Theo y học cổ truyền, "ngư nhục sinh tinh", nghĩa là cá có tác dụng bổ tinh, một trong 3 yếu tố tạo nên sức khỏe con người (tinh, khí, thần). Tuy nhiên, những người mắc bệnh xuất huyết do giảm tiểu cầu không nên ăn nhiều thực phẩm này.
Trong tác phẩm Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, có tới 34 loài cá được dùng làm thuốc, ví dụ:
- Cá chép (lý ngư) vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng chữa vàng da, máu cục trong bụng, ho đờm.
- Cá trắm (thanh ngư) vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng ích khí, trị tắc họng, mắt mờ.
- Cá trôi (hoàn ngư) vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ dương, ấm dạ dày, trị đau họng.
- Cá chày (tôn ngư) vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng ấm dạ dày, tiêu thực.
- Cá bống (sa ngư) vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng tiêu thực, ấm tỳ vị, ăn nhiều rất tốt.
Sau đây là một số món ăn bài thuốc có sử dụng cá:
- Cá chép 1 con, đậu xị, hành trắng, gạo nếp vừa đủ, thêm gừng và gia vị. Nấu cháo ăn hằng ngày, có tác dụng chữa động thai.
- Cá diếc nấu canh với hẹ, có tác dụng chữa kiết lỵ.
- Cá diếc nấu canh ăn hằng ngày, có tác dụng chữa mắt mờ tối (xuất hiện sau khi sốt nóng, ăn phải thức ăn cay nóng).
- Cá diếc nấu canh với hẹ, cho vào chút rượu trắng, ăn hằng ngày, dùng chữa trúng độc.
- Cá diếc nấu canh với lá dâu bánh tẻ, ăn hằng ngày để chữa chứng tăng huyết áp.
- Cá diếc 1 con bỏ ruột, nhét lá chè xanh vào bụng cho đầy, bọc giấy nhiều lớp, đem nướng chín để ăn. Bài thuốc này có tác dụng chữa bệnh tiêu khát (tiểu đường).
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Trong tác phẩm Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, có tới 34 loài cá được dùng làm thuốc, ví dụ:
- Cá chép (lý ngư) vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng chữa vàng da, máu cục trong bụng, ho đờm.
- Cá trắm (thanh ngư) vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng ích khí, trị tắc họng, mắt mờ.
- Cá trôi (hoàn ngư) vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ dương, ấm dạ dày, trị đau họng.
- Cá chày (tôn ngư) vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng ấm dạ dày, tiêu thực.
- Cá bống (sa ngư) vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng tiêu thực, ấm tỳ vị, ăn nhiều rất tốt.
Sau đây là một số món ăn bài thuốc có sử dụng cá:
- Cá chép 1 con, đậu xị, hành trắng, gạo nếp vừa đủ, thêm gừng và gia vị. Nấu cháo ăn hằng ngày, có tác dụng chữa động thai.
- Cá diếc nấu canh với hẹ, có tác dụng chữa kiết lỵ.
- Cá diếc nấu canh ăn hằng ngày, có tác dụng chữa mắt mờ tối (xuất hiện sau khi sốt nóng, ăn phải thức ăn cay nóng).
- Cá diếc nấu canh với hẹ, cho vào chút rượu trắng, ăn hằng ngày, dùng chữa trúng độc.
- Cá diếc nấu canh với lá dâu bánh tẻ, ăn hằng ngày để chữa chứng tăng huyết áp.
- Cá diếc 1 con bỏ ruột, nhét lá chè xanh vào bụng cho đầy, bọc giấy nhiều lớp, đem nướng chín để ăn. Bài thuốc này có tác dụng chữa bệnh tiêu khát (tiểu đường).
Theo Sức Khỏe & Đời Sống