Sơ cứu tai biến mạch máu não sai: Nguy hiểm chết người!


Bác sĩ Phượng

Well-Known Member
1,996
73
48
Xu
0
Nhiều người lo ngại quá trình vận chuyển sẽ làm cho mạch máu não của bệnh nhân bị vỡ, đứt là sai vì nếu chảy máu thì đã chảy máu rồi - ThS Trần Đức Hùng


Thời gian gần đây, trên mạng xã hội Facebook, hàng nghìn người đã chia sẻ cho nhau một phương pháp nhận biết và sơ cứu nạn nhân bị tai biến mạch máu não. Rất nhiều người đã cảm ơn những chia sẻ này như một “phép tiên cứu người”, nhất là những bạn có bố mẹ, người thân bị cao huyết áp, tiểu đường, các bệnh có nguy cơ tai biến cao trong nhà. Tuy nhiên theo các bác sỹ chuyên khoa tim mạch, phương pháp này có hiệu quả rất thấp, thậm chí có nhiều sai lầm về nguyên tắc cấp cứu.


Đây là một kinh nghiệm được dịch lại, trong đó đưa ra cách nhận biết bệnh nhân tai biến và phương pháp sơ cứu ban đầu bằng một cây kim. Ngay sau khi xác định người đối diện bị tai biến bằng ba yêu cầu cơ bản: C-N-G (yêu cầu người bệnh cười/nói/giơ tay, nếu không thực hiện được một trong ba yêu cầu thì khả năng rất cao là đã bị tai biến), những người có mặt sẽ sơ cứu bằng cách châm kim vào mười đầu ngón tay, nặn cho đến lúc ra máu, với những bệnh nhân bị méo miệng thì kéo mạnh hai vành tai đến lúc đỏ rồi cũng châm kim cho chảy máu.

Điều đáng nói là chia sẻ này nhấn mạnh rằng: mọi người phải kiên tâm chờ cho đến khi bệnh nhân hoàn toàn hồi tỉnh và không có một triệu chứng nào khác thường mới mang bệnh nhân đến bệnh viện. Vì nếu bệnh nhân được chuyên chở vào bệnh viện sớm hơn có thể những dằn xóc của xe cứu thương sẽ làm cho các mao quản trong não bộ bị vỡ ra.






Bài viết trên Facebook đã nhận hàng ngàn cảm ơn và chia sẻ nhưng lại là một tư vấn sai lầm về cách cấp cứu nạn nhân bị tai biến​

Tuy nhiên, ThS Trần Đức Hùng, Phó chủ nhiệm Khoa Tim mạch, Bệnh viện 103 cho biết: “Trong Đông y đúng là có một bài thuốc châm 10 ngón tay, 10 ngón chân. Cách cấp cứu này chỉ phù hợp với thể tai biến nhẹ (tay chân yếu, phản xạ chậm) còn hầu như không có tác dụng với thể nặng (liệt, hôn mê…). Nếu như nó có khả năng tuyệt vời giống chia sẻ trên mạng kia thì Tổ chức Y tế thế giới đã nghiên cứu để đưa vào các tạp chí y học hướng dẫn cho các nước rồi”.

ThS Trần Đức Hùng chia sẻ, bản thân ông trong lúc chờ xe cấp cứu đã từng dùng phương pháp này nhưng bệnh nhân bị tai biến nặng vẫn tử vong. Vì vậy khi phát hiện ra người nhà bị tai biến, cách xử lý tốt nhất là đưa ngay người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Việc nhiều người lo ngại quá trình vận chuyển có thể làm cho các mạch máu não của bệnh nhân bị vỡ, đứt là sai vì nếu đứt thì đã đứt rồi, nếu chảy máu thì đã chảy máu rồi.

Trên website benhtimmach.com, nhiều bác sĩ cũng cho rằng chia sẻ trên Facebook là sai lầm, sẽ làm mất đi giai đoạn “thời gian vàng” trong cấp cứu bệnh nhân, làm mất cơ hội cứu sống và khắc phục các di chứng có thể có của bệnh nhân.

Ths Ngô Chí Hiếu, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Tim Hà Nội cho rằng: “Hoàn toàn không có cơ sở khoa học để xử trí cấp cứu người bị tai biến như thế. Việc cấp cứu tùy thuộc vào tình trạng từng bệnh nhân. Sơ cứu người tai biến chủ yếu là đảm bảo hô hấp tốt, thông thoáng, không có dị vật , không bị sặc… kiểm soát huyết áp đồng thời nhanh chóng di chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế, hạn chế di động đến đầu bệnh nhân, chứ không phải không di chuyển nạn nhân đi cấp cứu”.

AloBacsi.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl