Đau thắt lưng là rối loạn về cơ xương thường gặp nhất và trong 5 người thì có 4 sẽ cảm nhận đau thắt lưng trong đời mình. Các tác nhân gây nguy cơ đau thắt lưng bao gồm nghiện thuốc lá, tư thế, di truyền, hình dáng cơ thể và điều kiện làm việc. Bác sĩ David Wong Him Choon, hiện đang công tác tại Bệnh viện Raffles Singapore là người đi tiên phong trong việc phát triển và ứng dụng phương pháp điều trị mới cho những bệnh nhân bị bệnh lý về cột sống thắt lưng, giúp bệnh nhân quay trở lại với các hoạt động thường nhật một cách ngắn nhất và tích cực nhất.
Một trong những bệnh nhân nước ngoài đã đến với Singapore và được bác sĩ David Wong điều trị bằng phương pháp mới này, là Gleb Klokov, bệnh nhân đến từ Vladivostock thuộc liên bang Nga. Gleb Klokov vốn là một thương gia người Nga 44 tuối luôn có một cuộc sống rất năng động và không bao giờ để cho bản thân mình ngồi không. Bệnh nhân hay bị đau lưng phía dưới thắt lưng trong vài năm nhưng chỉ nghĩ đơn thuần là do chơi thể thao. Tuy nhiên, vào đầu năm 2006, bệnh nhân Klokov thường xuyên phải chịu các cơn đau, thậm chí ngay việc đi lại cũng rất khó khăn.
Bệnh nhân Klokov cho biết: “Các bác sĩ Nga rất giỏi và được đào tạo tốt nhưng thật không may là các điều kiện vật chất và cơ sở kỹ thuật lại không đạt tiêu chuẩn, đặc biệt là với những ca phẫu thuật phức tạp. Lúc đầu tôi định sang Đức hoặc là một số nước khác ở Châu Âu nhưng sau đó tôi được một người bạn với vấn đề tương tự nói anh ấy có dự định sang Singapore để điều trị”. Và Klokov đã quyết định nghe theo lời khuyên của bạn mình, anh đã vượt qua hơn 3.000 dặm để đến với Singapore, nơi mà Gleb phải thừa nhận là bản thân mình cũng chưa nghe nói nhiều về đất nước này.
Bệnh nhân đến gặp bác sĩ David Wong Him Choon tại bệnh viện Raffles vào cuối tháng 4 năm 2007. Kết quả chụp X-quang và cộng hưởng cho thấy Gleb bị viêm trượt đốt sống ở L5-S1 (từ đốt sống thắt lưng thứ 5 đến xương cùng đầu tiên), làm cho các đốt sống bị chuyển dịch về phía trước.
Bác sĩ Wong cho biết “Vào thời điểm đó, bệnh nhân đã rất đau. Sau khi xem kết quả chụp của bệnh nhân, tôi đã đưa ra hướng phẫu thuật gắn đốt sống để điều trị cho bệnh nhân. Tôi cũng biết rằng bệnh nhân là một người rất năng động nên chúng tôi cũng cần xem xét kỹ để tránh các vấn đề khác sẽ xảy ra sau đó”
Theo như bác sĩ Wong thì trong số khoảng 20% bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật gắn đốt sống theo phương pháp truyền thống trước đây sẽ bị thoái hoá đĩa đệm hoặc mắc các bệnh lý về đĩa đệm ở những đĩa đệm liền kề trong thời gian 10 năm.
“Phẫu thuật gắn đốt sống cổ điển (còn được biết đến là phẫu thuật làm cứng khớp đốt sống) sẽ làm các đốt sống này trở nên cứng và thiếu sự linh hoạt khiến toàn bộ lực sẽ dồn lên những đĩa đệm cột sống liền kề. Hậu quả là những đĩa đệm này phải tăng cường hoạt động để bù đắp cho thiếu hụt vận động của những đốt sống đã được cố định, đây là nguyên nhân gây ra những bệnh lý về đĩa đệm sau này”, bác sĩ Wong nhấn mạnh.
Chính vì nguyên nhân đó bác sĩ Wong dự định sử dụng vật liệu mới để gắn những đĩa đệm bị ảnh hưởng và ngăn ngừa thoái hoá của những đĩa đệm liền kề. Với phương pháp này, phẫu thuật chỉ cần tiến hành từ phía sau lưng. Mô cấy được thiết kế sử dụng tại Singapore là một đoạn thanh cứng liên kết các đĩa đệm bị thoái hoá đồng thời có nhứng đoạn nối linh động giúp bảo vệ các đĩa đệm khác”
Một trong những bệnh nhân nước ngoài đã đến với Singapore và được bác sĩ David Wong điều trị bằng phương pháp mới này, là Gleb Klokov, bệnh nhân đến từ Vladivostock thuộc liên bang Nga. Gleb Klokov vốn là một thương gia người Nga 44 tuối luôn có một cuộc sống rất năng động và không bao giờ để cho bản thân mình ngồi không. Bệnh nhân hay bị đau lưng phía dưới thắt lưng trong vài năm nhưng chỉ nghĩ đơn thuần là do chơi thể thao. Tuy nhiên, vào đầu năm 2006, bệnh nhân Klokov thường xuyên phải chịu các cơn đau, thậm chí ngay việc đi lại cũng rất khó khăn.
Bệnh nhân Klokov cho biết: “Các bác sĩ Nga rất giỏi và được đào tạo tốt nhưng thật không may là các điều kiện vật chất và cơ sở kỹ thuật lại không đạt tiêu chuẩn, đặc biệt là với những ca phẫu thuật phức tạp. Lúc đầu tôi định sang Đức hoặc là một số nước khác ở Châu Âu nhưng sau đó tôi được một người bạn với vấn đề tương tự nói anh ấy có dự định sang Singapore để điều trị”. Và Klokov đã quyết định nghe theo lời khuyên của bạn mình, anh đã vượt qua hơn 3.000 dặm để đến với Singapore, nơi mà Gleb phải thừa nhận là bản thân mình cũng chưa nghe nói nhiều về đất nước này.
Bệnh nhân đến gặp bác sĩ David Wong Him Choon tại bệnh viện Raffles vào cuối tháng 4 năm 2007. Kết quả chụp X-quang và cộng hưởng cho thấy Gleb bị viêm trượt đốt sống ở L5-S1 (từ đốt sống thắt lưng thứ 5 đến xương cùng đầu tiên), làm cho các đốt sống bị chuyển dịch về phía trước.
Bác sĩ Wong cho biết “Vào thời điểm đó, bệnh nhân đã rất đau. Sau khi xem kết quả chụp của bệnh nhân, tôi đã đưa ra hướng phẫu thuật gắn đốt sống để điều trị cho bệnh nhân. Tôi cũng biết rằng bệnh nhân là một người rất năng động nên chúng tôi cũng cần xem xét kỹ để tránh các vấn đề khác sẽ xảy ra sau đó”
Theo như bác sĩ Wong thì trong số khoảng 20% bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật gắn đốt sống theo phương pháp truyền thống trước đây sẽ bị thoái hoá đĩa đệm hoặc mắc các bệnh lý về đĩa đệm ở những đĩa đệm liền kề trong thời gian 10 năm.
“Phẫu thuật gắn đốt sống cổ điển (còn được biết đến là phẫu thuật làm cứng khớp đốt sống) sẽ làm các đốt sống này trở nên cứng và thiếu sự linh hoạt khiến toàn bộ lực sẽ dồn lên những đĩa đệm cột sống liền kề. Hậu quả là những đĩa đệm này phải tăng cường hoạt động để bù đắp cho thiếu hụt vận động của những đốt sống đã được cố định, đây là nguyên nhân gây ra những bệnh lý về đĩa đệm sau này”, bác sĩ Wong nhấn mạnh.
Chính vì nguyên nhân đó bác sĩ Wong dự định sử dụng vật liệu mới để gắn những đĩa đệm bị ảnh hưởng và ngăn ngừa thoái hoá của những đĩa đệm liền kề. Với phương pháp này, phẫu thuật chỉ cần tiến hành từ phía sau lưng. Mô cấy được thiết kế sử dụng tại Singapore là một đoạn thanh cứng liên kết các đĩa đệm bị thoái hoá đồng thời có nhứng đoạn nối linh động giúp bảo vệ các đĩa đệm khác”