Lên cơn hen gây khó thở, người bệnh có nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào. Nhiều người nhập viện trong tình trạng khó thở nặng, có trường hợp ngừng thở ngay khi khám bệnh.
Ngừng thở khi đang chờ khám
Bệnh nhân Vũ Thanh Hương (53 tuổi Xuân Trường, Nam Định) vừa được cứu sống tại BV Bạch Mai mới đây, sau khi bị ngừng thở vì lên cơn hen nặng trong quá trình khám bệnh góp phần cảnh báo những người bệnh hen vốn chủ quan với sức khỏe của mình.
PGS.TS Ngô Quý Châu, Phó Giám đốc BV Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm hô hấp (BV Bạch Mai), cho biết, bệnh nhân này có tiền sử hen đã lâu, thời gian gần đây xuất hiện các triệu chứng khỏ thở, ho khạc ra đờm vàng, và ở thời điểm đến khám tại BV Bạch Mai ngày 25/9, trong lúc đang chờ bác sỹ xem kết quả xét nghiệm và kê đơn thuốc thì bệnh nhân xuất hiện khó thở tăng dần, khó thở dữ dội, thở rít, co kéo lồng ngực, tím môi đầu chi, nói câu ngắn, sau đó thở yếu, tím toàn thân và ngừng thở.
"May mà thời điểm đó có kíp bác sĩ trực đã nhanh chóng tiến hành hô hấp nhân tạo vào bóp bóng mới cứu được người bệnh. Nếu bệnh nhân đó không cấp cứu kịp thời thì chắc chắn tử vong và nếu chậm khoảng 3 phút thôi, dù tim có thể đập trở lại nhưng tế bào não thiếu oxy, chết không hồi phục có sống thì cũng sống đời sống thực vật", TS Châu nói.
Theo dõi bệnh nhân hen nặng tại Trung tâm hô hấp BV Bạch Mai.
Ảnh: H.Hải
TS Châu cho biết thêm, trong thực tế điều trị, các ca bệnh nhập viện với cơn hen nặng là khá nhiều. Bởi trên thực tế, số bệnh nhân hen được kiểm soát tốt rất ít ỏi.
Cùng quan điểm này, TS Nguyễn Viết Nhung, Phó Giám đốc BV Phổi trung ương cho biết, hiện chỉ có khoảng 1% số bệnh nhân hen được kiểm soát. Điều đáng lưu ý là tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh hen không những không giảm mà đang có xu hướng gia tăng.
Trong khi đó, người mắc căn bệnh này hoàn toàn có thể sống "hòa bình" với bệnh khi được kiểm soát tốt. Ngược lại, không được kiểm soát tốt, những đợt lên cơn hen bất ngờ gây khó thở, suy hô hấp rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Bệnh nhân Phương (63 tuổi ở Đống Đa, Hà Nội) đã từng 3 lần phải đi cấp cứu vì lên cơn hen gây khó thở, nhưng khi bác sĩ khám, kê thuốc, nhiều đợt thấy bệnh ổn ổn không có triệu chứng khò khè lại dừng thuốc. "Tuổi già rồi, cứ khi nào có biểu hiện hen thì mới nhớ, mà khi đã ổn định thì quên luôn việc vẫn phải dùng thuốc dự phòng", bác Phương thật thà nói.
Và vì quên dùng thuốc khi bệnh đã ổn định, thỉnh thoảng bệnh nhân hen lại bất ngờ lên cơn khó thở cấp, phải nhập viện điều trị, thậm chí phải đối diện với nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Sai lầm trong dùng thuốc
Theo TS Ngô Quý Châu, ngoài việc người bệnh hen chưa được kiểm soát tốt thì việc dùng thuốc của bệnh nhân cũng là một vấn đề đáng lo ngại.
"Người bệnh hen tại Việt Nam hiện có nhiều thuốc điều trị tốt. Nhưng có thuốc tốt chỉ là một phần, quan trọng là phải dùng thuốc sao cho chuẩn. Thực tế điều trị cho thấy rất nhiều sai lầm của người bệnh khi dùng thuốc, khiến thuốc tốt nhưng không phát huy được tác dụng điều trị thậm chí còn gây tác dụng phụ", TS Châu nói.
Ví như với thuốc xịt dự phòng hen, để thuốc có tác dụng phải xịt đúng cách để thuốc đến được phế quản, khí quản. Thế nhưng nhiều bệnh nhân lại chỉ há mồm, xịt thuốc vào... má. Theo nguyên tắc, trước khi xịt thuốc phải lắc đều lọ thuốc nhưng nhiều người không làm. Khi xịt thuốc bệnh nhân phải thở ra hết, ngậm miệng xung quanh ống xịt, bắt đầu hít vào thì phun thuốc, nhưng nhiều người lại bấm chậm, hít vào gần hết mới bấm, hoặc khi thở ra mới bấm làm giảm lượng thuốc hít vào. Việc dùng thuốc xịt không đúng cách vừa giảm tác dụng điều trị vừa có nguy cơ gây viêm họng, nấm họng.
Hay như có những thuốc rất tốt, dưới dạng viên nang trong viên nang có bột hít. Cho viên nang vào dụng cụ sẽ xuyên thủng vỏ nang và bệnh nhân hít bột thuốc qua dụng cụ để bột thuốc đi vào phổi. Vừa được hướng dẫn, sau vài hôm tái khám có bệnh nhân "thật thà" khai báo việc hít thuốc phức tạp, rắc rối quá, thôi thì uống cả viên nang.
Để điều trị bệnh hen hiệu quả, giảm tần xuất xuất hiện các cơn khó thở (đến mức không còn triệu chứng hen), ngoài việc dùng thuốc, việc kiểm soát, dự phòng hen là rất cần thiết.
Để tự kiểm soát tốt bệnh hen, quan trọng nhất là người bệnh phải để ý môi trường sống xung quanh. Cần tránh xa các dị nguyên có thể gây khởi phát cơn hen như phấn hoa, lông xúc vật, bụi nhà, nấm nốc...
Ngoài ra, người bệnh cần phải sử dụng thuốc dự phòng hàng ngày đúng cách theo chỉ định của bác sĩ, tái khám đúng hẹn. Dù không bị lên cơn hen nữa vẫn phải được khám theo chỉ định của bác sĩ, tránh tình trạng thấy hết triệu chứng là tự dừng thuốc, không tái khám. Việc không dự phòng đúng, người bệnh có thể lên cơn hen bất cứ lúc nào, có thể nguy kịch đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Kết quả "Nghiên cứu thực trạng hen phế quản ở Việt Nam năm 2010-2011" của Bộ Y tế cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh hen tại Việt Nam là 3,9%, trong đó ở trẻ em là 3,2% và ở người lớn là 4,3%.
AloBacsi.
Ngừng thở khi đang chờ khám
Bệnh nhân Vũ Thanh Hương (53 tuổi Xuân Trường, Nam Định) vừa được cứu sống tại BV Bạch Mai mới đây, sau khi bị ngừng thở vì lên cơn hen nặng trong quá trình khám bệnh góp phần cảnh báo những người bệnh hen vốn chủ quan với sức khỏe của mình.
PGS.TS Ngô Quý Châu, Phó Giám đốc BV Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm hô hấp (BV Bạch Mai), cho biết, bệnh nhân này có tiền sử hen đã lâu, thời gian gần đây xuất hiện các triệu chứng khỏ thở, ho khạc ra đờm vàng, và ở thời điểm đến khám tại BV Bạch Mai ngày 25/9, trong lúc đang chờ bác sỹ xem kết quả xét nghiệm và kê đơn thuốc thì bệnh nhân xuất hiện khó thở tăng dần, khó thở dữ dội, thở rít, co kéo lồng ngực, tím môi đầu chi, nói câu ngắn, sau đó thở yếu, tím toàn thân và ngừng thở.
"May mà thời điểm đó có kíp bác sĩ trực đã nhanh chóng tiến hành hô hấp nhân tạo vào bóp bóng mới cứu được người bệnh. Nếu bệnh nhân đó không cấp cứu kịp thời thì chắc chắn tử vong và nếu chậm khoảng 3 phút thôi, dù tim có thể đập trở lại nhưng tế bào não thiếu oxy, chết không hồi phục có sống thì cũng sống đời sống thực vật", TS Châu nói.
Theo dõi bệnh nhân hen nặng tại Trung tâm hô hấp BV Bạch Mai.
Ảnh: H.Hải
Cùng quan điểm này, TS Nguyễn Viết Nhung, Phó Giám đốc BV Phổi trung ương cho biết, hiện chỉ có khoảng 1% số bệnh nhân hen được kiểm soát. Điều đáng lưu ý là tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh hen không những không giảm mà đang có xu hướng gia tăng.
Trong khi đó, người mắc căn bệnh này hoàn toàn có thể sống "hòa bình" với bệnh khi được kiểm soát tốt. Ngược lại, không được kiểm soát tốt, những đợt lên cơn hen bất ngờ gây khó thở, suy hô hấp rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Bệnh nhân Phương (63 tuổi ở Đống Đa, Hà Nội) đã từng 3 lần phải đi cấp cứu vì lên cơn hen gây khó thở, nhưng khi bác sĩ khám, kê thuốc, nhiều đợt thấy bệnh ổn ổn không có triệu chứng khò khè lại dừng thuốc. "Tuổi già rồi, cứ khi nào có biểu hiện hen thì mới nhớ, mà khi đã ổn định thì quên luôn việc vẫn phải dùng thuốc dự phòng", bác Phương thật thà nói.
Và vì quên dùng thuốc khi bệnh đã ổn định, thỉnh thoảng bệnh nhân hen lại bất ngờ lên cơn khó thở cấp, phải nhập viện điều trị, thậm chí phải đối diện với nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Sai lầm trong dùng thuốc
Theo TS Ngô Quý Châu, ngoài việc người bệnh hen chưa được kiểm soát tốt thì việc dùng thuốc của bệnh nhân cũng là một vấn đề đáng lo ngại.
"Người bệnh hen tại Việt Nam hiện có nhiều thuốc điều trị tốt. Nhưng có thuốc tốt chỉ là một phần, quan trọng là phải dùng thuốc sao cho chuẩn. Thực tế điều trị cho thấy rất nhiều sai lầm của người bệnh khi dùng thuốc, khiến thuốc tốt nhưng không phát huy được tác dụng điều trị thậm chí còn gây tác dụng phụ", TS Châu nói.
Ví như với thuốc xịt dự phòng hen, để thuốc có tác dụng phải xịt đúng cách để thuốc đến được phế quản, khí quản. Thế nhưng nhiều bệnh nhân lại chỉ há mồm, xịt thuốc vào... má. Theo nguyên tắc, trước khi xịt thuốc phải lắc đều lọ thuốc nhưng nhiều người không làm. Khi xịt thuốc bệnh nhân phải thở ra hết, ngậm miệng xung quanh ống xịt, bắt đầu hít vào thì phun thuốc, nhưng nhiều người lại bấm chậm, hít vào gần hết mới bấm, hoặc khi thở ra mới bấm làm giảm lượng thuốc hít vào. Việc dùng thuốc xịt không đúng cách vừa giảm tác dụng điều trị vừa có nguy cơ gây viêm họng, nấm họng.
Hay như có những thuốc rất tốt, dưới dạng viên nang trong viên nang có bột hít. Cho viên nang vào dụng cụ sẽ xuyên thủng vỏ nang và bệnh nhân hít bột thuốc qua dụng cụ để bột thuốc đi vào phổi. Vừa được hướng dẫn, sau vài hôm tái khám có bệnh nhân "thật thà" khai báo việc hít thuốc phức tạp, rắc rối quá, thôi thì uống cả viên nang.
Để điều trị bệnh hen hiệu quả, giảm tần xuất xuất hiện các cơn khó thở (đến mức không còn triệu chứng hen), ngoài việc dùng thuốc, việc kiểm soát, dự phòng hen là rất cần thiết.
Để tự kiểm soát tốt bệnh hen, quan trọng nhất là người bệnh phải để ý môi trường sống xung quanh. Cần tránh xa các dị nguyên có thể gây khởi phát cơn hen như phấn hoa, lông xúc vật, bụi nhà, nấm nốc...
Ngoài ra, người bệnh cần phải sử dụng thuốc dự phòng hàng ngày đúng cách theo chỉ định của bác sĩ, tái khám đúng hẹn. Dù không bị lên cơn hen nữa vẫn phải được khám theo chỉ định của bác sĩ, tránh tình trạng thấy hết triệu chứng là tự dừng thuốc, không tái khám. Việc không dự phòng đúng, người bệnh có thể lên cơn hen bất cứ lúc nào, có thể nguy kịch đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Kết quả "Nghiên cứu thực trạng hen phế quản ở Việt Nam năm 2010-2011" của Bộ Y tế cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh hen tại Việt Nam là 3,9%, trong đó ở trẻ em là 3,2% và ở người lớn là 4,3%.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- Đối phó với bệnh cúm
- 0
- 1,165