Các bệnh lý tim mạch ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên lưu ý phòng bệnh cho trẻ ngay khi còn trong bào thai.
PGS.TS.BS Vũ Minh Phúc - Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, cho biết có một số bệnh tim mà trẻ em thường hay gặp đó là bệnh tim bẩm sinh, thấp tim và bệnh Kawasaki.
1. Bệnh tim bẩm sinh:
Bệnh tim bẩm sinh là những tật tim được hình thành từ trong bào thai, do bất thường trong quá trình hình thành và phát triển của phôi thai. Nguyên nhân có thể do: Bất thường cấu trúc gen (di truyền hoặc không di truyền); người mẹ trong quá trình mang thai (nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ) bị nhiễm siêu vi (Rubella, sởi, quai bị, cúm..), nhiễm độc chất (rượu, thuốc lá, thuốc an thần, hóa chất, tia xạ…), mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, lupus ban đỏ…
Có 3 loại tật tim bẩm sinh chính:
- Hẹp các thành phần trong tim như hẹp van tim hoặc hẹp các mạch máu ngoài tim. Chứng này dẫn tới tắc nghẽn luồng máu chảy, ứ máu trong các buồng tim gây dầy dãn các buồng tim như: hẹp van động mạch phổi, hẹp van động mạch chủ, hẹp van 2 lá…
- Có các lỗ thủng ở vách ngăn giữa các buồng tim (thông liên nhĩ, thông liên thất). Những lỗ thủng này cho phép máu chạy từ buồng tim bên này sang buồng tim bên kia (gọi là luồng thông). Khi áp lực ở luồng tim trái cao hơn, chiều luồng thông sẽ từ tim trái qua tim phải, dẫn tới tăng lượng máu lên phổi. Ngoài ra, luồng thông có thể không chạy qua các lỗ thủng mà chạy qua ống động mạch tồn tại sau sanh. Ống động mạch này nối động mạch chủ với động mạch phổi. Khi có luồng thông từ động mạch chủ qua động mạch phổi sẽ làm tăng lưu lượng máu lên phổi.
- Các mạch máu chính xuất phát từ tim ở những vị trí bất thường như dị tật hoán vị đại động mạch. Bình thường động mạch chủ xuất phát từ tâm thất trái mang máu đỏ, giàu oxy đi nuôi cơ thể còn động mạch phổi xuất phát từ tâm thất phải, mang máu đen lên nuôi phổi để trao đổi oxy. Trong tật hoán vị đại động mạch, động mạch chủ và phổi sẽ hoán đổi vị trí xuất phát cho nhau. Động mạch chủ sẽ xuất phát từ tâm thất phải và động mạch phổi xuất phát từ tâm thất trái. Như vậy, máu đen từ tĩnh mạch về tim phải sẽ được bơm lên động mạch chủ đi nuôi cơ thể dẫn tới trẻ sẽ bị thiếu oxy, trẻ có biểu hiện tím đen. Nếu không được phẫu thuật sớm trẻ sẽ tử vong.
Cũng theo PGS.TS.BS Vũ Minh Phúc, bệnh tim bẩm sinh nếu không điều trị sẽ dẫn tới tim to, suy tim, tím tái nặng do thiếu oxy, trẻ thường xuyên bị nhiễm trùng phổi, chậm lớn, chậm phát triển tâm thần, vận động, nếu nặng có thể dẫn tới tử vong.
Có thể phát hiện sớm các trường hợp tim bẩm sinh qua siêu âm tim bào thai lúc thai 16 tuần. Các bà mẹ khi mang thai nên đi khám thai định kỳ, nếu các bác sĩ thấy nghi ngờ sẽ kiểm tra siêu âm tim bào thai. Trẻ em nên đi khám sức khỏe định kỳ để được phát hiện sớm, không nên đợi khi có các triệu chứng rồi mới đi khám, đôi khi sẽ muộn và không điều trị được.
Hầu hết các bệnh tim bẩm sinh đều có thể điều trị được bằng phẫu thuật hoặc bằng thông tim can thiệp, thậm chí có thể can thiệp ngay sau sanh.
Để phòng ngừa, phụ nữ trước khi mang thai nên chủng ngừa cúm, sởi, quai bị, Rubella, điều trị ổn định các bệnh mạn tính trước khi mang thai, tránh hút thuốc, uống rượu, tiếp xúc các độc chất. Thêm vào đó, phụ nữ cũng cần cẩn thận khi sử dụng thuốc trong lúc mang thai, phải tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa khi cần dùng thuốc.
2.Thấp tim:
Bệnh thấp tim là một bệnh xảy ra sau khi bị viêm họng do vi trùng liên cầu khuẩn tan huyết bê- ta nhóm A. Bệnh gây tổn thương tim, khớp, thần kinh, da và mô dưới da. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em lứa tuổi học đường, từ 5- 15 tuổi, có cơ địa đặc biệt nhạy cảm với loại vi trùng này.
Sau khi bị viêm họng 1- 2 tuần, trẻ có các triệu chứng sau:Sưng, nóng đỏ, đau một hoặc nhiều khớp; Mệt, khó thở, đau ngực, xanh xao, vã mồ hôi, phù, tiểu ít, hồi hộp, tim đập nhanh, tim to, sưng; Tay chân yếu, cầm đồ đạc và cử động trở nên vụng về, dễ đánh rơi và làm bể đồ đạc, viết chữ xấu đi, dễ té, có những cử động múa may tự phát không kiềm chế được; Nổi những mảng hồng ban hình tròn ở thân người; Nổi những nốt cục dưới da nhỏ như hạt đậu, ở cùi chỏ, đầu gối, ống quyển, dọc cột sống, da đầu; Chảy máu cam, đau bụng, biếng ăn.
Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, trẻ có nguy cơ bị suy tim cấp, nguy hiểm đến tính mạng và để lại di chứng hở hẹp các van tim dẫn tới suy tim mạn tính.
Để tránh mắc bệnh này, các bậc cha mẹ nên đưa con em mình đến khám bác sĩ chuyên khoa nhi khi có triệu chứng đau họng, ho, sốt. Nếu trẻ được điều trị sớm và đúng bệnh viêm họng thì sẽ không mắc phải bệnh này.
3. Bệnh Kawasaki:
Căn bệnh này làm viêm các mạch máu, có thể gây tổn thương tạm thời đến tim. Cho tới nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Các triệu chứng điển hình thường gặp như:
-Sốt cao liên tục, khó hạ sốt
-Kết mạc mắt sung huyết, khô, đỏ
-Môi khô, đỏ, nứt nẻ, chảy dịch, chảy máu
-Lưỡi đỏ giống quả dâu tây
-Niêm mạc vùng hầu họng đỏ rực
-Hồng ban ở da
-Hạch cổ sưng
-Lòng bàn ta, bàn chân sưng đỏ
-Bong da đầu ngón tay, ngón chân
Bệnh có thể gây biến chứng làm viêm, tắc động mạch vành, dãn phình động mạch vành dẫn tới suy tim.
Bệnh được điều trị bằng 2 loại thuốc chính là uống Aspirin làm giảm đau, hạ sốt, chống viêm và phòng ngừa tắc động mạch vành và truyền tĩnh mạch Gamma globulin phòng ngừa biến chứng dãn phình mạch vành.
(Tuổi trẻ)
PGS.TS.BS Vũ Minh Phúc - Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, cho biết có một số bệnh tim mà trẻ em thường hay gặp đó là bệnh tim bẩm sinh, thấp tim và bệnh Kawasaki.
1. Bệnh tim bẩm sinh:
Bệnh tim bẩm sinh là những tật tim được hình thành từ trong bào thai, do bất thường trong quá trình hình thành và phát triển của phôi thai. Nguyên nhân có thể do: Bất thường cấu trúc gen (di truyền hoặc không di truyền); người mẹ trong quá trình mang thai (nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ) bị nhiễm siêu vi (Rubella, sởi, quai bị, cúm..), nhiễm độc chất (rượu, thuốc lá, thuốc an thần, hóa chất, tia xạ…), mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, lupus ban đỏ…
Có 3 loại tật tim bẩm sinh chính:
- Hẹp các thành phần trong tim như hẹp van tim hoặc hẹp các mạch máu ngoài tim. Chứng này dẫn tới tắc nghẽn luồng máu chảy, ứ máu trong các buồng tim gây dầy dãn các buồng tim như: hẹp van động mạch phổi, hẹp van động mạch chủ, hẹp van 2 lá…
- Có các lỗ thủng ở vách ngăn giữa các buồng tim (thông liên nhĩ, thông liên thất). Những lỗ thủng này cho phép máu chạy từ buồng tim bên này sang buồng tim bên kia (gọi là luồng thông). Khi áp lực ở luồng tim trái cao hơn, chiều luồng thông sẽ từ tim trái qua tim phải, dẫn tới tăng lượng máu lên phổi. Ngoài ra, luồng thông có thể không chạy qua các lỗ thủng mà chạy qua ống động mạch tồn tại sau sanh. Ống động mạch này nối động mạch chủ với động mạch phổi. Khi có luồng thông từ động mạch chủ qua động mạch phổi sẽ làm tăng lưu lượng máu lên phổi.
- Các mạch máu chính xuất phát từ tim ở những vị trí bất thường như dị tật hoán vị đại động mạch. Bình thường động mạch chủ xuất phát từ tâm thất trái mang máu đỏ, giàu oxy đi nuôi cơ thể còn động mạch phổi xuất phát từ tâm thất phải, mang máu đen lên nuôi phổi để trao đổi oxy. Trong tật hoán vị đại động mạch, động mạch chủ và phổi sẽ hoán đổi vị trí xuất phát cho nhau. Động mạch chủ sẽ xuất phát từ tâm thất phải và động mạch phổi xuất phát từ tâm thất trái. Như vậy, máu đen từ tĩnh mạch về tim phải sẽ được bơm lên động mạch chủ đi nuôi cơ thể dẫn tới trẻ sẽ bị thiếu oxy, trẻ có biểu hiện tím đen. Nếu không được phẫu thuật sớm trẻ sẽ tử vong.
Cũng theo PGS.TS.BS Vũ Minh Phúc, bệnh tim bẩm sinh nếu không điều trị sẽ dẫn tới tim to, suy tim, tím tái nặng do thiếu oxy, trẻ thường xuyên bị nhiễm trùng phổi, chậm lớn, chậm phát triển tâm thần, vận động, nếu nặng có thể dẫn tới tử vong.
Có thể phát hiện sớm các trường hợp tim bẩm sinh qua siêu âm tim bào thai lúc thai 16 tuần. Các bà mẹ khi mang thai nên đi khám thai định kỳ, nếu các bác sĩ thấy nghi ngờ sẽ kiểm tra siêu âm tim bào thai. Trẻ em nên đi khám sức khỏe định kỳ để được phát hiện sớm, không nên đợi khi có các triệu chứng rồi mới đi khám, đôi khi sẽ muộn và không điều trị được.
Hầu hết các bệnh tim bẩm sinh đều có thể điều trị được bằng phẫu thuật hoặc bằng thông tim can thiệp, thậm chí có thể can thiệp ngay sau sanh.
Để phòng ngừa, phụ nữ trước khi mang thai nên chủng ngừa cúm, sởi, quai bị, Rubella, điều trị ổn định các bệnh mạn tính trước khi mang thai, tránh hút thuốc, uống rượu, tiếp xúc các độc chất. Thêm vào đó, phụ nữ cũng cần cẩn thận khi sử dụng thuốc trong lúc mang thai, phải tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa khi cần dùng thuốc.
2.Thấp tim:
Bệnh thấp tim là một bệnh xảy ra sau khi bị viêm họng do vi trùng liên cầu khuẩn tan huyết bê- ta nhóm A. Bệnh gây tổn thương tim, khớp, thần kinh, da và mô dưới da. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em lứa tuổi học đường, từ 5- 15 tuổi, có cơ địa đặc biệt nhạy cảm với loại vi trùng này.
Sau khi bị viêm họng 1- 2 tuần, trẻ có các triệu chứng sau:Sưng, nóng đỏ, đau một hoặc nhiều khớp; Mệt, khó thở, đau ngực, xanh xao, vã mồ hôi, phù, tiểu ít, hồi hộp, tim đập nhanh, tim to, sưng; Tay chân yếu, cầm đồ đạc và cử động trở nên vụng về, dễ đánh rơi và làm bể đồ đạc, viết chữ xấu đi, dễ té, có những cử động múa may tự phát không kiềm chế được; Nổi những mảng hồng ban hình tròn ở thân người; Nổi những nốt cục dưới da nhỏ như hạt đậu, ở cùi chỏ, đầu gối, ống quyển, dọc cột sống, da đầu; Chảy máu cam, đau bụng, biếng ăn.
Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, trẻ có nguy cơ bị suy tim cấp, nguy hiểm đến tính mạng và để lại di chứng hở hẹp các van tim dẫn tới suy tim mạn tính.
Để tránh mắc bệnh này, các bậc cha mẹ nên đưa con em mình đến khám bác sĩ chuyên khoa nhi khi có triệu chứng đau họng, ho, sốt. Nếu trẻ được điều trị sớm và đúng bệnh viêm họng thì sẽ không mắc phải bệnh này.
3. Bệnh Kawasaki:
Căn bệnh này làm viêm các mạch máu, có thể gây tổn thương tạm thời đến tim. Cho tới nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Các triệu chứng điển hình thường gặp như:
-Sốt cao liên tục, khó hạ sốt
-Kết mạc mắt sung huyết, khô, đỏ
-Môi khô, đỏ, nứt nẻ, chảy dịch, chảy máu
-Lưỡi đỏ giống quả dâu tây
-Niêm mạc vùng hầu họng đỏ rực
-Hồng ban ở da
-Hạch cổ sưng
-Lòng bàn ta, bàn chân sưng đỏ
-Bong da đầu ngón tay, ngón chân
Bệnh có thể gây biến chứng làm viêm, tắc động mạch vành, dãn phình động mạch vành dẫn tới suy tim.
Bệnh được điều trị bằng 2 loại thuốc chính là uống Aspirin làm giảm đau, hạ sốt, chống viêm và phòng ngừa tắc động mạch vành và truyền tĩnh mạch Gamma globulin phòng ngừa biến chứng dãn phình mạch vành.
(Tuổi trẻ)
Bài viết cùng chủ đề
- Điều trị suy tim
- 1
- 911