Sơ cứu chấn thương cột sống


Bác sĩ Phượng

Well-Known Member
1,996
73
48
Xu
0
Khi đi đường, chúng ta chứng kiến các trường hợp tai nạn và trong khi chờ nhân viên y tế đến, kiến thức sơ cứu tại hiện trường giúp ích rất nhiều cho nạn nhân.





Lúc di chuyển người bị nạn, cần giữ đầu và cổ nạn nhân cố định. Trong ảnh: diễn tập sơ cứu tai nạn giao thông xảy ra trên đường - Ảnh: THANH ĐẠM​


Từng xảy ra trường hợp người điều khiển xe gắn máy bị tai nạn, ngồi một chỗ trên mặt đường, người đi đường nhiệt tình đến hỏi người bị nạn: "Anh cảm thấy đau chỗ nào trên người?". Người bị nạn trả lời: "Tôi thấy đau khắp mình". Người đi đường hỏi tiếp: "Anh có thể đứng dậy được không?". Người bị nạn gượng đứng dậy với nét mặt rất đau đớn, người đi đường thấy người bị nạn có thể đứng dậy liền nói: "Anh lên xe, tôi sẽ đưa anh đến bệnh viện". Người bị nạn làm theo. Nhưng khi xe chở người bị nạn đến bệnh viện thì anh ta đã tắt thở.


Ngoài ra, nhiều trường hợp chúng ta thấy người bị nạn ngã xuống đường bất tỉnh, người xung quanh tới xốc bệnh nhân dậy mà không biết nạn nhân có bị chấn thương cột sống hay không.


Kỹ thuật cố định nạn nhân trong chấn thương cột sống là kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi người cấp cứu có kiến thức về kỹ thuật cơ bản để cố định cột sống, thuần thục trong thao tác và có dụng cụ cố định thích hợp để tránh tổn thương cho nạn nhân.
Trên đây là những chuyện có thật đôi lúc chúng ta chứng kiến. Và nguyên nhân của những kết cục đau lòng ấy thường do xương sống cổ của bệnh nhân bị gãy.


Do tủy sống nằm bên trong cột sống có trách nhiệm trong việc điều khiển vận động và nhận biết cảm giác của cơ thể ở phần thân và các chi, nên những chấn thương nơi cột sống thường mang lại hậu quả tổn thương bại liệt nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Nếu phát hiện hay nghi ngờ ai đó bị chấn thương cột sống thì chúng ta cần xử lý cẩn thận hơn.


Những điều cần lưu ý trong khi chờ đợi nhân viên cấp cứu 115 đến:


1. Khi tiếp xúc với nạn nhân, tuyệt đối không được tiếp xúc phía đầu và hét gọi nạn nhân. Vì khi nạn nhân cảm thấy phía trước mặt có người tiếp xúc hoặc nghe thấy có tiếng người gọi từ phía sau, theo phản xạ tự nhiên họ sẽ ngoảnh đầu lại (hay ngước đầu lên), vì thế mà bị tổn thương lần hai. Do đó chúng ta phải tiếp xúc và gọi nạn nhân từ phía hông đằng trước.


2. Chúng ta cần phải báo cho nạn nhân biết trước các động tác sắp làm và cần làm, để nạn nhân chuẩn bị tốt tâm lý, từ đó nạn nhân mới phối hợp ăn ý.


3. Nếu tai nạn xảy ra do tốc độ (tai nạn xe cộ) hoặc do trọng lực (té, trượt, rơi), bạn nên đặt giả thiết hay nghi ngờ vết thương có ảnh hưởng đến (xương sống) cổ, cần áp dụng phương pháp cố định xương cột sống bằng cách cố định đầu của nạn nhân, giúp nạn nhân không vì những dao động mà gây tổn thương lần hai.


4. Lúc di chuyển người bị nạn, cần giữ cho đầu và cổ của nạn nhân cố định: nếu nạn nhân phải cử động xoay người, tốt hơn hết là giữ cho đầu, cổ và xương cột sống của nạn nhân duy trì trên cùng một đường thẳng, di chuyển và cho xoay người theo mặt ngang bằng.


5. Trong trường hợp nạn nhân hôn mê với tư thế phức tạp, nếu nạn nhân thở bình thường, chúng ta nên gọi cấp cứu 115 ngay và giữ nguyên tư thế nạn nhân như vậy nếu không có những dụng cụ cố định chuyên dụng, người cấp cứu không có kinh nghiệm về cố định cột sống.


AloBacsi.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl