Một năm có bốn mùa, thì đời người cũng thế, cũng có những giai đoạn phải trải qua dù bạn muốn hay không.
Tuổi thanh niên phơi phới xuân thì, tuổi sung mãn như mùa hạ rực lửa, tuổi trung niên man mác thu buồn và tuổi già buồn bã như mùa đông. Chị em phụ nữ còn thiệt thòi hơn nam giới rất nhiều khi mùa thu của họ luôn gắn liền với rất nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là các bệnh xương khớp.
Bức tranh về cuộc sống của người phụ nữ sau tuổi 40 vốn luôn tối màu với rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Từ những triệu chứng về tình dục như giảm ham muốn, khô âm đạo, khó đạt khoái cảm… đến các triệu chứng trên toàn thân như rối loạn kinh nguyệt, bốc hỏa, vã mồ hôi, dễ mắc bệnh tim mạch, người thường xuyên mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, trí nhớ giảm sút, hay “quên đầu quên đuôi”, chưa kể thường xuyên thấy bực bội, cáu gắt... Nhưng thường trực nhất là nỗi lo các bệnh xương khớp và người phụ nữ nhìn đâu cũng cảm thấy u ám, bi quan, chán nản!
Triệu chứng thường gặp của bệnh xương khớp trong giai đoạn này chính là đau nhức các khớp xương. Các cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội hơn khi thời tiết thay đổi, vận động bất ngờ v.v… Nguyên nhân do tình trạng lão hóa của cơ thể, khiến các khớp xương bị thoái hóa, mà điển hình nhất là thoái hóa khớp gối khiến cho bệnh nhân đi đứng khó khăn, khớp sưng to, gây đau nhức, ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động và làm giảm sút chất lượng cuộc sống. Chưa kể, bệnh nhân phải điều trị gần như suốt đời.
Con số thống kê cho thấy gần 1/3 phụ nữ sau mãn kinh bị giảm mật độ xương và trong cả cuộc đời, họ sẽ mất khoảng 35% xương đặc và 50% xương xốp. Nếu bị gãy xương, việc điều trị trở nên rất khó khăn vì tốc độ phục hồi lúc này rất chậm. Khi bị nhẹ, xương không còn độ rắn chắc như giai đoạn xuân thì, trở nên giòn hơn, đốt sống xẹp đi, lưng còng xuống…
Thực ra, tình trạng giảm xương vốn đã bắt đầu từ sớm và chỉ diễn ra nhanh hơn rất nhiều trong thời kỳ tiền mãn kinh - mãn kinh dưới tác động của quá trình suy giảm sinh lý. Nguyên nhân chính là do sự suy giảm chức năng của não bộ, tuyến yên và buồng trứng trong giai đoạn này dẫn đến rối loạn nội tiết, khiến cho cơ thể khó hấp thụ canxi và tạo xương.
Tình trạng này như kẻ thù vô hình chẳng thể “trông mặt mà bắt hình dong”. Bệnh cứ âm thầm diễn tiến, âm thầm gây hại cho khổ chủ mà chẳng ai hay biết, cho đến một ngày đột ngột phát hiện qua đợt kiểm tra sức khỏe. Như vậy là vẫn còn may, vì nhiều người chỉ biết mình bị giảm xương, loãng xương khi đã bị gãy xương và rất khó hồi phục.
Do vậy, người phụ nữ không chỉ cần cố gắng “lắng nghe cơ thể mình, hiểu cơ thể mình”, mà còn phải chủ động trong việc phòng ngừa bệnh xương khớp cũng như các bệnh khác khi bước vào độ tuổi trung niên. Nên duy trì lối sống lành mạnh, rèn luyện tinh thần, tập thể dục thể thao thường xuyên kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp cho cơ thể, thường xuyên khám định kỳ để sớm phát hiện và điều trị các bệnh lý.
AloBacsi.
Tuổi thanh niên phơi phới xuân thì, tuổi sung mãn như mùa hạ rực lửa, tuổi trung niên man mác thu buồn và tuổi già buồn bã như mùa đông. Chị em phụ nữ còn thiệt thòi hơn nam giới rất nhiều khi mùa thu của họ luôn gắn liền với rất nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là các bệnh xương khớp.
Bức tranh về cuộc sống của người phụ nữ sau tuổi 40 vốn luôn tối màu với rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Từ những triệu chứng về tình dục như giảm ham muốn, khô âm đạo, khó đạt khoái cảm… đến các triệu chứng trên toàn thân như rối loạn kinh nguyệt, bốc hỏa, vã mồ hôi, dễ mắc bệnh tim mạch, người thường xuyên mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, trí nhớ giảm sút, hay “quên đầu quên đuôi”, chưa kể thường xuyên thấy bực bội, cáu gắt... Nhưng thường trực nhất là nỗi lo các bệnh xương khớp và người phụ nữ nhìn đâu cũng cảm thấy u ám, bi quan, chán nản!
Triệu chứng thường gặp của bệnh xương khớp trong giai đoạn này chính là đau nhức các khớp xương. Các cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội hơn khi thời tiết thay đổi, vận động bất ngờ v.v… Nguyên nhân do tình trạng lão hóa của cơ thể, khiến các khớp xương bị thoái hóa, mà điển hình nhất là thoái hóa khớp gối khiến cho bệnh nhân đi đứng khó khăn, khớp sưng to, gây đau nhức, ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động và làm giảm sút chất lượng cuộc sống. Chưa kể, bệnh nhân phải điều trị gần như suốt đời.
Con số thống kê cho thấy gần 1/3 phụ nữ sau mãn kinh bị giảm mật độ xương và trong cả cuộc đời, họ sẽ mất khoảng 35% xương đặc và 50% xương xốp. Nếu bị gãy xương, việc điều trị trở nên rất khó khăn vì tốc độ phục hồi lúc này rất chậm. Khi bị nhẹ, xương không còn độ rắn chắc như giai đoạn xuân thì, trở nên giòn hơn, đốt sống xẹp đi, lưng còng xuống…
Thực ra, tình trạng giảm xương vốn đã bắt đầu từ sớm và chỉ diễn ra nhanh hơn rất nhiều trong thời kỳ tiền mãn kinh - mãn kinh dưới tác động của quá trình suy giảm sinh lý. Nguyên nhân chính là do sự suy giảm chức năng của não bộ, tuyến yên và buồng trứng trong giai đoạn này dẫn đến rối loạn nội tiết, khiến cho cơ thể khó hấp thụ canxi và tạo xương.
Tình trạng này như kẻ thù vô hình chẳng thể “trông mặt mà bắt hình dong”. Bệnh cứ âm thầm diễn tiến, âm thầm gây hại cho khổ chủ mà chẳng ai hay biết, cho đến một ngày đột ngột phát hiện qua đợt kiểm tra sức khỏe. Như vậy là vẫn còn may, vì nhiều người chỉ biết mình bị giảm xương, loãng xương khi đã bị gãy xương và rất khó hồi phục.
Do vậy, người phụ nữ không chỉ cần cố gắng “lắng nghe cơ thể mình, hiểu cơ thể mình”, mà còn phải chủ động trong việc phòng ngừa bệnh xương khớp cũng như các bệnh khác khi bước vào độ tuổi trung niên. Nên duy trì lối sống lành mạnh, rèn luyện tinh thần, tập thể dục thể thao thường xuyên kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp cho cơ thể, thường xuyên khám định kỳ để sớm phát hiện và điều trị các bệnh lý.
AloBacsi.