hoặc thường xuyên bị viêm bao quy đầu, nhiễm trùng tiểu thì nên cắt da quy đầu. Cắt da quy đầu có thể giúp ngăn ngừa ung thư dương vật, nhiễm trùng tiết niệu, những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Nguy cơ nhiễm HIV ở người không cắt da quy đầu cao hơn 2 – 8 lần so với những người đã cắt. Cắt da quy đầu không ảnh hưởng đến chức năng tình dục.
Không nên cắt da quy đầu trong những trường hợp lỗ tiểu đóng thấp, dị dạng dương vật như cong dương vật, vùi dương vật, dương vật nhỏ vì cần da quy đầu để sửa lại những dị dạng này.
Quan niệm này trái với một số tập tục văn hoá xã hội cho rằng cần phải cắt da quy đầu sớm. Tại Do Thái, trẻ em nam được cắt da quy đầu vào ngày thứ tám sau sinh. Một số bộ lạc châu Phi cắt da quy đầu vào ngày lễ trưởng thành, khi trẻ bước sang tuổi dậy thì. Nghiên cứu xác ướp Ai Cập cách đây khoảng 2.300 năm ghi nhận thời ấy đã cắt da quy đầu. Những hình vẽ trên tường của người Ai Cập cổ đại cũng cho thấy cắt da quy đầu được thực hiện hàng ngàn năm trước. Vào thế kỷ 15, khi khám phá ra châu Mỹ, Columbus cũng ghi nhận nhiều thổ dân ở đây đã được cắt da quy đầu.
Thế nào là hẹp da quy đầu?
Da quy đầu là một cấu trúc bao bọc bên ngoài quy đầu. Mặt trong lớp da này có những tuyến tiết ra chất nhờn mà khi tích tụ sẽ tạo ra một lớp bựa sinh dục màu trắng nằm giữa quy đầu và da quy đầu. Ở trẻ sơ sinh, hẹp da quy đầu là một tình trạng sinh lý bình thường do sự dính tự nhiên của da quy đầu với quy đầu. Đến tuổi dậy thì, dương vật phát triển nhanh, to và dài ra, bao quy đầu sẽ tự tuột ra ngoài. Khoảng 50% trẻ một tuổi, 90% trẻ ba tuổi và 99% trẻ 17 tuổi có thể tuột da quy đầu lên bình thường. Viện Nhi khoa Mỹ và hội Nhi khoa Canada khuyến cáo không nên cố gắng tuột da quy đầu cho trẻ dưới một tuổi.
Hẹp da bao quy đầu, hay nói vắn tắt là hẹp da quy đầu là tình trạng da bao quy đầu không tuột lên hoàn toàn khỏi quy đầu. Hiện nay, hẹp da quy đầu thường được chẩn đoán “quá tay”, do không phân biệt được da quy đầu không tuột của quá trình phát triển sinh lý bình thường (hẹp da quy đầu sinh lý) và hẹp da quy đầu bệnh lý (do các bệnh sừng hoá gây xơ teo quy đầu, viêm quy đầu bạch sản xơ hoá, sẹo do cố gắng tuột da quy đầu trước đó hoặc do viêm quy đầu, do thủ dâm).
Hậu quả của hẹp da quy đầu
Hẹp da quy đầu làm nước tiểu ứ đọng, vệ sinh khó khăn, dễ gây viêm nhiễm quy đầu, da quy đầu, đường tiết niệu, ảnh hưởng đến thận. Trong trường hợp da quy đầu tuột lên nhưng không đưa về vị trí bình thường được, sẽ tạo thành vòng thắt siết chặt quy đầu làm da quy đầu sưng nề, gây đau, gọi là hẹp nghẹt da quy đầu. Đây là trường hợp cấp cứu cần can thiệp ngay.
Hẹp da quy đầu có thể dẫn đến ung thư dương vật... Ngoài ra, khi trưởng thành, hẹp da quy đầu có thể làm đau dương vật khi cương, cản trở quá trình cương.
Khi nào nên cắt?
Hiện nay, các y văn đều khuyến cáo không nên cắt da quy đầu trước một tuổi. Sau sáu tuổi, nếu có hẹp da quy đầu bệnh lý nên điều trị bằng kem thoa steroid trước (thay vì phẫu thuật cắt da quy đầu). Ở trẻ nhỏ dưới sáu tuổi, hẹp da quy đầu thường là sinh lý và chỉ cần điều trị khi gây cản trở đường tiểu hoặc viêm nhiễm. Khoảng 90% trẻ em sau ba tuổi có thể tuột da quy đầu dễ dàng. Không nên cố gắng tuột da quy đầu sớm để tránh tình trạng đau, chảy máu hoặc có thể làm dính quy đầu với da quy đầu và tạo sẹo ở da quy đầu, gây hẹp da quy đầu thứ phát.
Nhiều trường hợp bị chẩn đoán sai
Mỗi tháng đơn vị nam học bệnh viện đại học Y dược khám và tư vấn cho khoảng 30 – 40 trường hợp da quy đầu dài hoặc hẹp da quy đầu. Trong đó, khoảng 20 trường hợp có chỉ định cắt da quy đầu. Vào dịp hè thì số lượng trẻ đến khám tăng lên. Đặc biệt, một số trẻ 3 – 6 tuổi đến khám vì hẹp dính da quy đầu do được nong da quy đầu tại tuyến trước hoặc phòng mạch tư nhiều năm trước đó. Một số trường hợp được tuyến trước chẩn đoán là hẹp da quy đầu và chỉ định cắt nhưng thực chất là bị vùi dương vật (thường gặp ở trẻ nhỏ thừa cân, thân dương vật và quy đầu bị thụt vào trong).
Ở trẻ lớn hoặc người lớn, hẹp da quy đầu cần phân biệt với tình trạng dây thắng ngắn (dù hai tình trạng này thường đi kèm nhau). Hẹp da quy đầu ở trẻ lớn và người lớn, nếu không có vấn đề nghiêm trọng thì có thể sử dụng những phương pháp không phẫu thuật, bao gồm:
Dùng kem thoa steroid (0,1% betamethasone): thoa trong 4 – 6 tuần. Phương pháp này dễ sử dụng, giá thành rẻ, ít rủi ro, hiệu quả cao so với phẫu thuật.
Nong da quy đầu bằng tay, bằng bong bóng hoặc dụng cụ khác: ban đầu, bác sĩ thực hiện nhưng sau đó người nhà có thể tự làm. Phương pháp này có ưu điểm là nhẹ nhàng, không gây sang chấn nhưng nong không đúng cách có thể làm chảy máu và gây xơ dính về sau.
Nếu bôi thuốc không hiệu quả và bao quy đầu vẫn còn hẹp, da quy đầu căng phồng khi đi tiểu hoặc thường xuyên bị viêm bao quy đầu, nhiễm trùng tiểu thì nên cắt da quy đầu. Cắt da quy đầu có thể giúp ngăn ngừa ung thư dương vật, nhiễm trùng tiết niệu, những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Nguy cơ nhiễm HIV ở người không cắt da quy đầu cao hơn 2 – 8 lần so với những người đã cắt. Cắt da quy đầu không ảnh hưởng đến chức năng tình dục.
Không nên cắt da quy đầu trong những trường hợp lỗ tiểu đóng thấp, dị dạng dương vật như cong dương vật, vùi dương vật, dương vật nhỏ vì cần da quy đầu để sửa lại những dị dạng này.
24h.com.vn