Điều này thường gặp ở những trẻ vừa bước vào lớp 1, lớp 2. Sau đây là một số thông tin bố mẹ cần biết khi con mắc chứng khó viết.
Viết xấu, viết chậm hoặc thường xuyên bị chuột rút khi viết được gọi chung là chứng khó viết ở trẻ. Cha mẹ thường rất lo lắng về kết quả học tập của con khi con viết chữ quá xấu.
1. Trẻ bị chứng khó viết thường gặp nhiều khó khăn
Ngay từ khi học mẫu giáo, những đứa trẻ mắc chứng khó viết thường gặp khó khăn, không điều khiển được tay mình để viết tên cũng như các chữ cái đơn giản. Trẻ cũng gặp khó khăn ngay cả trong việc vẽ, tô màu hoặc những thao tác tay khác.
Lớn hơn một chút, sự vụng về càng gia tăng, nhiều bé còn không thể tự cài cúc quần, áo. Đây là do cha mẹ ít quan tâm và động viên trẻ cố gắng rèn luyện. Với những đứa trẻ này, sách vở của chúng luôn bẩn, nhăn nheo, tẩy xóa, quần áo, giày dép luôn lôi thôi.
2. Giúp con yêu thích tập viết
Cách giúp con luyện tập hiệu quả không phải là việc hàng ngày bắt con tập viết hết trang này đến trang khác, điều này chỉ làm cho trẻ thêm sợ môn tập viết.
Cha mẹ hãy nghĩ ra những hoạt động hoặc trò chơi có liên quan đến tập viết để trẻ không có cảm giác mình đang phải luyện tập mà là đang chơi. Có thể cùng con chơi trò tô nét chữ hoặc trò chơi dạy học.
Cũng có thể giúp con luyện tập ngay từ lớp mẫu giáo nhỡ. Mới đầu con sẽ cảm thấy đau tay, mỏi cơ nên cha mẹ cần cho con luyện tập từ từ, không dồn ép bắt con viết nhiều 1 lúc.
3. Chọn những đồ dùng học tập tối giản với con
Nếu con bạn mắc chứng khó viết thì việc rèn luyện và giúp con là cần thiết. Việc này có thể kéo dài từ 6 đến 8 tháng mới thấy kết quả. Tuy nhiên, bạn nên biết cần chọn một số loại đồ dùng học tập đơn giản phù hợp với khả năng của con, để bé dễ thích nghi hơn.
Hãy thay những tờ giấy trắng bằng chiếc bảng đen, thay bút viết bằng những viên phấn trơn, nhẹ, nét đều.
Cha mẹ cũng nên bỏ những chiếc kéo mảnh, khó cắt bằng những chiếc kéo phù hợp với con, bỏ những chiếc bút lông khó tô mà thay vào đó là những cây bút chì màu dễ vẽ, viết.
4. Trở thành chuyên gia để tự điều trị cho con
Cha mẹ nên tìm đọc những cuốn sách nói về chứng khó viết để hiểu về chứng bệnh này và có thể giúp con khắc phục tốt hơn.
Alobacsi.
Viết xấu, viết chậm hoặc thường xuyên bị chuột rút khi viết được gọi chung là chứng khó viết ở trẻ. Cha mẹ thường rất lo lắng về kết quả học tập của con khi con viết chữ quá xấu.
1. Trẻ bị chứng khó viết thường gặp nhiều khó khăn
Ngay từ khi học mẫu giáo, những đứa trẻ mắc chứng khó viết thường gặp khó khăn, không điều khiển được tay mình để viết tên cũng như các chữ cái đơn giản. Trẻ cũng gặp khó khăn ngay cả trong việc vẽ, tô màu hoặc những thao tác tay khác.
Lớn hơn một chút, sự vụng về càng gia tăng, nhiều bé còn không thể tự cài cúc quần, áo. Đây là do cha mẹ ít quan tâm và động viên trẻ cố gắng rèn luyện. Với những đứa trẻ này, sách vở của chúng luôn bẩn, nhăn nheo, tẩy xóa, quần áo, giày dép luôn lôi thôi.
2. Giúp con yêu thích tập viết
Cách giúp con luyện tập hiệu quả không phải là việc hàng ngày bắt con tập viết hết trang này đến trang khác, điều này chỉ làm cho trẻ thêm sợ môn tập viết.
Cha mẹ hãy nghĩ ra những hoạt động hoặc trò chơi có liên quan đến tập viết để trẻ không có cảm giác mình đang phải luyện tập mà là đang chơi. Có thể cùng con chơi trò tô nét chữ hoặc trò chơi dạy học.
Cũng có thể giúp con luyện tập ngay từ lớp mẫu giáo nhỡ. Mới đầu con sẽ cảm thấy đau tay, mỏi cơ nên cha mẹ cần cho con luyện tập từ từ, không dồn ép bắt con viết nhiều 1 lúc.
3. Chọn những đồ dùng học tập tối giản với con
Nếu con bạn mắc chứng khó viết thì việc rèn luyện và giúp con là cần thiết. Việc này có thể kéo dài từ 6 đến 8 tháng mới thấy kết quả. Tuy nhiên, bạn nên biết cần chọn một số loại đồ dùng học tập đơn giản phù hợp với khả năng của con, để bé dễ thích nghi hơn.
Hãy thay những tờ giấy trắng bằng chiếc bảng đen, thay bút viết bằng những viên phấn trơn, nhẹ, nét đều.
Cha mẹ cũng nên bỏ những chiếc kéo mảnh, khó cắt bằng những chiếc kéo phù hợp với con, bỏ những chiếc bút lông khó tô mà thay vào đó là những cây bút chì màu dễ vẽ, viết.
4. Trở thành chuyên gia để tự điều trị cho con
Cha mẹ nên tìm đọc những cuốn sách nói về chứng khó viết để hiểu về chứng bệnh này và có thể giúp con khắc phục tốt hơn.
Alobacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,361
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,135
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,315
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,168