Ths Đỗ Thị Thu Hồng cho biết sau khai giảng, bệnh viện đón nhận một số trẻ lớp 1 có biểu hiện rối nhiễu tâm lý do lo âu, hoảng sợ...
Thời điểm sau khai giảng, một số trẻ mẫu giáo, lớp 1 có biểu hiện rối nhiễu tâm lý do lo âu, hoảng sợ (Ảnh minh họa: VietNamNet)
Bệnh nhi N.V.M. (7 tuổi) đến khám sau khi đi học được 3 buổi vì có những biểu hiện bất thường như buồn bã, kém hoạt bát hơn hẳn so với thời điểm trước khi đi học.
Khi cha mẹ hỏi, cháu cho biết “rất sợ cô giáo” và không muốn đến lớp. Tìm hiểu thì được biết, cô hay “dọa” trẻ sẽ phạt nặng nếu trẻ hư, khiến cháu M. hoang mang vì chưa quen với môi trường học mới.
Lo sợ việc này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý cũng như kết quả học tập của con, cha mẹ cháu M. đã đưa con đi khám để kịp thời điều chỉnh.
Trường hợp khác, vì bị cô mắng trước toàn thể các bạn trong lớp do viết không đúng với cách cô dạy cháu V.M.C. sinh ra tâm lý ghét cô giáo, không muốn đi học.
Chưa hết, dù cô giáo không đánh nhưng khi về kể với cha mẹ, bệnh nhi này cho biết cô cho phép bạn lớp trưởng (cao to nhất lớp) được phép lấy thước kẻ đánh vào mu bàn tay những bạn nào mắc lỗi, khiến nhiều bạn trong lớp “co rúm người” vì sợ....
Với nhiều trường hợp do đang đi học mẫu giáo rất thoải mái về giờ giấc, nề nếp, có thể nghỉ bất cứ lúc nào nếu muốn nên khi bị “ép” vào khuôn khổ, các cháu không thích nghi kịp, gây tình trạng chống đối, cực đoan.
Trên thực tế, trẻ lớp 1 thường ít sốc hơn những trẻ mới bước vào mẫu giáo bởi trẻ lớp 1 đã có thời gian làm quen với môi trường học tập.
Có nhiều trẻ mới bước vào mẫu giáo đã có những biểu hiện cực đoan như ốm liên miên, sụt cân nhanh chóng, từ chối hòa đồng với thầy cô bè bạn, … Đây thực sự là vấn đề với trẻ bởi nếu không được giúp đỡ, trẻ dễ sinh tâm trạng chán đi học, không những ảnh hưởng đến sự phát triển về trí tuệ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển về nhân cách sau này.
Thạc sĩ Đỗ Thị Thu Hồng cho biết thông thường những dấu hiệu thường thấy ở trẻ bị rối nhiễu tâm lý mùa tựu trường là nôn ói, buồn chán, đau bụng, mất ngủ, ngủ hay giật mình, tính nết và sở thích thay đổi bất thường, … Có cháu còn bị sốt, hay khóc (nhưng không phải do làm nũng mà do sự bất an trong tinh thần).
Đa phần trẻ đều có thể tự thích nghi được với môi trường mới khi được cha mẹ chuẩn bị tốt, tuy nhiên có những trẻ không thể vượt qua được cột mốc quan trọng này. Theo bà Hồng, những bậc phụ huynh thường đưa con đến viện khám, trị liệu sau khoảng 1-2 tuần đi học.
Với những cháu có vấn đề thực sự, nếu được hỗ trợ và trị liệu tâm lý, tinh thần cháu sẽ ổn định sau khoảng một tháng.
Những việc cha mẹ nên làm để giúp đỡ con:
Giúp con quen dần với giờ giấc mới.
Động viên và chuẩn bị tâm lý cho con về những vấn đề như cách học mới, cách ăn uống, sinh hoạt ở lớp, chuyện thầy cô, bạn bè, ..
Chuẩn bị cho con tác phong tự lập.
Kiểm tra sức khỏe cho con trước năm học mới.
Tự đưa con đến trường.
Thường xuyên hỏi han và lắng nghe suy nghĩ của trẻ.
AloBacsi.
Thời điểm sau khai giảng, một số trẻ mẫu giáo, lớp 1 có biểu hiện rối nhiễu tâm lý do lo âu, hoảng sợ (Ảnh minh họa: VietNamNet)
Bệnh nhi N.V.M. (7 tuổi) đến khám sau khi đi học được 3 buổi vì có những biểu hiện bất thường như buồn bã, kém hoạt bát hơn hẳn so với thời điểm trước khi đi học.
Khi cha mẹ hỏi, cháu cho biết “rất sợ cô giáo” và không muốn đến lớp. Tìm hiểu thì được biết, cô hay “dọa” trẻ sẽ phạt nặng nếu trẻ hư, khiến cháu M. hoang mang vì chưa quen với môi trường học mới.
Lo sợ việc này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý cũng như kết quả học tập của con, cha mẹ cháu M. đã đưa con đi khám để kịp thời điều chỉnh.
Trường hợp khác, vì bị cô mắng trước toàn thể các bạn trong lớp do viết không đúng với cách cô dạy cháu V.M.C. sinh ra tâm lý ghét cô giáo, không muốn đi học.
Chưa hết, dù cô giáo không đánh nhưng khi về kể với cha mẹ, bệnh nhi này cho biết cô cho phép bạn lớp trưởng (cao to nhất lớp) được phép lấy thước kẻ đánh vào mu bàn tay những bạn nào mắc lỗi, khiến nhiều bạn trong lớp “co rúm người” vì sợ....
Với nhiều trường hợp do đang đi học mẫu giáo rất thoải mái về giờ giấc, nề nếp, có thể nghỉ bất cứ lúc nào nếu muốn nên khi bị “ép” vào khuôn khổ, các cháu không thích nghi kịp, gây tình trạng chống đối, cực đoan.
Trên thực tế, trẻ lớp 1 thường ít sốc hơn những trẻ mới bước vào mẫu giáo bởi trẻ lớp 1 đã có thời gian làm quen với môi trường học tập.
Có nhiều trẻ mới bước vào mẫu giáo đã có những biểu hiện cực đoan như ốm liên miên, sụt cân nhanh chóng, từ chối hòa đồng với thầy cô bè bạn, … Đây thực sự là vấn đề với trẻ bởi nếu không được giúp đỡ, trẻ dễ sinh tâm trạng chán đi học, không những ảnh hưởng đến sự phát triển về trí tuệ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển về nhân cách sau này.
Thạc sĩ Đỗ Thị Thu Hồng cho biết thông thường những dấu hiệu thường thấy ở trẻ bị rối nhiễu tâm lý mùa tựu trường là nôn ói, buồn chán, đau bụng, mất ngủ, ngủ hay giật mình, tính nết và sở thích thay đổi bất thường, … Có cháu còn bị sốt, hay khóc (nhưng không phải do làm nũng mà do sự bất an trong tinh thần).
Đa phần trẻ đều có thể tự thích nghi được với môi trường mới khi được cha mẹ chuẩn bị tốt, tuy nhiên có những trẻ không thể vượt qua được cột mốc quan trọng này. Theo bà Hồng, những bậc phụ huynh thường đưa con đến viện khám, trị liệu sau khoảng 1-2 tuần đi học.
Với những cháu có vấn đề thực sự, nếu được hỗ trợ và trị liệu tâm lý, tinh thần cháu sẽ ổn định sau khoảng một tháng.
Những việc cha mẹ nên làm để giúp đỡ con:
Giúp con quen dần với giờ giấc mới.
Động viên và chuẩn bị tâm lý cho con về những vấn đề như cách học mới, cách ăn uống, sinh hoạt ở lớp, chuyện thầy cô, bạn bè, ..
Chuẩn bị cho con tác phong tự lập.
Kiểm tra sức khỏe cho con trước năm học mới.
Tự đưa con đến trường.
Thường xuyên hỏi han và lắng nghe suy nghĩ của trẻ.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,361
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,135
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,315
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,168