Từ lâu, cần sa đã được sử dụng rộng rãi trong y học để trị nhiều chứng bệnh khác nhau, từ bệnh đa xơ cứng đến tiểu đường type 2, bệnh viêm ruột, và thậm chí là ung thư. Nhưng liệu nó có tác dụng với các chứng rối loạn thần kinh?
Cần sa trong điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Một nghiên cứu mới đây phát hiện ra rằng sử dụng cần sa có hiệu quả nhất định trong việc cải thiện chức năng nhận thức thần kinh ở những bệnh nhân mắc chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
Nghiên cứu là một nỗ lực hợp tác giữa các bác sỹ tại Bệnh viện Zucker Hillside (Long Island), Đại học Y dược Mount Sinai, và Đại học Y dược Albert Einstein (New York). Các nhà nghiên cứu phân tích và đánh giá tác động của cần sa vào chức năng nhận thức thần kinh ở 50 bệnh nhân mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực đã có tiền sử sử dụng cần sa so với 150 bệnh nhân không có tiền sử sử dụng cần sa. Tất cả những người tham gia nghiên cứu đều tương đồng về chủng tộc, tuổi tác, trình độ học vấn, cũng như tình trạng bệnh lý.
Kết quả là, những cá nhân có tiền sử sử dụng cần sa cho thấy "khả năng nhận thức thần kinh hoạt động tốt hơn đáng kể, đặc biệt là về sự chú ý, tốc độ xử lý và hiệu suất làm việc của bộ nhớ" so với những bệnh nhân chưa từng sử dụng cần sa.
Điều này tương tự phát hiện được đưa ra trong Báo cáo y học tâm lý năm 2010 từ các nhà nghiên cứu tại Đại học Oslo (Nauy). Trong nghiên cứu này, 133 bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực và 140 bệnh nhân tâm thần phân liệt đã được đánh giá dưới tác động của việc sử dụng cần sa.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng cần sa có tác dụng cải thiện chức năng nhận thức thần kinh đối với bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực một cách đáng kể, nhưng không có tác dụng với các bệnh nhân mắc chứng tâm thần phân liệt.
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, còn được gọi là bệnh hưng-trầm cảm, là một bệnh lý cảm xúc thường gặp trong thực hành lâm sàng. Đặc điểm của bệnh là sự tái diễn hoặc luân phiên của các giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm (hai hội chứng hoàn toàn trái ngược nhau), xen kẽ là những giai đoạn thuyên giảm hoàn toàn.
Theo EmaxHealth
Cần sa trong điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Một nghiên cứu mới đây phát hiện ra rằng sử dụng cần sa có hiệu quả nhất định trong việc cải thiện chức năng nhận thức thần kinh ở những bệnh nhân mắc chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
Nghiên cứu là một nỗ lực hợp tác giữa các bác sỹ tại Bệnh viện Zucker Hillside (Long Island), Đại học Y dược Mount Sinai, và Đại học Y dược Albert Einstein (New York). Các nhà nghiên cứu phân tích và đánh giá tác động của cần sa vào chức năng nhận thức thần kinh ở 50 bệnh nhân mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực đã có tiền sử sử dụng cần sa so với 150 bệnh nhân không có tiền sử sử dụng cần sa. Tất cả những người tham gia nghiên cứu đều tương đồng về chủng tộc, tuổi tác, trình độ học vấn, cũng như tình trạng bệnh lý.
Kết quả là, những cá nhân có tiền sử sử dụng cần sa cho thấy "khả năng nhận thức thần kinh hoạt động tốt hơn đáng kể, đặc biệt là về sự chú ý, tốc độ xử lý và hiệu suất làm việc của bộ nhớ" so với những bệnh nhân chưa từng sử dụng cần sa.
Điều này tương tự phát hiện được đưa ra trong Báo cáo y học tâm lý năm 2010 từ các nhà nghiên cứu tại Đại học Oslo (Nauy). Trong nghiên cứu này, 133 bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực và 140 bệnh nhân tâm thần phân liệt đã được đánh giá dưới tác động của việc sử dụng cần sa.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng cần sa có tác dụng cải thiện chức năng nhận thức thần kinh đối với bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực một cách đáng kể, nhưng không có tác dụng với các bệnh nhân mắc chứng tâm thần phân liệt.
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, còn được gọi là bệnh hưng-trầm cảm, là một bệnh lý cảm xúc thường gặp trong thực hành lâm sàng. Đặc điểm của bệnh là sự tái diễn hoặc luân phiên của các giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm (hai hội chứng hoàn toàn trái ngược nhau), xen kẽ là những giai đoạn thuyên giảm hoàn toàn.
Theo EmaxHealth