Thay vì được hưởng “hoa hồng”, giờ đây mỗi BV khi kê đơn sẽ phải “đắn đo” bởi nếu bị phát hiện, thì chính BS phải bỏ tiền túi ra trả BHYT thay cho bệnh viện.
Công tác “chống lạm dụng” thường xuyên được triển khai nhưng càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh viện phí đã được điều chỉnh, bởi các đơn vị sẽ gia tăng sử dụng dịch vụ để tăng nguồn thu.
“Đánh thẳng” vào trách nhiệm cá nhân
Ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc BV Bạch Mai cho biết bệnh viện đã áp dụng quy định này từ năm 2009 với mục đích gắn chặt trách nhiệm cá nhân của bác sỹ với công tác chống lạm dụng, tránh vượt trần, vượt quỹ, gây lãng phí cho bệnh nhân và quỹ BHYT.
“Là bệnh viện tuyến cuối cùng, chữa trị bệnh nhân nặng, sử dụng nhiều kỹ thuật cao chi phí lớn, nếu không giám sát việc lạm dụng thì chi phí lãng phí sẽ vô cùng lớn”, ông Hiền nói.
Bệnh nhân BHYT nộp đơn lấy thuốc tại quầy thuốc BHYT của BV Bạch Mai
(Ảnh: C.Q)
Theo đó, bệnh viện quy định những đơn thuốc, hồ sơ bệnh án không được phía BHYT thanh toán do bị phát hiện lạm dụng thuốc, lạm dụng xét nghiệm, chụp chiếu thì bác sỹ kê đơn và chỉ định các chụp chiếu, xét nghiệm đó phải chịu trách nhiệm tài chính trước lãnh đạo bệnh viện.
“Việc này đã được thực hiện 3 năm trở lại đây, đặc biệt mạnh mẽ từ tháng 10/2009 và mang lại hiệu quả rõ rệt”, ông Nguyễn Ngọc Hiền cho biết.
“Hiệu quả rõ rệt” là việc chất lượng điều trị vẫn không đổi nhưng chi phí điều trị giảm đáng kể, số lượng bệnh án bị phía BHYT từ chối thanh toán do lạm dụng có giảm, chủ yếu chỉ còn những hồ sơ bị từ chối thanh toán do thiếu sót về thủ tục hành chính.
Dù khẳng định việc lạm dụng (thuốc, chụp chiếu, xét nghiệm, …) là “không lớn” nhưng theo ông Hiền, với số lượng bệnh nhân rất đông (mỗi ngày bệnh viện có tới 4.000 bệnh nhân khám ngoại trú, 3.000 bệnh nhân điều trị nội trú, trong đó có nhiều bệnh nhân nặng), bệnh viện đã “cảnh báo” trước đến các bác sỹ rằng họ có thể “sạt nghiệp” nếu bị phát hiện sai phạm và phải bỏ tiền túi ra để thanh toán những đơn thuốc bị kê bất hợp lý!
Trên thực tế, theo tìm hiểu của phóng viên, đã có bác sỹ của bệnh viện này phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để trả BHYT thay cho bệnh viện vì bị phát hiện có sai phạm trong kê đơn.
Hiện nay, phương pháp giám định của phía BHYT có thể vẫn để “lọt” những đơn thuốc hoặc hồ sơ bệnh án “có vấn đề” do không thể giám định toàn bộ 100% hồ sơ bệnh án.
Để khắc phục điều này, ông Hiền cho biết bệnh viện Bạch Mai có một hệ thống giám sát để chống “lạm dụng” một cách hiệu quả, trong đó việc xây dựng phác đồ chẩn đoán và điều trị chuẩn được coi là trọng tâm.
“Để đánh giá có lạm dụng hay không, cần có chuẩn để so sánh. Bệnh viện đã xây dựng được phác đồ chẩn đoán, điều trị chuẩn cho 204 kỹ thuật cơ bản và đây là “cột mốc” để đưa ra những đối chiếu, từ đó đánh giá xem bác sỹ lạm dụng hay không, lạm dụng ở mức độ nào”, ông Hiền thông tin.
Tăng viện phí: Lo nhất là thúc đẩy lạm dụng
Khi thực hiện việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế, ông Vũ Xuân Bằng, phó trưởng ban thực hiện chính sách BHYT (BHXH VN) cho biết một trong những điều mà phía BHYT lo nhất là nó sẽ thúc đẩy tình trạng “tăng cung” dịch vụ y tế không cần thiết bởi các đơn vị sẽ đẩy mạnh sử dụng các kỹ thuật để tăng thu. Tình trạng này sẽ khiến quỹ BHYT bị bội chi mạnh.
Trên thực tế, ngay từ trước khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế, tình trạng lạm dụng thuốc, chụp chiếu, xét nghiệm đã diễn ra phổ biến ở các bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương.
Thống kê của BHXH Việt Nam cho thấy: Trong số những loại thuốc được kê cho bệnh nhân, thuốc hỗ trợ điều trị chiếm tỷ lệ rất cao, có địa phương có 20% trong tổng chi phí thuốc là chi cho thực phẩm chức năng, thuốc hỗ trợ điều trị.
Theo đánh giá của BHXH VN, việc kê “mạnh tay” như thế này không những ảnh hưởng đến người bệnh (về sức khỏe, tiền bạc) mà còn khiến quỹ BHYT bị bội chi.
Một nguyên nhân khác khiến tình trạng lạm dụng ngày càng trở nên phức tạp, đó là việc các bệnh viện ở các tuyến đều sử dụng máy móc, thiết bị y tế do tư nhân đầu tư (máy móc xã hội hóa).
Hiện nay, khi đặt máy vào các bệnh viện, các công ty tư nhân và bệnh viện đều đưa ra một “thỏa thuận” về “định mức” sử dụng khiến tình trạng lạm dụng càng diễn ra phổ biến.
Chỉ định kỹ thuật cao chi phí lớn, sử dụng thuốc đắt tiền phải qua hội chẩn
Ngoài các biện pháp như xây dựng phác đồ chẩn đoán điều trị chuẩn, xây dựng quy trình thao tác chuẩn của các khoa phòng, kiểm tra giám sát thường xuyên, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, phân tích số liệu thống kê, vv… bệnh viện Bạch Mai có một hội đồng Giáo sư chuyên bình bệnh án.
Việc bình bệnh án diễn ra một tuần một lần nhằm phát hiện sớm những hồ sơ bệnh án “có vấn đề” để chấn chỉnh ngay.
Đối với các kỹ thuật cao, chi phí lớn hoặc những đơn thuốc có sử dụng thuốc đặc trị đắt tiền, bác sỹ không được tự quyết mà phải thông qua hội chẩn rồi của hội đồng rồi mới được phê duyệt.
AloBacsi.
Công tác “chống lạm dụng” thường xuyên được triển khai nhưng càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh viện phí đã được điều chỉnh, bởi các đơn vị sẽ gia tăng sử dụng dịch vụ để tăng nguồn thu.
“Đánh thẳng” vào trách nhiệm cá nhân
Ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc BV Bạch Mai cho biết bệnh viện đã áp dụng quy định này từ năm 2009 với mục đích gắn chặt trách nhiệm cá nhân của bác sỹ với công tác chống lạm dụng, tránh vượt trần, vượt quỹ, gây lãng phí cho bệnh nhân và quỹ BHYT.
“Là bệnh viện tuyến cuối cùng, chữa trị bệnh nhân nặng, sử dụng nhiều kỹ thuật cao chi phí lớn, nếu không giám sát việc lạm dụng thì chi phí lãng phí sẽ vô cùng lớn”, ông Hiền nói.
Bệnh nhân BHYT nộp đơn lấy thuốc tại quầy thuốc BHYT của BV Bạch Mai
(Ảnh: C.Q)
Theo đó, bệnh viện quy định những đơn thuốc, hồ sơ bệnh án không được phía BHYT thanh toán do bị phát hiện lạm dụng thuốc, lạm dụng xét nghiệm, chụp chiếu thì bác sỹ kê đơn và chỉ định các chụp chiếu, xét nghiệm đó phải chịu trách nhiệm tài chính trước lãnh đạo bệnh viện.
“Việc này đã được thực hiện 3 năm trở lại đây, đặc biệt mạnh mẽ từ tháng 10/2009 và mang lại hiệu quả rõ rệt”, ông Nguyễn Ngọc Hiền cho biết.
“Hiệu quả rõ rệt” là việc chất lượng điều trị vẫn không đổi nhưng chi phí điều trị giảm đáng kể, số lượng bệnh án bị phía BHYT từ chối thanh toán do lạm dụng có giảm, chủ yếu chỉ còn những hồ sơ bị từ chối thanh toán do thiếu sót về thủ tục hành chính.
Dù khẳng định việc lạm dụng (thuốc, chụp chiếu, xét nghiệm, …) là “không lớn” nhưng theo ông Hiền, với số lượng bệnh nhân rất đông (mỗi ngày bệnh viện có tới 4.000 bệnh nhân khám ngoại trú, 3.000 bệnh nhân điều trị nội trú, trong đó có nhiều bệnh nhân nặng), bệnh viện đã “cảnh báo” trước đến các bác sỹ rằng họ có thể “sạt nghiệp” nếu bị phát hiện sai phạm và phải bỏ tiền túi ra để thanh toán những đơn thuốc bị kê bất hợp lý!
Trên thực tế, theo tìm hiểu của phóng viên, đã có bác sỹ của bệnh viện này phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để trả BHYT thay cho bệnh viện vì bị phát hiện có sai phạm trong kê đơn.
Hiện nay, phương pháp giám định của phía BHYT có thể vẫn để “lọt” những đơn thuốc hoặc hồ sơ bệnh án “có vấn đề” do không thể giám định toàn bộ 100% hồ sơ bệnh án.
Để khắc phục điều này, ông Hiền cho biết bệnh viện Bạch Mai có một hệ thống giám sát để chống “lạm dụng” một cách hiệu quả, trong đó việc xây dựng phác đồ chẩn đoán và điều trị chuẩn được coi là trọng tâm.
“Để đánh giá có lạm dụng hay không, cần có chuẩn để so sánh. Bệnh viện đã xây dựng được phác đồ chẩn đoán, điều trị chuẩn cho 204 kỹ thuật cơ bản và đây là “cột mốc” để đưa ra những đối chiếu, từ đó đánh giá xem bác sỹ lạm dụng hay không, lạm dụng ở mức độ nào”, ông Hiền thông tin.
Tăng viện phí: Lo nhất là thúc đẩy lạm dụng
Khi thực hiện việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế, ông Vũ Xuân Bằng, phó trưởng ban thực hiện chính sách BHYT (BHXH VN) cho biết một trong những điều mà phía BHYT lo nhất là nó sẽ thúc đẩy tình trạng “tăng cung” dịch vụ y tế không cần thiết bởi các đơn vị sẽ đẩy mạnh sử dụng các kỹ thuật để tăng thu. Tình trạng này sẽ khiến quỹ BHYT bị bội chi mạnh.
Trên thực tế, ngay từ trước khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế, tình trạng lạm dụng thuốc, chụp chiếu, xét nghiệm đã diễn ra phổ biến ở các bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương.
Thống kê của BHXH Việt Nam cho thấy: Trong số những loại thuốc được kê cho bệnh nhân, thuốc hỗ trợ điều trị chiếm tỷ lệ rất cao, có địa phương có 20% trong tổng chi phí thuốc là chi cho thực phẩm chức năng, thuốc hỗ trợ điều trị.
Theo đánh giá của BHXH VN, việc kê “mạnh tay” như thế này không những ảnh hưởng đến người bệnh (về sức khỏe, tiền bạc) mà còn khiến quỹ BHYT bị bội chi.
Một nguyên nhân khác khiến tình trạng lạm dụng ngày càng trở nên phức tạp, đó là việc các bệnh viện ở các tuyến đều sử dụng máy móc, thiết bị y tế do tư nhân đầu tư (máy móc xã hội hóa).
Hiện nay, khi đặt máy vào các bệnh viện, các công ty tư nhân và bệnh viện đều đưa ra một “thỏa thuận” về “định mức” sử dụng khiến tình trạng lạm dụng càng diễn ra phổ biến.
Chỉ định kỹ thuật cao chi phí lớn, sử dụng thuốc đắt tiền phải qua hội chẩn
Ngoài các biện pháp như xây dựng phác đồ chẩn đoán điều trị chuẩn, xây dựng quy trình thao tác chuẩn của các khoa phòng, kiểm tra giám sát thường xuyên, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, phân tích số liệu thống kê, vv… bệnh viện Bạch Mai có một hội đồng Giáo sư chuyên bình bệnh án.
Việc bình bệnh án diễn ra một tuần một lần nhằm phát hiện sớm những hồ sơ bệnh án “có vấn đề” để chấn chỉnh ngay.
Đối với các kỹ thuật cao, chi phí lớn hoặc những đơn thuốc có sử dụng thuốc đặc trị đắt tiền, bác sỹ không được tự quyết mà phải thông qua hội chẩn rồi của hội đồng rồi mới được phê duyệt.
AloBacsi.