Vật lý trị liệu cho bệnh thoái hóa cột sống (Phần 1)


vtkdung

New Member
6
0
1
exson.com.vn
Xu
0
Khi bệnh nhân mới chớm đau lưng, cần phải đến vật lý trị liệu để được hướng dẫn các động tác tập và tư thế tốt trong sinh hoạt hằng ngày nhằm tránh bị nặng thêm.
Đa số các trường hợp chỉ đến bác sĩ khám và uống thuốc thấy bớt đau và nghĩ rằng như thế là hết bệnh. Thực ra đó chỉ là giai đoạn đầu của bệnh lý, nếu người bệnh biết giữ tư thế tốt trong sinh hoạt hằng ngày và tập luyện đều đặn thì bệnh sẽ không nặng thêm và có thể sẽ tránh được phẫu thuật.

CÁC PHƯƠNG THỨC VẬT LÝ TRỊ LIỆU
Tùy theo mức độ, nguyên nhân bệnh lý cột sống và triệu chứng, người bệnh sẽ được trị liệu với các loại máy và những bài tập vận động thích hợp.

A. ĐIỆN TRỊ LIỆU
SÓNG NGẮN:
Giúp gia tăng tuần hoàn trong các mô sâu, nhờ vậy gia tăng dinh dưỡng vùng tổn thương, đồng thời tăng đào thải các chất gây viêm, làm giảm đau. Áp dụng rất tốt cho các chứng đau cơ xương khớp (bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, viêm chu vi vai, viêm xoang…)
SIÊU ÂM:
Nếu bệnh nhân có điểm đau, siêu âm cho hiệu quả rất cao nhờ tác dụng cơ học, các màng tế bào rung lên làm tăng hoạt động màng, gia tăng tuần hoàn, tăng cường dinh dưỡng cục bộ, giảm đau, giảm viêm làm mềm mô sẹo, giảm kết dính.
KÍCH THÍCH ĐIỆN:
Các dòng điện giảm đau được áp dụng đặc biệt khi bệnh nhân đang đau cấp, cơ đang co thắt các dòng điện này sẽ làm giảm đau nhờ ức chế đường dẫn truyền thần kinh lên não và đồng thời làm giảm co thắt giúp người bệnh mau chóng hết đau.
LASER:
Giúp giảm đau, tê và kích thích tái tạo mô.
B. VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU
Song song với các phương thức trên, vận động tập và giữ tư thế tốt trong sinh hoạt hằng ngày rất quan trọng trong quá trình điều trị.
Mục đích các bài tập là để lấy lại sự cân bằng của hệ cơ xương khớp, điều mà thường xuyên bị phá vỡ mọi nơi mọi lúc trong quá trình sống và làm việc của con người. Do vậy phải tìm ra các cơ co rút để kéo giãn, đồng thời tìm ra các cơ yếu để tập mạnh. Tùy theo bệnh lý mà có các bài tập khác nhau.

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Cột sống thắt lưng
Bài tập 1: Tập mạnh cơ lưng.
-Tư thế khởi đầu: Nằm sấp, hai tay xuôi theo thân mình, hai chân duỗi thẳng.

-Thực hiện động tác: Nâng đầu và hai vai lên khỏi mặt giường giữ lại 5-10 giây rồi trở lại tư thế khởi đầu. Lập lại động tác 10-15 lần. Ngày tập 2 lần.
Bài tập 2: Tập mạnh cơ thẳng bụng.
-Tư thế khởi đầu: Nằm ngửa, hai bàn chân đặt trên giường.
-Thực hiện động tác: Ngóc đầu dậy, hai bàn tay chạm vào hai đầu gối (chân vẫn đặt trên giường và trở về vị trí khởi đầu). Lập lại động tác 10-15 lần. Ngày tập 2 lần.
Bài tập 3: Tập mạnh cơ chéo bụng​
-Tư thế khởi đầu giống như bài tập cho cơ thẳng bụng.
-Thực hiện động tác: Ngóc đầu dậy, chạm tay phải vào đầu gối trái và trở về vị trí khởi đầu. Sau đó đổi bên (tay trái chạm đầu gối phải). Lập lại động tác 10-15 lần. Ngày tập 2 lần.

Cột sống cổ
Bài tập 1:
-Tư thế khởi đầu: Ngồi, đầu ở vị thế trung tính.
-Thực hiện động tác: Ép cằm vào cổ rồi ấn cổ vào tường (hoặc ấn xuống gối khi nằm), giữ lại 5 giây rồi thư giãn. Lập lại động tác 10- 15 lần. Ngày tập 2 lần.

Bài tập 2:
-Tư thế khởi đầu: Ngồi, đầu ở vị thế trung tính.
-Thực hiện động tác: Xoay đầu chậm rãi qua lại 2 bên, giữ lại ở tầm độ cuối mỗi bên 5 giây, tăng dần tầm độ ở những lần sau. Lập lại 15 lần cho mỗi bên. Ngày tập 2 lần.
Bài tập 3:
-Tư thế khởi đầu: Ngồi, đầu ở vị thế trung tính.
-Thực hiện động tác:. Nghiêng đầu qua bên Trái (T), vai Phải (P) hạ xuống để cho cơ Thang trên bên (P) giãn ra, nếu chưa đủ căng thì dùng tay (T) kéo nhẹ đầu về bên (T), giữ lại 5 giây, trở về vị thế ban đầu. Lập lại động tác cho bên kia. Lập lại 10-15 lần cho mỗi bên. Ngày tập 2 lần.
THOÁI HÓA CỘT SỐNG
Cột sống thắt lưng
Ngoài 3 động tác của thoát vị đĩa đệm cần tập thêm các động tác nghiêng hai bên, xoay cột sống:


(Theo http://exson.com.vn)
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl