Tại một số tỉnh miền Bắc, bệnh thuỷ đậu tuy chưa thành dịch nhưng đang lan nhanh ra một số tỉnh. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, không sử dụng gốc rạ để tắm hoặc đắp lá cho người mắc bệnh thủy đậu (trái rạ) vì có thể làm bội nhiễm da.
Bệnh thuỷ đậu hay còn gọi là trái rạ do vi-rút Varicella Zoster gây nên, xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng đa phần là trẻ em.
Biểu hiện dễ nhận biết nhất là lúc phát bệnh nổi trái rạ ngoài da. Khoảng 2-3 tuần từ khi nhiễm vi-rút đến phát bệnh người bệnh không có triệu chứng gì.
Sau đó, người bệnh sẽ có những triệu chứng như sốt nhẹ hoặc có thể sốt cao, nhức đầu, đau cơ, chán ăn, mệt mỏi, da xuất hiện nhiều vết đỏ. Vài ngày sau, những chỗ này xuất hiện mụn nước mọc theo nhiều đợt gọi là nốt rạ.
Nổi nốt trái rạ xuất hiện rất nhanh có thể trong 12-24 giờ, toàn thân hay rải rác ở da đầu, mặt, thân và tay chân, bóng nước từ 2-3mm, lõm ở giữa, nhiều tuổi (mụn mới xen kẽ nhiều mụn cũ). Đầu tiên các mụn này mịn và trong, sau đó đục như mủ rồi đóng vảy sau 4-5 ngày và kéo dài khoảng 10-14 ngày, có thể để lại sẹo vĩnh viễn nếu bị nhiễm trùng.
Bệnh thuỷ đậu lây truyền như thế nào?
Bệnh rất dễ lây vì vi-rút theo nước bọt, nước mũi bắn ra khi người bệnh nói chuyện, khóc, hắt hơi, ho… thậm chí truyền từ mẹ sang con qua nhau thai.
Ở phụ nữ mang thai nguy cơ truyền thủy đậu cho thai nhi là rất có thể. Những tác hại có thể gây ra cho trẻ là trẻ sinh thiếu tháng, dị tật ở chân tay, não và mắt, tử vong; nguy cơ xuất hiện nhiều nhất sau khi phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu bị nhiễm vi-rút gây thủy đậu, khi đó có thể lên đến 25% trẻ chết ngay khi sinh, sẩy thai hay sinh non.
Trẻ sơ sinh mắc thuỷ đậu nguyên nhân là do sự lây truyền virus Varicella Zoster (VZV) từ bà mẹ bị nhiễm sang thai nhi trong lúc mang thai. Bà mẹ bị nhiễm 2 tuần hay lâu hơn trước khi sinh thì những trẻ sơ sinh bị bệnh thường nhẹ, nhưng mẹ bị nhiễm một vài ngày trước khi sinh điều đó có nghĩa là kháng thể của người mẹ không đủ khả năng tạo miễn dịch thụ động cho con, và 30% trong số trẻ sơ sinh này sẽ tử vong do thủy đậu lan tỏa và hay do những biến chứng.
Bệnh thuỷ đậu nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng đến hệ thần kinh, da, phổi và những cơ quan khác.
Biến chứng thường gặp của bệnh thuỷ đậu
Biến chứng thông thường nhất là mụn nước bội nhiễm các vi khuẩn khác. Các vi khuẩn này vào các nốt rạ sưng to lên, gây ngứa làm trẻ không chịu được gãi trầy da, gây mưng mủ, để lại sẹo. Nếu nặng sẽ gây nhiễm khuẩn huyết.
Bệnh thuỷ đậu không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà còn gặp ở người lớn. Người lớn khi mắc bệnh sẽ nặng hơn so với trẻ nhỏ. Sốt cao hơn và kéo dài hơn, các nốt rạ nhiều hơn. Nhưng quan trọng hơn cả là có nhiều khả năng gặp các biến chứng như: viêm phổi đặc biệt ở người hút thuốc lá và phụ nữ mang thai. Tử vong có thể xảy ra ở người lớn mắc bệnh thuỷ đậu
Cách phòng bệnh
Khi mắc bệnh thuỷ đậu là vệ sinh ngoài da, tắm rửa sạch sẽ, thoa xanh methylène. Ngoài ra, không sử dụng gốc rạ để tắm hoặc dùng các loại lá để đắp lên vì có thể lây bội nhiễm.
Cắt móng tay để trẻ khỏi gãi hoặc làm xước da, uống thuốc giảm ngứa, hạ sốt bằng Paracetamol, không được uống Aspirin.
Đối với trẻ em, cho trẻ ăn ăn uống bình thường.
Nếu người thân bị bệnh, cách ly người bệnh ít nhất 6 ngày kể từ lúc nổi nốt trái rạ. Trẻ bị bệnh có thể trở lại bình thường sau thời gian này. Lưu ý phụ nữ đang mang thai nên tránh tiếp xúc với người bệnh.
Để không mắc bệnh thì biện pháp tích cực nhất và hiệu quả nhất vẫn là chủng ngừa vắc-xin. Vắc-xin phòng bệnh trái rạ hiện đã có tại trung tâm y tế dự phòng tỉnh. Vắc-xin có tính an toàn cao, hầu như không có tác hại phụ; khoảng 5% sốt nhẹ sau khi chích. Vắc-xin tạo sự miễn nhiễm lâu dài với bệnh trái rạ.
Nguồn:mannon.com
Bệnh thuỷ đậu hay còn gọi là trái rạ do vi-rút Varicella Zoster gây nên, xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng đa phần là trẻ em.
Biểu hiện dễ nhận biết nhất là lúc phát bệnh nổi trái rạ ngoài da. Khoảng 2-3 tuần từ khi nhiễm vi-rút đến phát bệnh người bệnh không có triệu chứng gì.
Sau đó, người bệnh sẽ có những triệu chứng như sốt nhẹ hoặc có thể sốt cao, nhức đầu, đau cơ, chán ăn, mệt mỏi, da xuất hiện nhiều vết đỏ. Vài ngày sau, những chỗ này xuất hiện mụn nước mọc theo nhiều đợt gọi là nốt rạ.
Nổi nốt trái rạ xuất hiện rất nhanh có thể trong 12-24 giờ, toàn thân hay rải rác ở da đầu, mặt, thân và tay chân, bóng nước từ 2-3mm, lõm ở giữa, nhiều tuổi (mụn mới xen kẽ nhiều mụn cũ). Đầu tiên các mụn này mịn và trong, sau đó đục như mủ rồi đóng vảy sau 4-5 ngày và kéo dài khoảng 10-14 ngày, có thể để lại sẹo vĩnh viễn nếu bị nhiễm trùng.
Bệnh thuỷ đậu lây truyền như thế nào?
Bệnh rất dễ lây vì vi-rút theo nước bọt, nước mũi bắn ra khi người bệnh nói chuyện, khóc, hắt hơi, ho… thậm chí truyền từ mẹ sang con qua nhau thai.
Ở phụ nữ mang thai nguy cơ truyền thủy đậu cho thai nhi là rất có thể. Những tác hại có thể gây ra cho trẻ là trẻ sinh thiếu tháng, dị tật ở chân tay, não và mắt, tử vong; nguy cơ xuất hiện nhiều nhất sau khi phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu bị nhiễm vi-rút gây thủy đậu, khi đó có thể lên đến 25% trẻ chết ngay khi sinh, sẩy thai hay sinh non.
Trẻ sơ sinh mắc thuỷ đậu nguyên nhân là do sự lây truyền virus Varicella Zoster (VZV) từ bà mẹ bị nhiễm sang thai nhi trong lúc mang thai. Bà mẹ bị nhiễm 2 tuần hay lâu hơn trước khi sinh thì những trẻ sơ sinh bị bệnh thường nhẹ, nhưng mẹ bị nhiễm một vài ngày trước khi sinh điều đó có nghĩa là kháng thể của người mẹ không đủ khả năng tạo miễn dịch thụ động cho con, và 30% trong số trẻ sơ sinh này sẽ tử vong do thủy đậu lan tỏa và hay do những biến chứng.
Bệnh thuỷ đậu nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng đến hệ thần kinh, da, phổi và những cơ quan khác.
Biến chứng thường gặp của bệnh thuỷ đậu
Biến chứng thông thường nhất là mụn nước bội nhiễm các vi khuẩn khác. Các vi khuẩn này vào các nốt rạ sưng to lên, gây ngứa làm trẻ không chịu được gãi trầy da, gây mưng mủ, để lại sẹo. Nếu nặng sẽ gây nhiễm khuẩn huyết.
Bệnh thuỷ đậu không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà còn gặp ở người lớn. Người lớn khi mắc bệnh sẽ nặng hơn so với trẻ nhỏ. Sốt cao hơn và kéo dài hơn, các nốt rạ nhiều hơn. Nhưng quan trọng hơn cả là có nhiều khả năng gặp các biến chứng như: viêm phổi đặc biệt ở người hút thuốc lá và phụ nữ mang thai. Tử vong có thể xảy ra ở người lớn mắc bệnh thuỷ đậu
Cách phòng bệnh
Khi mắc bệnh thuỷ đậu là vệ sinh ngoài da, tắm rửa sạch sẽ, thoa xanh methylène. Ngoài ra, không sử dụng gốc rạ để tắm hoặc dùng các loại lá để đắp lên vì có thể lây bội nhiễm.
Cắt móng tay để trẻ khỏi gãi hoặc làm xước da, uống thuốc giảm ngứa, hạ sốt bằng Paracetamol, không được uống Aspirin.
Đối với trẻ em, cho trẻ ăn ăn uống bình thường.
Nếu người thân bị bệnh, cách ly người bệnh ít nhất 6 ngày kể từ lúc nổi nốt trái rạ. Trẻ bị bệnh có thể trở lại bình thường sau thời gian này. Lưu ý phụ nữ đang mang thai nên tránh tiếp xúc với người bệnh.
Để không mắc bệnh thì biện pháp tích cực nhất và hiệu quả nhất vẫn là chủng ngừa vắc-xin. Vắc-xin phòng bệnh trái rạ hiện đã có tại trung tâm y tế dự phòng tỉnh. Vắc-xin có tính an toàn cao, hầu như không có tác hại phụ; khoảng 5% sốt nhẹ sau khi chích. Vắc-xin tạo sự miễn nhiễm lâu dài với bệnh trái rạ.
Nguồn:mannon.com
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,556
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,103
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,514