Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phong phú đã giúp trẻ em Việt Nam hiện nay cao hơn nhiều so với thế hệ trước.
Phụ huynh cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn từ 3-10 tuổi
cho chiều cao bé phát triển. Hình minh họa
Thế nhưng, so với chuẩn quốc tế, chiều cao của trẻ em Việt Nam vẫn còn giữ một khoảng cách khá xa. Mẹ có biết 3-10 tuổi được xem là giai đoạn vàng, quyết định 60% tiềm năng phát triển chiều cao của trẻ. Nếu trẻ được đầu tư chăm sóc dinh dưỡng tối ưu trong giai đoạn này sẽ tạo nền móng vững chắc cho tầm vóc cao lớn khi trưởng thành. Những giải đáp của TS.BS Từ Ngữ (Phó chủ tịch - Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam) dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Vợ chồng tôi đều may mắn có được chiều cao khá tốt. Cũng vì điều này nên tôi có phần ỷ lại, nghĩ rằng con trai sẽ thừa hưởng gen di truyền của bố mẹ, thế nào cũng cao thôi. Thế nhưng hiện giờ cháu đã được 6 tuổi và chiều cao của cháu không đạt chuẩn, thậm chí còn kém các bạn bè trong lớp. Tôi rất lo. Kính mong bác sĩ cho một lời khuyên để tôi có thể giúp cải thiện chiều cao cho con nhanh nhất.
Trần Hồng Cẩm Tú (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Rất nhiều phụ huynh "nhầm tưởng" như bạn về điều này. Bố mẹ cao thì cứ ỷ y rằng con mình sẽ cao nên chẳng chú ý đến các yếu tố tác động đến chiều cao khác của con. Bố mẹ thấp thì lại… "kệ" luôn trẻ, vì nghĩ rằng có cố gắng cũng vậy thôi, rồi con cũng thấp bé giống mình! Trong khi đó, bạn cần biết rằng yếu tố di truyền thật ra chỉ quyết định 23% kết quả. Phần còn lại có thể tác động, chiếm đến 67%, bao gồm 32% về dinh dưỡng, 5-10% cho mỗi yếu tố khác như tập luyện và vận động, giấc ngủ, môi trường, bệnh lý...
Để giúp bé phát triển chiều cao tốt nhất, chính chế độ dinh dưỡng là yếu tố đóng vai trò quyết định, nhất là trong giai đoạn 3-10 tuổi, giai đoạn quyết định đến 60% tiềm năng phát triển chiều cao ở trẻ. Điều bạn nên làm là cần chú trọng đến những bữa ăn của con, sao cho đầy đủ các nhóm chất. Ngoài ra, nên duy trì sữa công thức và bổ sung đều đặn cho trẻ 2-3 ly sữa mỗi ngày vì sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu giúp cung cấp lượng Canxi đầy đủ cho trẻ, điều mà nếu chỉ dựa vào những bữa ăn hàng ngày thì sẽ thường thiếu hụt.
*Ba năm đầu, con trai tôi luôn cao vượt chuẩn tăng trưởng của WHO. Nhưng từ năm con 4 tuổi trở đi thì chiều cao của bé chậm hẳn lại, hiện giờ thấp hơn mức chuẩn 2cm. Tôi đưa bé đi ở trung tâm dinh dưỡng thì được khuyên là nên bổ sung sữa nhiều hơn cho bé. Mong bác sĩ hướng dẫn cụ thể hơn: Tôi nên chọn sữa thế nào, cho bé uống bao nhiêu mỗi ngày là được?
Phạm Thị Thanh Thủy (Quận Phú Nhuận, TP.HCM)
Bé đang ở vào giai đoạn "vàng" (3-10 tuổi), là giai đoạn chiếm đến 60% tiềm năng phát triển chiều cao nên việc bổ sung thêm sữa như lời khuyên của các bác sĩ ở trung tâm dinh dưỡng là rất phù hợp.
Một số loại sữa công thức được nghiên cứu công phu, có hệ dưỡng chất khoa học bổ sung lượng Canxi và Vitamin D đầy đủ, đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể ở từng độ tuổi sẽ rất tốt cho bé, bạn có thể tham khảo. Có thể cho bé uống 2 ly sữa công thức đều đặn mỗi sáng và tối tại nhà, cho bé mang theo từ 1-2 sữa hộp giấy pha sẵn để bé uống bổ sung vào giờ chơi, bữa xế….
Duy trì điều này suốt giai đoạn 3-10 tuổi sẽ giúp ích cho bé rất nhiều để đạt đến chiều cao tối ưu, không thua kém so với bạn bè quốc tế khi đến tuổi trưởng thành. Cơ thể mỗi bé có sự phát triển khác nhau, nên bạn có thể tham vấn thêm từ bác sĩ để có một chế độ dinh dưỡng phù hợp với bé.
*Khi bắt đầu cho cháu đi học lớp Mầm, tôi thấy cháu đạt chiều cao khá trội so với bạn bè cùng tuổi trong lớp. Thế nhưng hiện nay, khi cháu được 5 tuổi thì tôi lại thấy cháu có phần… "tuột hạng", thấp hơn so với rất nhiều bé khác. Tôi có chia sẻ với chồng nỗi lo này nhưng anh ấy gạt đi và bảo đến tuổi dậy thì tự khắc bé cao. Có đúng thế không thưa bác sĩ?
Nguyễn Trần Minh Ngọc (Quận Cầu Giấy, Hà Nội)
Thật ra, giai đoạn 3-10 tuổi là một giai đoạn vàng, như chiếc cầu nối, là sự chuẩn bị hoàn hảo cho sự phát triển vượt trội lên của cơ thể ở tuổi dậy thì. Nếu giai đoạn này bị lơ là, cơ thể không có đà phát triển tốt nhất, không tích trữ được đủ những gì cần thiết cho bước nhảy vọt thì hệ quả tất yếu là đến tuổi trưởng thành, thanh niên Việt Nam thấp bé hẳn so với thanh niên các quốc gia phát triển khác trên thế giới.
Nói vậy đủ để bạn hình dung, việc chăm sóc dinh dưỡng tốt cho trẻ giai đoạn này quan trọng đến mức nào. Thống kê cho thấy chiều cao trung bình của thanh niên Nhật là 171cm và thanh niên Hàn Quốc là 173cm lúc trưởng thành. Trong khi đó, một người Việt Nam trưởng thành chỉ cao trung bình 163,7cm. Đây là một khác biệt đáng tiếc cần tìm cách cải thiện, khắc phục. Bằng những chăm sóc tích cực cho con về dinh dưỡng trong giai đoạn 3-10 tuổi, chắc chắn không khó để bé chạm được đến chuẩn chiều cao quốc tế - điều rất nhiều bậc phụ huynh mong đợi.
AloBacsi.
Phụ huynh cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn từ 3-10 tuổi
cho chiều cao bé phát triển. Hình minh họa
Thế nhưng, so với chuẩn quốc tế, chiều cao của trẻ em Việt Nam vẫn còn giữ một khoảng cách khá xa. Mẹ có biết 3-10 tuổi được xem là giai đoạn vàng, quyết định 60% tiềm năng phát triển chiều cao của trẻ. Nếu trẻ được đầu tư chăm sóc dinh dưỡng tối ưu trong giai đoạn này sẽ tạo nền móng vững chắc cho tầm vóc cao lớn khi trưởng thành. Những giải đáp của TS.BS Từ Ngữ (Phó chủ tịch - Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam) dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Vợ chồng tôi đều may mắn có được chiều cao khá tốt. Cũng vì điều này nên tôi có phần ỷ lại, nghĩ rằng con trai sẽ thừa hưởng gen di truyền của bố mẹ, thế nào cũng cao thôi. Thế nhưng hiện giờ cháu đã được 6 tuổi và chiều cao của cháu không đạt chuẩn, thậm chí còn kém các bạn bè trong lớp. Tôi rất lo. Kính mong bác sĩ cho một lời khuyên để tôi có thể giúp cải thiện chiều cao cho con nhanh nhất.
Trần Hồng Cẩm Tú (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Rất nhiều phụ huynh "nhầm tưởng" như bạn về điều này. Bố mẹ cao thì cứ ỷ y rằng con mình sẽ cao nên chẳng chú ý đến các yếu tố tác động đến chiều cao khác của con. Bố mẹ thấp thì lại… "kệ" luôn trẻ, vì nghĩ rằng có cố gắng cũng vậy thôi, rồi con cũng thấp bé giống mình! Trong khi đó, bạn cần biết rằng yếu tố di truyền thật ra chỉ quyết định 23% kết quả. Phần còn lại có thể tác động, chiếm đến 67%, bao gồm 32% về dinh dưỡng, 5-10% cho mỗi yếu tố khác như tập luyện và vận động, giấc ngủ, môi trường, bệnh lý...
Để giúp bé phát triển chiều cao tốt nhất, chính chế độ dinh dưỡng là yếu tố đóng vai trò quyết định, nhất là trong giai đoạn 3-10 tuổi, giai đoạn quyết định đến 60% tiềm năng phát triển chiều cao ở trẻ. Điều bạn nên làm là cần chú trọng đến những bữa ăn của con, sao cho đầy đủ các nhóm chất. Ngoài ra, nên duy trì sữa công thức và bổ sung đều đặn cho trẻ 2-3 ly sữa mỗi ngày vì sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu giúp cung cấp lượng Canxi đầy đủ cho trẻ, điều mà nếu chỉ dựa vào những bữa ăn hàng ngày thì sẽ thường thiếu hụt.
*Ba năm đầu, con trai tôi luôn cao vượt chuẩn tăng trưởng của WHO. Nhưng từ năm con 4 tuổi trở đi thì chiều cao của bé chậm hẳn lại, hiện giờ thấp hơn mức chuẩn 2cm. Tôi đưa bé đi ở trung tâm dinh dưỡng thì được khuyên là nên bổ sung sữa nhiều hơn cho bé. Mong bác sĩ hướng dẫn cụ thể hơn: Tôi nên chọn sữa thế nào, cho bé uống bao nhiêu mỗi ngày là được?
Phạm Thị Thanh Thủy (Quận Phú Nhuận, TP.HCM)
Bé đang ở vào giai đoạn "vàng" (3-10 tuổi), là giai đoạn chiếm đến 60% tiềm năng phát triển chiều cao nên việc bổ sung thêm sữa như lời khuyên của các bác sĩ ở trung tâm dinh dưỡng là rất phù hợp.
Một số loại sữa công thức được nghiên cứu công phu, có hệ dưỡng chất khoa học bổ sung lượng Canxi và Vitamin D đầy đủ, đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể ở từng độ tuổi sẽ rất tốt cho bé, bạn có thể tham khảo. Có thể cho bé uống 2 ly sữa công thức đều đặn mỗi sáng và tối tại nhà, cho bé mang theo từ 1-2 sữa hộp giấy pha sẵn để bé uống bổ sung vào giờ chơi, bữa xế….
Duy trì điều này suốt giai đoạn 3-10 tuổi sẽ giúp ích cho bé rất nhiều để đạt đến chiều cao tối ưu, không thua kém so với bạn bè quốc tế khi đến tuổi trưởng thành. Cơ thể mỗi bé có sự phát triển khác nhau, nên bạn có thể tham vấn thêm từ bác sĩ để có một chế độ dinh dưỡng phù hợp với bé.
*Khi bắt đầu cho cháu đi học lớp Mầm, tôi thấy cháu đạt chiều cao khá trội so với bạn bè cùng tuổi trong lớp. Thế nhưng hiện nay, khi cháu được 5 tuổi thì tôi lại thấy cháu có phần… "tuột hạng", thấp hơn so với rất nhiều bé khác. Tôi có chia sẻ với chồng nỗi lo này nhưng anh ấy gạt đi và bảo đến tuổi dậy thì tự khắc bé cao. Có đúng thế không thưa bác sĩ?
Nguyễn Trần Minh Ngọc (Quận Cầu Giấy, Hà Nội)
Thật ra, giai đoạn 3-10 tuổi là một giai đoạn vàng, như chiếc cầu nối, là sự chuẩn bị hoàn hảo cho sự phát triển vượt trội lên của cơ thể ở tuổi dậy thì. Nếu giai đoạn này bị lơ là, cơ thể không có đà phát triển tốt nhất, không tích trữ được đủ những gì cần thiết cho bước nhảy vọt thì hệ quả tất yếu là đến tuổi trưởng thành, thanh niên Việt Nam thấp bé hẳn so với thanh niên các quốc gia phát triển khác trên thế giới.
Nói vậy đủ để bạn hình dung, việc chăm sóc dinh dưỡng tốt cho trẻ giai đoạn này quan trọng đến mức nào. Thống kê cho thấy chiều cao trung bình của thanh niên Nhật là 171cm và thanh niên Hàn Quốc là 173cm lúc trưởng thành. Trong khi đó, một người Việt Nam trưởng thành chỉ cao trung bình 163,7cm. Đây là một khác biệt đáng tiếc cần tìm cách cải thiện, khắc phục. Bằng những chăm sóc tích cực cho con về dinh dưỡng trong giai đoạn 3-10 tuổi, chắc chắn không khó để bé chạm được đến chuẩn chiều cao quốc tế - điều rất nhiều bậc phụ huynh mong đợi.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,360
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,134
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,314
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,167