Con người không ai có thể thoát khỏi quy luật “sinh, lão, bệnh, tử” của tạo hoá, cũng không có phép thuật hay phương thuốc bí truyền huyền diệu nào có thể giúp cho con người “trường sinh bất tử”, nhưng bằng sự hiểu biết quy luật và khả năng cải tạo tự nhiên tuyệt vời của mình, con người hoàn toàn có thể đạt được mục đích sống khoẻ hơn và sống lâu hơn so với những gì mình đã có. Bí quyết để đạt được điều này không có gì khác hơn là phải thấm nhuần sâu sắc và thực hành thuần thục phương pháp dưỡng sinh trường thọ mà Đại danh y Tuệ Tĩnh đã khuyên:
“Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này.
Trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển dựa trên cơ sở lý luận vững chắc của triết học cổ đại phương Đông, lại được thực tiễn khắt khe kiểm nghiệm, ngày nay phép dưỡng sinh trường thọ đã thực sự trở thành một bộ môn khoa học chuyên nghiên cứu về lý luận và phương pháp dự phòng bệnh tật, bảo vệ và phục hồi sức khoẻ, làm chậm quá trình lão hoá và kéo dài tuổi thọ.
Nội dung của dưỡng sinh trường thọ như thế nào?
Phương pháp dưỡng sinh trường thọ có nhiều loại khác nhau: Nếu căn cứ vào hình thức có thể phân thành 3 loại : dưỡng sinh sinh hoạt bao gồm các phương pháp ăn uống, sinh hoạt, lao động, nghỉ ngơi, điều dưỡng tinh thần và vệ sinh tình dục ; dưỡng sinh tự nhiên bao gồm phương pháp dưỡng sinh bốn mùa và dưỡng sinh hoàn cảnh; dưỡng sinh kỹ thuật bao gồm các phương pháp châm cứu, xoa bóp, tập luyện khí công, thực dưỡng và dược dưỡng. Nếu căn cứ vào mục đích có thể phân thành hai loại: dưỡng sinh thông thường và dưỡng sinh chuyên biệt. Nhưng dù phân loại theo cách nào thì nội dung cơ bản của phương pháp dưỡng sinh trường thọ cũng gồm ba vấn đề: kiện thân, dưỡng tâm và mỹ dung.
Kiện thân
Còn gọi là dưỡng thân, nghĩa là sử dụng các biện pháp cần thiết làm cho bên ngoài da dẻ sáng láng, cơ nhục, tay chân rắn chắc, ngũ quan linh lợi ; bên trong tạng phủ khoẻ mạnh, kinh mạch lưu thông, khí huyết sung túc. Để đạt được điều này, ba vấn đề quan trọng nhất cần thực hành là : ăn uống khôn ngoan, dùng thuốc hợp lý và vận động tập luyện đúng cách. Ăn uống là điều kiện cơ bản để duy trì sự sống và quá trình sinh trưởng, phát dục của cơ thể, nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo đầy đủ, cân bằng, điều độ và vệ sinh. Dùng thuốc để cường thân ích thọ là việc nên làm, song theo phép dưỡng sinh trường thọ thì phải “biện chứng thi trị”, nghĩa là phải căn cứ vào đặc điểm thể chất và tình hình sức khoẻ bệnh tật cụ thể của mỗi người mà lựa chọn và dùng thuốc cho phù hợp, cơ thể thiếu cái gì thì bù đắp cái đó, không được sử dụng vô độ, bừa bãi. Cơ thể con người cũng cần vận động và tập luyện thường xuyên thì mới mong có được sức khoẻ và trường thọ. Tuy nhiên, tập luyện có nhiều cách, cách nào cũng có sở trường sở đoản, cho nên phải biết lựa chọn một cách thông minh và có hướng dẫn chu đáo thì mới đạt được hiệu quả theo ý nguyện.
Dưỡng tâm
Còn gọi là dưỡng thần, nghĩa là sử dụng các biện pháp cần thiết để điều hoà đời sống tinh thần, tình cảm cốt sao đạt được sự ổn định và cân bằng. Theo y học cổ truyền, “thần” là một trong ba thứ cực kỳ quan trọng (tam bảo) của nhân thể cùng với “tinh” và “khí”. Vả lại, một trong những quan điểm cơ bản của y học cổ truyền phương Đông là “hình thần hợp nhất”, nghĩa là giữa thể xác và tinh thần luôn có một mối quan hệ biện chứng hết sức mật thiết. Cho nên, muốn cho thân thể cường tráng và trường thọ thì nhất thiết phải chủ động xác lập cho được một đời sống tinh thần khoẻ mạnh. Nói như danh y Tuệ Tĩnh là phải “thanh tâm”, “quả dục” để “tồn thần”.
Mỹ dung
Có nghĩa là sắc đẹp và làm đẹp, nhưng ở đây phải hiểu mỹ dung không chỉ giới hạn ở khuôn mặt và hình hài bên ngoài mà điều quan trọng là phải tạo được cái đẹp có tính tự nhiên và chỉnh thể, đẹp cả trong lẫn ngoài, cả thể xác và tâm hồn. Trong mỹ dung dưỡng sinh cổ truyền phương Đông, điều đó có nghĩa là phải tuân thủ triệt để nguyên tắc “hình thần kiêm cố, nội ngoại đồng trị”. Sở dĩ cần làm như vậy là vì: muốn đạt được mục đích làm đẹp thì nếu chỉ bảo dưỡng vùng mặt không thôi thì chưa đủ, mà phải làm cho công năng tạng phủ điều hoà, kinh mạch vận hành thông suốt, khí huyết toàn thân vượng thịnh thì không những chỉ riêng bộ mặt mà dung mạo toàn thân cũng toát lên vẻ đẹp tự nhiên và bền vững.
Dưỡng sinh trường thọ phương Đông
Để đạt được hiệu quả cao nhất cần đảm bảo tuân thủ triệt để 4 nguyên tắc cơ bản sau đây :
Thuận ứng với hoàn cảnh là cơ sở: mục đích của phép dưỡng sinh trường thọ là làm cho con người càng ngày càng thích ứng với mọi hoàn cảnh của tự nhiên và xã hội, đồng thời cũng thông qua sự thích ứng này mà đạt được mục đích của phép dưỡng sinh. Với môi trường tự nhiên, cổ nhân khuyên phải “thuận thiên thời”, tức là phải thích ứng với tự nhiên và phải lợi dụng tự nhiên nhằm bảo vệ và tăng cường sức khoẻ. Sách Hoàng Đế nội kinh viết : “Hạ tam nguyệt…dạ ngọa tảo khởi, vô yếm ư nhật”, nghĩa là: mùa hạ hằng ngày nên dậy sớm để thuận ứng với sự hưng thịnh của dương khí, đi ngủ muộn một chút để thuận với âm khí suy vi, không nên khó chịu, ghét bỏ cái việc ngày dài trời nóng. Có thể nói, quan điểm dưỡng sinh thoát ly tự nhiên, trốn tránh xã hội là hoàn toàn xa lạ với y học cổ truyền phương Đông và chắc chắn không thể đạt được mục đích kiện thân, khứ bệnh và trường thọ.
Vận động hợp lý là then chốt: phương pháp dưỡng sinh trường thọ luôn đặt con người và sự vật trong thế động và cũng lấy đó để đạt được mục đích đem lại sự khoẻ mạnh về tâm hồn và thể xác cho con người. Y thư cổ viết : “hình bất động tắc tinh bất lưu, tinh bất lưu tắc khí uất” (cơ thể không vận động thì tinh không lưu thông được, tinh không lưu thông thì khí bị uất lại). Bởi vậy, cổ nhân khuyên nên “tập hít thở, thở ra khí cũ, hít vào khí mới, như con gấu vươn thân, con chim vỗ cánh là để sống lâu vậy” hay “hết thảy những ngày khí hậu bình thường, đều tuỳ trời nóng lạnh mà ra khỏi nhà đi bộ ba dặm, hai dặm, 300 bước, 200 bước đều tốt” (theo sách Bảo sinh danh) hay “theo đạo dưỡng sinh, không nên đi nằm sau khi ăn hoặc không ngồi suốt ngày, vì như thế làm khí huyết ngưng kết, lâu dần ắt tổn thọ” (theo sách Thọ thế bảo nguyên). Có thể nói, xa rời và thủ tiêu nguyên tắc vận động hợp lý thì cái gọi là “dưỡng sinh” sẽ không còn ý nghĩa gì nữa.
Cân bằng và toàn diện là yêu cầu: cân bằng là cơ sở của sức khoẻ, dưỡng sinh cũng lấy cân bằng làm mục tiêu để vươn tới. Bất luận phương pháp dưỡng sinh nào cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc đảm bảo sự cân bằng và toàn diện cho cơ thể. Ăn uống không nên thiên lệch, lao động không được quá sức, suy nghĩ chớ có cực đoan, tình dục cũng đừng thái quá… Cần vận dụng tổng hợp các biện pháp thì mới mong đạt được hiệu quả cao nhất của phép dưỡng sinh trường thọ. Ví như, cổ nhân khuyên “ngũ cốc vi dưỡng, ngũ quả vi trợ, ngũ súc vi ích, ngũ thái vi sung, khí vị hợp nhi phục chi, dĩ bổ tinh ích khí” ý muốn nói nên ăn đầy đủ và cân đối giữa ngũ cốc, thịt cá, hoa quả và rau cỏ ; hay phải luôn luôn chú ý giữ cân bằng âm dương trong đời sống tinh thần vì “nộ thương can, hỉ thương tâm, tư thương tỳ, ưu thương phế, khủng thương thận” (giận quá hại can, mừng quá hại tâm, suy nghĩ quá hại tỳ, ưu phiền quá hại phế, sợ hãi quá hại thận)
Chế nghi vận dụng là thường quy: theo y học cổ truyền, mỗi con người là một vũ trụ thu nhỏ, bởi vậy mỗi cá thể đều có những đặc điểm khác nhau về cấu trúc cơ thể, tuổi tác, giới tính, điều kiện sống và làm việc, tình trạng bệnh tật…, hơn nữa lại được đặt trong một không gian và thời gian cũng không giống nhau. Cho nên, phương pháp dưỡng sinh cũng phải tuân thủ nguyên tắc “nhân nhân chế nghi, nhân thời chế nghi, nhân địa chế nghi”, nghĩa là phải tùy người, tùy thời, tùy nơi mà vận dụng cho phù hợp mới mong đạt được hiệu quả mĩ mãn.
“Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này.
Trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển dựa trên cơ sở lý luận vững chắc của triết học cổ đại phương Đông, lại được thực tiễn khắt khe kiểm nghiệm, ngày nay phép dưỡng sinh trường thọ đã thực sự trở thành một bộ môn khoa học chuyên nghiên cứu về lý luận và phương pháp dự phòng bệnh tật, bảo vệ và phục hồi sức khoẻ, làm chậm quá trình lão hoá và kéo dài tuổi thọ.
Nội dung của dưỡng sinh trường thọ như thế nào?
Phương pháp dưỡng sinh trường thọ có nhiều loại khác nhau: Nếu căn cứ vào hình thức có thể phân thành 3 loại : dưỡng sinh sinh hoạt bao gồm các phương pháp ăn uống, sinh hoạt, lao động, nghỉ ngơi, điều dưỡng tinh thần và vệ sinh tình dục ; dưỡng sinh tự nhiên bao gồm phương pháp dưỡng sinh bốn mùa và dưỡng sinh hoàn cảnh; dưỡng sinh kỹ thuật bao gồm các phương pháp châm cứu, xoa bóp, tập luyện khí công, thực dưỡng và dược dưỡng. Nếu căn cứ vào mục đích có thể phân thành hai loại: dưỡng sinh thông thường và dưỡng sinh chuyên biệt. Nhưng dù phân loại theo cách nào thì nội dung cơ bản của phương pháp dưỡng sinh trường thọ cũng gồm ba vấn đề: kiện thân, dưỡng tâm và mỹ dung.
Kiện thân
Còn gọi là dưỡng thân, nghĩa là sử dụng các biện pháp cần thiết làm cho bên ngoài da dẻ sáng láng, cơ nhục, tay chân rắn chắc, ngũ quan linh lợi ; bên trong tạng phủ khoẻ mạnh, kinh mạch lưu thông, khí huyết sung túc. Để đạt được điều này, ba vấn đề quan trọng nhất cần thực hành là : ăn uống khôn ngoan, dùng thuốc hợp lý và vận động tập luyện đúng cách. Ăn uống là điều kiện cơ bản để duy trì sự sống và quá trình sinh trưởng, phát dục của cơ thể, nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo đầy đủ, cân bằng, điều độ và vệ sinh. Dùng thuốc để cường thân ích thọ là việc nên làm, song theo phép dưỡng sinh trường thọ thì phải “biện chứng thi trị”, nghĩa là phải căn cứ vào đặc điểm thể chất và tình hình sức khoẻ bệnh tật cụ thể của mỗi người mà lựa chọn và dùng thuốc cho phù hợp, cơ thể thiếu cái gì thì bù đắp cái đó, không được sử dụng vô độ, bừa bãi. Cơ thể con người cũng cần vận động và tập luyện thường xuyên thì mới mong có được sức khoẻ và trường thọ. Tuy nhiên, tập luyện có nhiều cách, cách nào cũng có sở trường sở đoản, cho nên phải biết lựa chọn một cách thông minh và có hướng dẫn chu đáo thì mới đạt được hiệu quả theo ý nguyện.
|
Còn gọi là dưỡng thần, nghĩa là sử dụng các biện pháp cần thiết để điều hoà đời sống tinh thần, tình cảm cốt sao đạt được sự ổn định và cân bằng. Theo y học cổ truyền, “thần” là một trong ba thứ cực kỳ quan trọng (tam bảo) của nhân thể cùng với “tinh” và “khí”. Vả lại, một trong những quan điểm cơ bản của y học cổ truyền phương Đông là “hình thần hợp nhất”, nghĩa là giữa thể xác và tinh thần luôn có một mối quan hệ biện chứng hết sức mật thiết. Cho nên, muốn cho thân thể cường tráng và trường thọ thì nhất thiết phải chủ động xác lập cho được một đời sống tinh thần khoẻ mạnh. Nói như danh y Tuệ Tĩnh là phải “thanh tâm”, “quả dục” để “tồn thần”.
Mỹ dung
Có nghĩa là sắc đẹp và làm đẹp, nhưng ở đây phải hiểu mỹ dung không chỉ giới hạn ở khuôn mặt và hình hài bên ngoài mà điều quan trọng là phải tạo được cái đẹp có tính tự nhiên và chỉnh thể, đẹp cả trong lẫn ngoài, cả thể xác và tâm hồn. Trong mỹ dung dưỡng sinh cổ truyền phương Đông, điều đó có nghĩa là phải tuân thủ triệt để nguyên tắc “hình thần kiêm cố, nội ngoại đồng trị”. Sở dĩ cần làm như vậy là vì: muốn đạt được mục đích làm đẹp thì nếu chỉ bảo dưỡng vùng mặt không thôi thì chưa đủ, mà phải làm cho công năng tạng phủ điều hoà, kinh mạch vận hành thông suốt, khí huyết toàn thân vượng thịnh thì không những chỉ riêng bộ mặt mà dung mạo toàn thân cũng toát lên vẻ đẹp tự nhiên và bền vững.
Dưỡng sinh trường thọ phương Đông
Để đạt được hiệu quả cao nhất cần đảm bảo tuân thủ triệt để 4 nguyên tắc cơ bản sau đây :
Thuận ứng với hoàn cảnh là cơ sở: mục đích của phép dưỡng sinh trường thọ là làm cho con người càng ngày càng thích ứng với mọi hoàn cảnh của tự nhiên và xã hội, đồng thời cũng thông qua sự thích ứng này mà đạt được mục đích của phép dưỡng sinh. Với môi trường tự nhiên, cổ nhân khuyên phải “thuận thiên thời”, tức là phải thích ứng với tự nhiên và phải lợi dụng tự nhiên nhằm bảo vệ và tăng cường sức khoẻ. Sách Hoàng Đế nội kinh viết : “Hạ tam nguyệt…dạ ngọa tảo khởi, vô yếm ư nhật”, nghĩa là: mùa hạ hằng ngày nên dậy sớm để thuận ứng với sự hưng thịnh của dương khí, đi ngủ muộn một chút để thuận với âm khí suy vi, không nên khó chịu, ghét bỏ cái việc ngày dài trời nóng. Có thể nói, quan điểm dưỡng sinh thoát ly tự nhiên, trốn tránh xã hội là hoàn toàn xa lạ với y học cổ truyền phương Đông và chắc chắn không thể đạt được mục đích kiện thân, khứ bệnh và trường thọ.
Vận động hợp lý là then chốt: phương pháp dưỡng sinh trường thọ luôn đặt con người và sự vật trong thế động và cũng lấy đó để đạt được mục đích đem lại sự khoẻ mạnh về tâm hồn và thể xác cho con người. Y thư cổ viết : “hình bất động tắc tinh bất lưu, tinh bất lưu tắc khí uất” (cơ thể không vận động thì tinh không lưu thông được, tinh không lưu thông thì khí bị uất lại). Bởi vậy, cổ nhân khuyên nên “tập hít thở, thở ra khí cũ, hít vào khí mới, như con gấu vươn thân, con chim vỗ cánh là để sống lâu vậy” hay “hết thảy những ngày khí hậu bình thường, đều tuỳ trời nóng lạnh mà ra khỏi nhà đi bộ ba dặm, hai dặm, 300 bước, 200 bước đều tốt” (theo sách Bảo sinh danh) hay “theo đạo dưỡng sinh, không nên đi nằm sau khi ăn hoặc không ngồi suốt ngày, vì như thế làm khí huyết ngưng kết, lâu dần ắt tổn thọ” (theo sách Thọ thế bảo nguyên). Có thể nói, xa rời và thủ tiêu nguyên tắc vận động hợp lý thì cái gọi là “dưỡng sinh” sẽ không còn ý nghĩa gì nữa.
Cân bằng và toàn diện là yêu cầu: cân bằng là cơ sở của sức khoẻ, dưỡng sinh cũng lấy cân bằng làm mục tiêu để vươn tới. Bất luận phương pháp dưỡng sinh nào cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc đảm bảo sự cân bằng và toàn diện cho cơ thể. Ăn uống không nên thiên lệch, lao động không được quá sức, suy nghĩ chớ có cực đoan, tình dục cũng đừng thái quá… Cần vận dụng tổng hợp các biện pháp thì mới mong đạt được hiệu quả cao nhất của phép dưỡng sinh trường thọ. Ví như, cổ nhân khuyên “ngũ cốc vi dưỡng, ngũ quả vi trợ, ngũ súc vi ích, ngũ thái vi sung, khí vị hợp nhi phục chi, dĩ bổ tinh ích khí” ý muốn nói nên ăn đầy đủ và cân đối giữa ngũ cốc, thịt cá, hoa quả và rau cỏ ; hay phải luôn luôn chú ý giữ cân bằng âm dương trong đời sống tinh thần vì “nộ thương can, hỉ thương tâm, tư thương tỳ, ưu thương phế, khủng thương thận” (giận quá hại can, mừng quá hại tâm, suy nghĩ quá hại tỳ, ưu phiền quá hại phế, sợ hãi quá hại thận)
Chế nghi vận dụng là thường quy: theo y học cổ truyền, mỗi con người là một vũ trụ thu nhỏ, bởi vậy mỗi cá thể đều có những đặc điểm khác nhau về cấu trúc cơ thể, tuổi tác, giới tính, điều kiện sống và làm việc, tình trạng bệnh tật…, hơn nữa lại được đặt trong một không gian và thời gian cũng không giống nhau. Cho nên, phương pháp dưỡng sinh cũng phải tuân thủ nguyên tắc “nhân nhân chế nghi, nhân thời chế nghi, nhân địa chế nghi”, nghĩa là phải tùy người, tùy thời, tùy nơi mà vận dụng cho phù hợp mới mong đạt được hiệu quả mĩ mãn.
ThS. Hoàng Khánh Toàn-Theo SKDS