Thai phụ bị cạn nước ối có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
Thai phụ lưu ý: Nên đề nghị bác sĩ đo chỉ số nước ối để tiện theo dõi sức khỏe cả mẹ và con
Ảnh: T. L
Các chuyên gia sản khoa khuyến cáo: Khi gặp hiện tượng này, nhất thiết thai phụ phải nhập viện để được theo dõi liên tục và hướng dẫn kịp thời. Việc tự ý uống nước mía, nước dừa để nâng lượng nước ối là một sai lầm tai hại.
Suýt gặp nguy vì tự ý “bốc thuốc”
Mang thai đến tuần thứ 32, chị Đặng Vũ Nhung (phố Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội) đi khám thai định kỳ tại một phòng mạch tư nhân và được “phán” rằng: Bị suy giảm nước ối. Vì mới mang thai lần đầu nên khi nghe hai chữ “suy giảm”, chị Nhung rất sợ. Tìm hiểu thông tin trên mạng, ngay lập tức chị “cầu viện” bố mẹ ở quê (Yên Thủy, Hòa Bình) vận chuyển hàng bao tải mía mật do nhà trồng được xuống Hà Nội để uống nhằm mục đích “tăng lượng nước ối lên”. Đều như vắt chanh, mỗi ngày chị Nhung uống 3 cốc vại nước mía. Bà mẹ trẻ tin rằng uống nước mía, nhiều đường tự nhiên, con sẽ cứng cáp, lại là “của nhà trồng được” nên càng yên tâm.
Chị cố nuốt dù có lúc thừa nhận “uống nhiều phát ớn, bụng ọc à ọc ạch vì đầy nước, phải “đi nhẹ” liên tục”. Được 4 tuần, chị Nhung đi khám lại, càng tá hỏa vì lượng nước ối cho con chẳng những không tăng lên, mà lượng đường trong máu mẹ có dấu hiệu báo động. Chị Nhung ngừng ngay việc uống nước mía và nhập viện để theo dõi.
BS Lê Vĩnh Phúc, nguyên bác sĩ khoa Sản, BV Bạch Mai cho hay: Những trường hợp như chị Nhung rất dễ gặp trong những người được chẩn đoán “suy giảm nước ối”. Theo BS Phúc, đó là quan niệm rất sai lầm của thai phụ và gia đình bởi việc uống đó hầu như không có ý nghĩa. “Trong nước mía có rất nhiều đường, không cẩn thận thai phụ lại bị tiểu đường thai kỳ. Bởi nước không vào ngay tử cung, nước ối mà vào máu thai phụ. Về nguyên tắc, uống nước nhiều chỉ để hi vọng lưu lượng tuần hoàn trong máu thai phụ thuận lợi, không thiếu máu đến tử cung” – BS Phúc cảnh báo.
Khi mang thai, nước ối là một dung dịch quan trọng, là phần đệm giữa thai và tử cung. Khi thai lớn lên, thai uống nước ối (do môi trường vô khuẩn) và thải ra nước ối nên lượng nước ối sẽ được duy trì thường xuyên. Tùy vào từng đặc điểm của thai phụ để tìm hiểu nguyên nhân của cạn nước ối, theo các bác sĩ sản khoa, nguyên nhân chủ yếu do bánh rau có vấn đề như bị vôi hóa, già tháng, thai quá ngày sinh (trên 42 tuần thai). Thông thường, khi thai đủ từ 38-40 tuần được gọi là thai đủ tháng, nếu để quá ngày thì bánh rau bị già hóa và không tiết ra nước nữa, nước ối bắt đầu cạn dần.
Theo BSCKII Nguyễn Bá Tân- Giám đốc Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh Nghệ An: Có các trường hợp suy giảm nước ối thật và suy giảm nước ối giả. Để chẩn đoán cạn ối chính xác, bác sĩ phải siêu âm thậm chí từ 2-3 lần/ngày. Ví dụ buổi sáng siêu âm thấy nước ối ít có thể do thai nhi uống nước ối nhưng chưa tiết ra, nhưng buổi chiều, thai tiết ra thì lại đủ nước ối. Theo đó, với những trường hợp chỉ siêu âm một lần mà chẩn đoán cạn nước ối thì không chính xác hoàn toàn.
Thai phụ nên đề nghị bác sĩ đo chỉ số nước ối
Theo BS Nguyễn Bá Tân, hầu hết cạn nước ối phải qua chẩn đoán siêu âm mới biết được. Có thể với những thai lớn, người mẹ thấy ra nước đường âm đạo thì có thể có triệu chứng rò rỉ nước ối (gọi là rò ối). Nguyên nhân do tính chất màng rau bị kém, làm nên những lỗ nhỏ li ti khiến nước ối bị rò ra, nếu đóng băng vệ sinh sẽ thấy rõ. Đây là dấu hiệu có thể nhận biết nước ối đang bị cạn đi. “Nếu bị rò ối thì nước ối cạn rất nhanh” – BS Tân nói.
Việc cạn nước ối có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào của thai kỳ nếu do bệnh lý trong tử cung hoặc bánh rau. Theo BS Tân và BS Phúc, nước ối cạn rất nguy hiểm cho thai nhi. “Hãy tưởng tượng thai như một quả bóng nằm trong túi nước, nếu nước nhiều, khi lấy tay bóp túi, rất khó để gây ảnh hưởng đến quả bóng. Nếu nước ít, quả bóng rất dễ bị tác động. Thai nhi cũng vậy. Đặc biệt khi chuyển dạ, nếu nước ối cạn nhanh, thai dễ bị ngạt khi tử cung co bóp mạnh, siết chặt vào thai, thai có thể bị suy thai và tử vong” – BS Vĩnh Phúc phân tích.
Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo, trong tất cả các trường hợp chẩn đoán suy giảm nước ối, thai phụ cần phải nhập viện ngay để theo dõi liên tục, xử lý kịp thời. Với những thai già tháng, khi siêu âm thấy bánh rau bị vôi hóa hoặc khi thai từ 37 tuần trở lên thì thai phụ nên nhập viện ngay để theo dõi, có thể phải đình chỉ thai nghén (mổ lấy thai, đẻ chỉ huy). Trong trường hợp này, thai phụ và gia đình cần chuẩn bị đồ đạc sẵn sàng cho việc sinh nở bất cứ lúc nào.
BS Tân khuyến cáo thêm, để dự phòng nước ối không bị suy giảm, thai phụ cần ăn uống đủ, mùa hè có thể uống tăng hơn do lượng mồ hôi tiết ra nhiều. Nên uống nước mát, không nên ăn mặn quá, làm cho môi trường không tốt đối với thai nhi và bà bầu. Người được chẩn đoán suy nước ối có thể uống nước râu ngô, rau má, mã đề, bổ sung nước canh, nước lọc... Với người bị tiểu đường thai kỳ hoặc bệnh lý, cao huyết áp, bị phù do trữ nước, nhất thiết phải có sự can thiệp, hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống vì không kiểm soát được lượng đường trong máu thai phụ.
Đừng uống nước mía, nước dừa vô tội vạ
Ngoài sai lầm uống nước mía, nước dừa vô tội vạ, một sai lầm khác của sản phụ là không đi khám thai định kỳ, không đo chỉ số nước ối. “Nhiều sản phụ khi đến khám ở chúng tôi mang theo một tập giấy siêu âm dày cộm, nhưng họ siêu âm chỉ để biết con trai hay con gái, thai thuận ngôi hay ngược. Không có nổi một tờ giấy khám sức khỏe cho mẹ, hay theo dõi tim thai, chỉ số nước ối, bánh rau... Thai phụ lưu ý, nên đề nghị bác sĩ đo chỉ số nước ối để tiện theo dõi”.
BS Nguyễn Bá Tân
Giám đốc Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh Nghệ An
AloBacsi.
Thai phụ lưu ý: Nên đề nghị bác sĩ đo chỉ số nước ối để tiện theo dõi sức khỏe cả mẹ và con
Ảnh: T. L
Các chuyên gia sản khoa khuyến cáo: Khi gặp hiện tượng này, nhất thiết thai phụ phải nhập viện để được theo dõi liên tục và hướng dẫn kịp thời. Việc tự ý uống nước mía, nước dừa để nâng lượng nước ối là một sai lầm tai hại.
Suýt gặp nguy vì tự ý “bốc thuốc”
Mang thai đến tuần thứ 32, chị Đặng Vũ Nhung (phố Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội) đi khám thai định kỳ tại một phòng mạch tư nhân và được “phán” rằng: Bị suy giảm nước ối. Vì mới mang thai lần đầu nên khi nghe hai chữ “suy giảm”, chị Nhung rất sợ. Tìm hiểu thông tin trên mạng, ngay lập tức chị “cầu viện” bố mẹ ở quê (Yên Thủy, Hòa Bình) vận chuyển hàng bao tải mía mật do nhà trồng được xuống Hà Nội để uống nhằm mục đích “tăng lượng nước ối lên”. Đều như vắt chanh, mỗi ngày chị Nhung uống 3 cốc vại nước mía. Bà mẹ trẻ tin rằng uống nước mía, nhiều đường tự nhiên, con sẽ cứng cáp, lại là “của nhà trồng được” nên càng yên tâm.
Chị cố nuốt dù có lúc thừa nhận “uống nhiều phát ớn, bụng ọc à ọc ạch vì đầy nước, phải “đi nhẹ” liên tục”. Được 4 tuần, chị Nhung đi khám lại, càng tá hỏa vì lượng nước ối cho con chẳng những không tăng lên, mà lượng đường trong máu mẹ có dấu hiệu báo động. Chị Nhung ngừng ngay việc uống nước mía và nhập viện để theo dõi.
BS Lê Vĩnh Phúc, nguyên bác sĩ khoa Sản, BV Bạch Mai cho hay: Những trường hợp như chị Nhung rất dễ gặp trong những người được chẩn đoán “suy giảm nước ối”. Theo BS Phúc, đó là quan niệm rất sai lầm của thai phụ và gia đình bởi việc uống đó hầu như không có ý nghĩa. “Trong nước mía có rất nhiều đường, không cẩn thận thai phụ lại bị tiểu đường thai kỳ. Bởi nước không vào ngay tử cung, nước ối mà vào máu thai phụ. Về nguyên tắc, uống nước nhiều chỉ để hi vọng lưu lượng tuần hoàn trong máu thai phụ thuận lợi, không thiếu máu đến tử cung” – BS Phúc cảnh báo.
Khi mang thai, nước ối là một dung dịch quan trọng, là phần đệm giữa thai và tử cung. Khi thai lớn lên, thai uống nước ối (do môi trường vô khuẩn) và thải ra nước ối nên lượng nước ối sẽ được duy trì thường xuyên. Tùy vào từng đặc điểm của thai phụ để tìm hiểu nguyên nhân của cạn nước ối, theo các bác sĩ sản khoa, nguyên nhân chủ yếu do bánh rau có vấn đề như bị vôi hóa, già tháng, thai quá ngày sinh (trên 42 tuần thai). Thông thường, khi thai đủ từ 38-40 tuần được gọi là thai đủ tháng, nếu để quá ngày thì bánh rau bị già hóa và không tiết ra nước nữa, nước ối bắt đầu cạn dần.
Theo BSCKII Nguyễn Bá Tân- Giám đốc Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh Nghệ An: Có các trường hợp suy giảm nước ối thật và suy giảm nước ối giả. Để chẩn đoán cạn ối chính xác, bác sĩ phải siêu âm thậm chí từ 2-3 lần/ngày. Ví dụ buổi sáng siêu âm thấy nước ối ít có thể do thai nhi uống nước ối nhưng chưa tiết ra, nhưng buổi chiều, thai tiết ra thì lại đủ nước ối. Theo đó, với những trường hợp chỉ siêu âm một lần mà chẩn đoán cạn nước ối thì không chính xác hoàn toàn.
Thai phụ nên đề nghị bác sĩ đo chỉ số nước ối
Theo BS Nguyễn Bá Tân, hầu hết cạn nước ối phải qua chẩn đoán siêu âm mới biết được. Có thể với những thai lớn, người mẹ thấy ra nước đường âm đạo thì có thể có triệu chứng rò rỉ nước ối (gọi là rò ối). Nguyên nhân do tính chất màng rau bị kém, làm nên những lỗ nhỏ li ti khiến nước ối bị rò ra, nếu đóng băng vệ sinh sẽ thấy rõ. Đây là dấu hiệu có thể nhận biết nước ối đang bị cạn đi. “Nếu bị rò ối thì nước ối cạn rất nhanh” – BS Tân nói.
Việc cạn nước ối có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào của thai kỳ nếu do bệnh lý trong tử cung hoặc bánh rau. Theo BS Tân và BS Phúc, nước ối cạn rất nguy hiểm cho thai nhi. “Hãy tưởng tượng thai như một quả bóng nằm trong túi nước, nếu nước nhiều, khi lấy tay bóp túi, rất khó để gây ảnh hưởng đến quả bóng. Nếu nước ít, quả bóng rất dễ bị tác động. Thai nhi cũng vậy. Đặc biệt khi chuyển dạ, nếu nước ối cạn nhanh, thai dễ bị ngạt khi tử cung co bóp mạnh, siết chặt vào thai, thai có thể bị suy thai và tử vong” – BS Vĩnh Phúc phân tích.
Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo, trong tất cả các trường hợp chẩn đoán suy giảm nước ối, thai phụ cần phải nhập viện ngay để theo dõi liên tục, xử lý kịp thời. Với những thai già tháng, khi siêu âm thấy bánh rau bị vôi hóa hoặc khi thai từ 37 tuần trở lên thì thai phụ nên nhập viện ngay để theo dõi, có thể phải đình chỉ thai nghén (mổ lấy thai, đẻ chỉ huy). Trong trường hợp này, thai phụ và gia đình cần chuẩn bị đồ đạc sẵn sàng cho việc sinh nở bất cứ lúc nào.
BS Tân khuyến cáo thêm, để dự phòng nước ối không bị suy giảm, thai phụ cần ăn uống đủ, mùa hè có thể uống tăng hơn do lượng mồ hôi tiết ra nhiều. Nên uống nước mát, không nên ăn mặn quá, làm cho môi trường không tốt đối với thai nhi và bà bầu. Người được chẩn đoán suy nước ối có thể uống nước râu ngô, rau má, mã đề, bổ sung nước canh, nước lọc... Với người bị tiểu đường thai kỳ hoặc bệnh lý, cao huyết áp, bị phù do trữ nước, nhất thiết phải có sự can thiệp, hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống vì không kiểm soát được lượng đường trong máu thai phụ.
Đừng uống nước mía, nước dừa vô tội vạ
Ngoài sai lầm uống nước mía, nước dừa vô tội vạ, một sai lầm khác của sản phụ là không đi khám thai định kỳ, không đo chỉ số nước ối. “Nhiều sản phụ khi đến khám ở chúng tôi mang theo một tập giấy siêu âm dày cộm, nhưng họ siêu âm chỉ để biết con trai hay con gái, thai thuận ngôi hay ngược. Không có nổi một tờ giấy khám sức khỏe cho mẹ, hay theo dõi tim thai, chỉ số nước ối, bánh rau... Thai phụ lưu ý, nên đề nghị bác sĩ đo chỉ số nước ối để tiện theo dõi”.
BS Nguyễn Bá Tân
Giám đốc Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh Nghệ An
AloBacsi.