Nếu như béo phì đang trở thành một hội chứng, khiến nhiều người lo lắng thì quá gầy cũng là một căn bệnh khó chữa.
1. Nguyên nhân làm bạn quá gầy?
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Thói quen ăn uống thất thường, nhịn ăn do sợ béo hoặc ăn quá ít, ăn thiếu dinh dưỡng sẽ không thể làm cơ thể “có da có thịt”.Bạn ăn nhiều nhưng vẫn “vô tác dụng”? Khi đó khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể bạn là quá kém.
Ngoài ra nếu bạn ít ăn vặt, không thích ăn đồ béo, ngọt thì cơ thể sẽ không được cung cấp đủ năng lượng nên dễ gầy.
- Lười vận động: Thói quen lười vận động không chỉ gây ra béo phì mà cũng là nguyên nhân chính khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu cân trầm trọng.
Khi khả năng chuyển hoá cũng như hấp thụ thức ăn của cơ thể quá thấp, cộng thêm việc bạn ngại vận động vì cơ thể nhanh mệt sẽ càng làm cho quá trình hấp thụ và chuyển hoá thức ăn trở nên kém hơn.
Khi vận động, các cơ hoạt động nhiều, cơ thể đòi hỏi phải cung cấp thêm năng lượng, do vậy sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hoá thức ăn cũng như làm tăng cảm giác ngon miệng.
- Mất ngủ hoặc ngủ quá ít: Những đêm thức khuya, mất ngủ hoặc ngủ quá ít luôn làm tiêu hao khá nhiều năng lượng. Tình trạng căng thẳng mệt mỏi kéo dài càng làm cơ thể bạn thêm gầy yếu.
- Mắc các bệnh lý khác: Cơ thể bạn sẽ khó lên cân khi mắc phải một số căn bệnh liên quan tới đường tiêu hoá (đau dạ dày, viêm loét dạ dày.. ) hay những căn bệnh rối loạn chuyển hoá nội tiết (basedown, tiểu đường…). Nguyên nhân là do, khi mắc các bệnh này, khả năng chuyển hoá trong cơ thể cao hơn nên năng lượng tiêu hao cũng nhiều hơn.
- Yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ bạn có dáng người quá “mảnh mai” thì rất có thể bạn cũng sẽ được thừa hưởng và sở hữu một vóc dáng như vậy.
2. Quá gầy nguy hiểm thế nào?
Khi quá gầy, năng lượng không đủ để cung cấp cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể sẽ dẫn đến mệt mỏi, hụt hơi, chóng mặt, sinh lực kém, làm việc kém hiệu quả. Cơ thể luôn mệt mỏi càng làm mất đi cảm giác ngon miệng trong mỗi bữa ăn và cơ thể không hấp thụ được các chất dinh dưỡng trong các loại thức ăn.
Ngoài ra, người gầy thường rất lười vận động vì cơ thể không đủ năng lượng dành cho các hoạt động luyện tập. Kết quả là các cơ bắp trở nên nhão, cơ thể gầy yếu, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, dễ mắc các bệnh về tim, phổi, các bệnh về huyết áp, stress…
3. Giải pháp nào cho những “siêu người mẫu”?
- Ăn uống hợp lý: Đây là yếu tố rất quan trọng trong chiến lược “tăng cân” của bạn. Hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý bằng cách bổ sung thêm các loại thức ăn có chứa nhiều calo, đạm, chất béo (như các loại thịt, sữa không tách chất béo, bơ, pho mát ) và thức ăn có chứa các loại cacbonhydrat (như tinh bột và đường) vào bữa ăn hàng ngày.
Chú ý nên ăn đúng giờ, đúng bữa. Hằng ngày có thể ăn vặt nhưng tốt nhất nên ăn trước bữa ăn khoảng 1 giờ, không ăn gần bữa ăn chính vì sẽ làm giảm cảm giác ngon miệng khi đến bữa.
Nếu thường xuyên phải thức khuya, hãy ăn thêm một bữa nhẹ. Hãy chọn các thức ăn mềm, dễ tiêu hoá và hấp thụ như: sữa, cháo và các loại hoa quả.
- Nâng cao chất lượng giấc ngủ: Nên ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc.
Nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ, không nên lạm dụng thuốc ngủ. Hãy kiên trì luyện tập để có được giấc ngủ một cách tự nhiên bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng, thư giãn trước khi ngủ.
Ngâm chân bằng nước ấm hoặc một cốc sữa nóng trước khi ngủ cũng giúp bạn tìm đến giấc ngủ một cách tự nhiên.
- Tăng cường luyện tập: Hãy từ bỏ ngay suy nghĩ sai lầm rằng: gầy thì không cần phải luyện tập. Thiếu vận động càng làm cơ thể bạn mệt mỏi, khó chịu hơn.
Khác với những người bị bệnh béo phì tìm đến những bài luyện tập có cường độ cao như một phương pháp đốt cháy năng lượng để giảm cân, những người gầy nên chọn cho mình những phương pháp luyện tập nhẹ nhàng, tùy theo tình trạng sức khoẻ của mình như: đi bộ, cầu lông, các bài tập aerobic…
Luyện tập đều đặn sẽ làm cơ thể sảng khoái, dễ chịu, tăng cường khả năng tiêu hoá của dạ dày cũng như cảm giác thèm ăn. Các bài thể dục nhẹ nhàng cũng giúp cơ bắp trở nên săn chắc, phòng chống bệnh loãng xương, chống căng thẳng, cải thiện trạng thái tinh thần, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp.
1. Nguyên nhân làm bạn quá gầy?
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Thói quen ăn uống thất thường, nhịn ăn do sợ béo hoặc ăn quá ít, ăn thiếu dinh dưỡng sẽ không thể làm cơ thể “có da có thịt”.Bạn ăn nhiều nhưng vẫn “vô tác dụng”? Khi đó khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể bạn là quá kém.
Ngoài ra nếu bạn ít ăn vặt, không thích ăn đồ béo, ngọt thì cơ thể sẽ không được cung cấp đủ năng lượng nên dễ gầy.
- Lười vận động: Thói quen lười vận động không chỉ gây ra béo phì mà cũng là nguyên nhân chính khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu cân trầm trọng.
Khi khả năng chuyển hoá cũng như hấp thụ thức ăn của cơ thể quá thấp, cộng thêm việc bạn ngại vận động vì cơ thể nhanh mệt sẽ càng làm cho quá trình hấp thụ và chuyển hoá thức ăn trở nên kém hơn.
Khi vận động, các cơ hoạt động nhiều, cơ thể đòi hỏi phải cung cấp thêm năng lượng, do vậy sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hoá thức ăn cũng như làm tăng cảm giác ngon miệng.
- Mất ngủ hoặc ngủ quá ít: Những đêm thức khuya, mất ngủ hoặc ngủ quá ít luôn làm tiêu hao khá nhiều năng lượng. Tình trạng căng thẳng mệt mỏi kéo dài càng làm cơ thể bạn thêm gầy yếu.
- Mắc các bệnh lý khác: Cơ thể bạn sẽ khó lên cân khi mắc phải một số căn bệnh liên quan tới đường tiêu hoá (đau dạ dày, viêm loét dạ dày.. ) hay những căn bệnh rối loạn chuyển hoá nội tiết (basedown, tiểu đường…). Nguyên nhân là do, khi mắc các bệnh này, khả năng chuyển hoá trong cơ thể cao hơn nên năng lượng tiêu hao cũng nhiều hơn.
- Yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ bạn có dáng người quá “mảnh mai” thì rất có thể bạn cũng sẽ được thừa hưởng và sở hữu một vóc dáng như vậy.
2. Quá gầy nguy hiểm thế nào?
Khi quá gầy, năng lượng không đủ để cung cấp cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể sẽ dẫn đến mệt mỏi, hụt hơi, chóng mặt, sinh lực kém, làm việc kém hiệu quả. Cơ thể luôn mệt mỏi càng làm mất đi cảm giác ngon miệng trong mỗi bữa ăn và cơ thể không hấp thụ được các chất dinh dưỡng trong các loại thức ăn.
Ngoài ra, người gầy thường rất lười vận động vì cơ thể không đủ năng lượng dành cho các hoạt động luyện tập. Kết quả là các cơ bắp trở nên nhão, cơ thể gầy yếu, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, dễ mắc các bệnh về tim, phổi, các bệnh về huyết áp, stress…
3. Giải pháp nào cho những “siêu người mẫu”?
- Ăn uống hợp lý: Đây là yếu tố rất quan trọng trong chiến lược “tăng cân” của bạn. Hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý bằng cách bổ sung thêm các loại thức ăn có chứa nhiều calo, đạm, chất béo (như các loại thịt, sữa không tách chất béo, bơ, pho mát ) và thức ăn có chứa các loại cacbonhydrat (như tinh bột và đường) vào bữa ăn hàng ngày.
Chú ý nên ăn đúng giờ, đúng bữa. Hằng ngày có thể ăn vặt nhưng tốt nhất nên ăn trước bữa ăn khoảng 1 giờ, không ăn gần bữa ăn chính vì sẽ làm giảm cảm giác ngon miệng khi đến bữa.
Nếu thường xuyên phải thức khuya, hãy ăn thêm một bữa nhẹ. Hãy chọn các thức ăn mềm, dễ tiêu hoá và hấp thụ như: sữa, cháo và các loại hoa quả.
- Nâng cao chất lượng giấc ngủ: Nên ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc.
Nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ, không nên lạm dụng thuốc ngủ. Hãy kiên trì luyện tập để có được giấc ngủ một cách tự nhiên bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng, thư giãn trước khi ngủ.
Ngâm chân bằng nước ấm hoặc một cốc sữa nóng trước khi ngủ cũng giúp bạn tìm đến giấc ngủ một cách tự nhiên.
- Tăng cường luyện tập: Hãy từ bỏ ngay suy nghĩ sai lầm rằng: gầy thì không cần phải luyện tập. Thiếu vận động càng làm cơ thể bạn mệt mỏi, khó chịu hơn.
Khác với những người bị bệnh béo phì tìm đến những bài luyện tập có cường độ cao như một phương pháp đốt cháy năng lượng để giảm cân, những người gầy nên chọn cho mình những phương pháp luyện tập nhẹ nhàng, tùy theo tình trạng sức khoẻ của mình như: đi bộ, cầu lông, các bài tập aerobic…
Luyện tập đều đặn sẽ làm cơ thể sảng khoái, dễ chịu, tăng cường khả năng tiêu hoá của dạ dày cũng như cảm giác thèm ăn. Các bài thể dục nhẹ nhàng cũng giúp cơ bắp trở nên săn chắc, phòng chống bệnh loãng xương, chống căng thẳng, cải thiện trạng thái tinh thần, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp.
Tin 247
Bài viết cùng chủ đề
- Thực đơn giúp bé tăng cân
- 0
- 1,167
- Thiếu cân nguy hiểm hơn thừa cân
- 0
- 1,705
- tăng số đo vòng 1
- 0
- 1,024
- Phụ nữ tăng cân sau kết hôn
- 0
- 1,024