Thời điểm ghép tủy lý tưởng nhất là sau 2-3 đợt hóa trị. Dù có người hiến vẫn phải trả tiền điều chế, bảo quản máu.
Vừa qua, Pháp Luật TP.HCM thông tin về việc cộng đồng đang chung sức cứu giúp em học sinh giỏi Nguyễn Vinh Phú bị bệnh ung thư máu. Nhưng ung thư máu là gì? Khả năng y học hiện nay có thể điều trị được không?
ThS-BS Huỳnh Văn Mẫn, Phó Trưởng khoa Ghép tế bào gốc, BV Truyền máu - Huyết học TP.HCM, cho biết em Nguyễn Vinh Phú mắc chứng bạch cầu cấp dòng Lympo T (gọi nôm na là ung thư máu hay máu trắng).
Khó tìm được người cho tủy
Với bệnh ung thư máu, nếu suôn sẻ thì điều trị hóa trị mất 6-8 tháng, chia làm nhiều đợt, mỗi đợt khoảng 1,5 tháng. Sau đó bệnh nhân được đưa đến BV Chợ Rẫy để xạ não và chuyển sang điều trị duy trì.
Thời gian sau này, mỗi tháng bệnh nhân đến bệnh viện một lần để tiêm và cho thuốc uống. Giai đoạn này, nếu có người cho tủy phù hợp, sẽ tiến hành ghép tủy.
Sau hai năm điều trị duy trì, nếu kiểm tra cho thấy tình trạng bệnh nhân tốt lên thì ngưng thuốc. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào tùy từng người: có người một tháng, có người hai tháng hoặc một năm, hai năm…
Theo BS Mẫn, thời điểm lý tưởng nhất đề ghép tủy là sau 2-3 đợt hóa trị.
Việc ghép tủy khác với ghép thận. Ghép thận chỉ cần người cho và người nhận giống một nửa HLA (kháng nguyên bạch cầu người), còn ghép tủy phải phù hợp 80%-100% HLA. Xác suất cha mẹ có HLA phù hợp với con là 1/200 nên Việt Nam chưa thực hiện ghép tủy từ người cho là cha mẹ.
Trong anh em ruột, xác suất phù hợp hoàn toàn là 25% (bốn người sẽ có một người giống). Nếu hai người không quan hệ huyết thống thì xác suất phù hợp là 1/1.000.000. Với xác suất này, tìm cả Việt Nam chỉ có 86-87 người giống như em Nguyễn Vinh Phú. Trên thế giới có thể thực hiện ghép từ người cho không quan hệ huyết thống nhưng ở Việt Nam thì chưa được vì chưa có ngân hàng tủy hiến tình nguyện.
Một bệnh nhân được ghép tủy tại BV Truyền máu - Huyết học TP.HCM.
(Ảnh do BV cung cấp)
Có thể ra nước ngoài ghép tủy
Về ghép tủy thì có tự ghép (ghép bằng tế bào gốc của chính người bệnh) và dị ghép (ghép bằng tủy của người khác hiến tặng).
Thường ung thư máu cấp tính cần sử dụng cách thức dị ghép. Bởi mục tiêu trị bệnh là dùng hóa chất nhiều để diệt tế bào ung thư, nếu diệt hết thì cơ thể lấy gì sống. Do đó phải lấy của người khác ghép vào thì mới sống được.
Trường hợp không tìm được người cho phù hợp thì phải lấy tế bào gốc của chính bệnh nhân ra để dành, sau đó dùng hóa chất mạnh để diệt tế bào ung thư rồi truyền tế bào gốc trở lại cho bệnh nhân. Tuy nhiên, tế báo gốc của người bệnh ít nhiều vẫn còn tế bào ung thư trong đó nhưng dễ thực hiện do không cần tìm người cho và ít biến chứng hơn.
Nếu tự ghép, vấn đề điều trị sau ghép rất nhẹ nhàng vì tế bào gốc của mình truyền cho mình thì không ảnh hưởng gì hết.
Còn dị ghép, sau ghép phải điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch để chống thải ghép. Thời gian kéo dài từ chín tháng đến một năm. Tuy nhiên, sau ghép cũng có những biến chứng như bệnh ghép chống ký chủ (người cho và nhận xung khắc) hoặc biến chứng nhiễm trùng…
Điều đáng mừng là hiện nay thuốc ức chế miễn dịch đã được bảo hiểm y tế chi trả.
Với một ca dị ghép, chi phí trung bình là 400-600 triệu đồng, nếu ít biến chứng thì sẽ ít chi phí hơn. Với trường hợp của Phú có thể ra nước ngoài ghép được vì có thể tìm được người cho. Tuy nhiên, phải điều trị lui bệnh trước. Trước đây, ở TP.HCM có một trường hợp huy động được kinh phí sang Đài Loan để ghép.
Dù có người hiến vẫn phải trả tiền điều chế, bảo quản máu
Nhiều người thắc mắc trường hợp có nhiều người tình nguyện hiến máu cho người bệnh nhưng gia đình vẫn phải trả tiền. Xin trả lời là máu được hiến phải tiến hành các xét nghiệm cần thiết như HIV, siêu vi B… Nếu đạt chất lượng thì được lưu trữ, chiết tách, điều chế… sẽ tốn phí.
Những người hiến máu cho Phú cứ đến BV hiến như bình thường và nói máu đó hiến cho Phú (người hiến có thể khác nhóm máu), sau đó chuyển thẻ hiến máu đưa gia đình Phú giữ. Nhưng gia đình Phú vẫn phải trả các loại phí.
ThS-BS HUỲNH VĂN MẪN
AloBacsi.
Vừa qua, Pháp Luật TP.HCM thông tin về việc cộng đồng đang chung sức cứu giúp em học sinh giỏi Nguyễn Vinh Phú bị bệnh ung thư máu. Nhưng ung thư máu là gì? Khả năng y học hiện nay có thể điều trị được không?
ThS-BS Huỳnh Văn Mẫn, Phó Trưởng khoa Ghép tế bào gốc, BV Truyền máu - Huyết học TP.HCM, cho biết em Nguyễn Vinh Phú mắc chứng bạch cầu cấp dòng Lympo T (gọi nôm na là ung thư máu hay máu trắng).
Khó tìm được người cho tủy
Với bệnh ung thư máu, nếu suôn sẻ thì điều trị hóa trị mất 6-8 tháng, chia làm nhiều đợt, mỗi đợt khoảng 1,5 tháng. Sau đó bệnh nhân được đưa đến BV Chợ Rẫy để xạ não và chuyển sang điều trị duy trì.
Thời gian sau này, mỗi tháng bệnh nhân đến bệnh viện một lần để tiêm và cho thuốc uống. Giai đoạn này, nếu có người cho tủy phù hợp, sẽ tiến hành ghép tủy.
Sau hai năm điều trị duy trì, nếu kiểm tra cho thấy tình trạng bệnh nhân tốt lên thì ngưng thuốc. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào tùy từng người: có người một tháng, có người hai tháng hoặc một năm, hai năm…
Theo BS Mẫn, thời điểm lý tưởng nhất đề ghép tủy là sau 2-3 đợt hóa trị.
Việc ghép tủy khác với ghép thận. Ghép thận chỉ cần người cho và người nhận giống một nửa HLA (kháng nguyên bạch cầu người), còn ghép tủy phải phù hợp 80%-100% HLA. Xác suất cha mẹ có HLA phù hợp với con là 1/200 nên Việt Nam chưa thực hiện ghép tủy từ người cho là cha mẹ.
Trong anh em ruột, xác suất phù hợp hoàn toàn là 25% (bốn người sẽ có một người giống). Nếu hai người không quan hệ huyết thống thì xác suất phù hợp là 1/1.000.000. Với xác suất này, tìm cả Việt Nam chỉ có 86-87 người giống như em Nguyễn Vinh Phú. Trên thế giới có thể thực hiện ghép từ người cho không quan hệ huyết thống nhưng ở Việt Nam thì chưa được vì chưa có ngân hàng tủy hiến tình nguyện.
Một bệnh nhân được ghép tủy tại BV Truyền máu - Huyết học TP.HCM.
(Ảnh do BV cung cấp)
Có thể ra nước ngoài ghép tủy
Về ghép tủy thì có tự ghép (ghép bằng tế bào gốc của chính người bệnh) và dị ghép (ghép bằng tủy của người khác hiến tặng).
Thường ung thư máu cấp tính cần sử dụng cách thức dị ghép. Bởi mục tiêu trị bệnh là dùng hóa chất nhiều để diệt tế bào ung thư, nếu diệt hết thì cơ thể lấy gì sống. Do đó phải lấy của người khác ghép vào thì mới sống được.
Trường hợp không tìm được người cho phù hợp thì phải lấy tế bào gốc của chính bệnh nhân ra để dành, sau đó dùng hóa chất mạnh để diệt tế bào ung thư rồi truyền tế bào gốc trở lại cho bệnh nhân. Tuy nhiên, tế báo gốc của người bệnh ít nhiều vẫn còn tế bào ung thư trong đó nhưng dễ thực hiện do không cần tìm người cho và ít biến chứng hơn.
Nếu tự ghép, vấn đề điều trị sau ghép rất nhẹ nhàng vì tế bào gốc của mình truyền cho mình thì không ảnh hưởng gì hết.
Còn dị ghép, sau ghép phải điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch để chống thải ghép. Thời gian kéo dài từ chín tháng đến một năm. Tuy nhiên, sau ghép cũng có những biến chứng như bệnh ghép chống ký chủ (người cho và nhận xung khắc) hoặc biến chứng nhiễm trùng…
Điều đáng mừng là hiện nay thuốc ức chế miễn dịch đã được bảo hiểm y tế chi trả.
Với một ca dị ghép, chi phí trung bình là 400-600 triệu đồng, nếu ít biến chứng thì sẽ ít chi phí hơn. Với trường hợp của Phú có thể ra nước ngoài ghép được vì có thể tìm được người cho. Tuy nhiên, phải điều trị lui bệnh trước. Trước đây, ở TP.HCM có một trường hợp huy động được kinh phí sang Đài Loan để ghép.
Dù có người hiến vẫn phải trả tiền điều chế, bảo quản máu
Nhiều người thắc mắc trường hợp có nhiều người tình nguyện hiến máu cho người bệnh nhưng gia đình vẫn phải trả tiền. Xin trả lời là máu được hiến phải tiến hành các xét nghiệm cần thiết như HIV, siêu vi B… Nếu đạt chất lượng thì được lưu trữ, chiết tách, điều chế… sẽ tốn phí.
Những người hiến máu cho Phú cứ đến BV hiến như bình thường và nói máu đó hiến cho Phú (người hiến có thể khác nhóm máu), sau đó chuyển thẻ hiến máu đưa gia đình Phú giữ. Nhưng gia đình Phú vẫn phải trả các loại phí.
ThS-BS HUỲNH VĂN MẪN
AloBacsi.