Tại Hà Nội, có rất nhiều người bị tổn thương da vì tiếp xúc với kiến ba khoang. Các vết đốt gây ngứa, phồng rộp da và lở loét, thậm chí tại các vùng nhạy cảm như mắt và mặt, có thể dẫn đến đau nhức và sưng phù. Theo các chuyên gia, vẫn đề này có thể giải quyết dễ dàng, bằng cách xử trí đúng khi tiếp xúc với loại côn trùng này.
Chỉ trong 1 tuần cuối tháng 10, Bệnh viện Da liễu TƯ đã tiếp nhận gần hơn 1700 người đến đến khám vì viêm da được xác định là tiếp xúc với kiến ba khoang. Theo bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thành, những tổn thương này không phải do kiến ba khoang đốt mà phần lớn là do sự sơ ý khi tiếp xúc với loại côn trùng này.
Bác sĩ Nguyễn Thành cho biết: "Khi kiến bò vào cơ thể, một phản xạ rất tự nhiên mà ai cũng có là đập và miết. Do đó, tuyến chất dưới bụng kiến tiết ra gây bỏng, dị ứng da. Ngoài ra, người bị tác động lại bôi vào các chỗ da lành, nên vùng da này lại tiếp tục phòng rộp lên".
Cũng theo bác sĩ Thành, vết thương của nhiều trường hợp nặng hơn do tự ý bôi thuốc hoặc đi khám không đúng chuyên khoa vì không xác định được nguyên nhân và triệu chứng dễ bị nhầm tưởng đó là bệnh zona hay giời leo.
Bác sĩ Nguyễn Thành cho biết thêm: "Khi đã phát hiện côn trùng bị vỡ và đúng kiến khoang, nên sơ cứu bằng cách rửa bằng xà phòng loãng. Nếu điều kiện có các chất làm dịu da như thuốc chống bỏng để xịt, còn nếu không thì đến cơ sở chuyên khoa da liễu để chữa trị."
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội nói: "Thời điểm tháng 9, 10, 11 là thời kỳ sinh sản. Đây không phải là loại côn trùng có hại nên biện pháp tốt nhất là che chắn, dọn dẹp nhà cửa. Khi bị côn trung này đốt, quan trọng nhất là phản ứng không đập không miết. Chúng ta không nhất thiết dùng hóa chất để diệt loại côn trùng này."
Kiến ba khoang bị ánh sáng hấp dẫn, nên ngủ nằm màn, tắt bớt đèn điện không cần thiết vào buổi tối, là cách phòng loài côn trùng này.
Có 2 lưu ý đặc biệt cần phải ghi nhớ:
- Khi phát hiện kiến ba khoang, tìm cách hất ra khỏi trên cơ thể.
- Nếu sơ ý để độc tố của kiến dính vào da, ngay lập tức rửa thật sạch vùng da tiếp xúc bằng xà phòng và nước lạnh.
(Theo VTV)
Chỉ trong 1 tuần cuối tháng 10, Bệnh viện Da liễu TƯ đã tiếp nhận gần hơn 1700 người đến đến khám vì viêm da được xác định là tiếp xúc với kiến ba khoang. Theo bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thành, những tổn thương này không phải do kiến ba khoang đốt mà phần lớn là do sự sơ ý khi tiếp xúc với loại côn trùng này.
Bác sĩ Nguyễn Thành cho biết: "Khi kiến bò vào cơ thể, một phản xạ rất tự nhiên mà ai cũng có là đập và miết. Do đó, tuyến chất dưới bụng kiến tiết ra gây bỏng, dị ứng da. Ngoài ra, người bị tác động lại bôi vào các chỗ da lành, nên vùng da này lại tiếp tục phòng rộp lên".
Cũng theo bác sĩ Thành, vết thương của nhiều trường hợp nặng hơn do tự ý bôi thuốc hoặc đi khám không đúng chuyên khoa vì không xác định được nguyên nhân và triệu chứng dễ bị nhầm tưởng đó là bệnh zona hay giời leo.
Bác sĩ Nguyễn Thành cho biết thêm: "Khi đã phát hiện côn trùng bị vỡ và đúng kiến khoang, nên sơ cứu bằng cách rửa bằng xà phòng loãng. Nếu điều kiện có các chất làm dịu da như thuốc chống bỏng để xịt, còn nếu không thì đến cơ sở chuyên khoa da liễu để chữa trị."
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội nói: "Thời điểm tháng 9, 10, 11 là thời kỳ sinh sản. Đây không phải là loại côn trùng có hại nên biện pháp tốt nhất là che chắn, dọn dẹp nhà cửa. Khi bị côn trung này đốt, quan trọng nhất là phản ứng không đập không miết. Chúng ta không nhất thiết dùng hóa chất để diệt loại côn trùng này."
Kiến ba khoang bị ánh sáng hấp dẫn, nên ngủ nằm màn, tắt bớt đèn điện không cần thiết vào buổi tối, là cách phòng loài côn trùng này.
Có 2 lưu ý đặc biệt cần phải ghi nhớ:
- Khi phát hiện kiến ba khoang, tìm cách hất ra khỏi trên cơ thể.
- Nếu sơ ý để độc tố của kiến dính vào da, ngay lập tức rửa thật sạch vùng da tiếp xúc bằng xà phòng và nước lạnh.
(Theo VTV)