Đau lưng khi mang bầu là hiện tượng khá phổ biến nhưng lại gây không ít khó khăn cho thai phụ. Nguyên nhân của hiện tượng đau lưng ở thai phụ là do khi mang bầu, các cơ bắp và dây chằng khắp cơ thể giãn ra khiến bạn có cảm giác khó chịu vùng lưng.
Sự thay đổi của lưng khi mang bầu
Khi mang thai, cơ thể thai phụ sản sinh ra nhiều loại hormon, dưới tác dụng của hormon, dây chằng xương chậu lỏng rồi mềm ra, làm cho khớp xương của xương cùng, liên hợp xương mu lỏng đi, kết cấu ở phần lưng cũng lỏng. Hiện tượng biến đổi dây chằng xương chậu này ở thai phụ có thể trợ giúp sinh bé được thuận lợi hơn. Nhưng, nếu dây chằng xương chậu quá lỏng, có thể làm cho khớp xương đau nhức, sự tách rời của liên hợp xương mu có thể làm cho thai phụ đi đứng khó khăn.
Ngoài ra, trong giai đoạn cuối thai kì, tử cung to ra, trọng lượng tăng lên (lúc này toàn bộ trọng lượng của tử cung khoảng 6000g), trọng tâm cơ thể của thai phụ di chuyển về phía trước. Để giữ cơ thể thăng bằng, đầu và vai thai phụ di chuyển về phía sau, tăng độ cong phần lưng, tổ chức lưng ở vào trạng thái kích ứng dễ làm cho lưng bị đau nhức. Nếu thai phụ không chú ý kết hợp cân bằng giữa ăn uống, lao động và nghỉ ngơi, mệt mỏi quá sức hoặc ăn uống thiếu calci thì những triệu chứng này sẽ tăng rõ rệt. Nếu trước kia thai phụ đã có những bệnh cột sống, xương chậu, khớp xương đùi, lưng…, những triệu chứng này càng rõ ràng hơn.
Vì vậy, khi mang thai bà bầu bị đau lưng là hiện tượng sinh lý bình thường và không nên quá lo lắng về việc này. Sau khi bé chào đời, vấn đề đau lưng tự nhiên sẽ giảm bớt. Trong khi mang thai, bà bầu nên chú ý vận động thường xuyên, làm cho những triệu chứng nói trên giảm bớt.
Làm thế nào để bà bầu giảm đau lưng?
1. Chọn đúng tư thế
Khi em bé phát triển dần, trọng lực cơ thể bạn dồn về phía trước, các cơ ở lưng trùng lại gây hiện tượng đau lưng khi mang thai. Lúc này, hãy thực hiện đúng những quy tắc sau:
- Đứng thẳng người.
- Dùng áo đỡ ngực cao lên.
- Giữ vai cân bằng và thư giãn.
Chú ý khi đứng, bạn phải chọn tư thế thoải mái nhất. Nếu phải đứng trong thời gian dài, hãy liên tục thay đổi tư thế và giải lao thường xuyên. Việc ngồi làm việc cũng cần đặc biệt chú ý nhất là với những thai phụ công sở. Bạn nên chọn một chiếc ghế có phần tựa đằng sau và đặt một chiếc gối nhỏ sau lưng. Giữ cho lưng và cổ thẳng và thoải mái nhất trong khi làm việc. Để chân trên một chiếc ghế nhỏ thấp là tư thế ngồi lý tưởng nhất.
2. Những dụng cụ đi kèm
Mang giầy, dép thấp và vừa với kích cỡ chân là hợp lí nhất. Bạn cũng nên mặc đồ dành riêng cho thai sản như váy bầu, quần bầu sao cho thoải mái.
3. Nâng vật đúng cách
Khi nâng một vật gì đó, bạn cần chú ý tư thế: từ từ ngồi xổm xuống, hai chân rộng ra tạo thế vững chắc. Với những vật nặng, bạn đừng cố nâng mà hãy tìm sự trợ giúp của người khác. Đặc biệt không được uốn vòng eo hay va đập mạnh vào lưng.
4. Tư thế ngủ đúng cách
Chọn tư thể ngủ khoa học nhất dành cho bà bầu và cần đặc biệt chú ý không được ngủ úp bụng. Không nên duỗi thẳng chân và nên co một hoặc cả hai đầu gối khi ngủ. Bạn cũng có thể sử dụng những chiếc gối nhỏ đặt giữa hai đầu gối và chèn xung quanh vùng bụng để có tư thế ngủ thoải mái.
5. Massage
Hãy sử dụng một miếng đệm nóng chườm vào lưng hoặc tham gia khóa massage hàng ngày với chuyên gia cũng giúp tình trạng đau lưng thuyên giảm đáng kể.
6. Tập thể dục
Thường xuyên tập luyện thể thao cũng làm giảm triệu chứng đau lưng khi mang thai. Bạn nên thử vận động nhẹ nhàng với các môn thể thao như đi bộ, bơi lội.
7. Châm cứu
Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, châm cứu cũng giúp giảm triệu chứng đau lưng đáng kể ở bà bầu. Nếu bạn đang cân nhắc một phương pháp bổ sung để hạn chế đau lưng, hãy hỏi bác sĩ về liệu pháp châm cứu.
Lưu ý: Thông thường, đau lưng là triệu chứng thường gặp khi mang thai nhưng chúng ta cũng không thể chủ quan. Nếu tình trạng đau lưng kéo dài và gây quá nhiều khó khăn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn. Ngoài ra hãy nhớ rằng, đau lưng âm ỉ có thể là một dấu hiệu của hiện tượng sinh non. Nếu đau lưng nặng kèm dấu hiệu chảy máu âm đạo thì vấn đề đã nghiêm trọng hơn rất nhiều và bạn cần đến ngay trung tâm y tế để được kiểm tra.
Sự thay đổi của lưng khi mang bầu
Khi mang thai, cơ thể thai phụ sản sinh ra nhiều loại hormon, dưới tác dụng của hormon, dây chằng xương chậu lỏng rồi mềm ra, làm cho khớp xương của xương cùng, liên hợp xương mu lỏng đi, kết cấu ở phần lưng cũng lỏng. Hiện tượng biến đổi dây chằng xương chậu này ở thai phụ có thể trợ giúp sinh bé được thuận lợi hơn. Nhưng, nếu dây chằng xương chậu quá lỏng, có thể làm cho khớp xương đau nhức, sự tách rời của liên hợp xương mu có thể làm cho thai phụ đi đứng khó khăn.
Ngoài ra, trong giai đoạn cuối thai kì, tử cung to ra, trọng lượng tăng lên (lúc này toàn bộ trọng lượng của tử cung khoảng 6000g), trọng tâm cơ thể của thai phụ di chuyển về phía trước. Để giữ cơ thể thăng bằng, đầu và vai thai phụ di chuyển về phía sau, tăng độ cong phần lưng, tổ chức lưng ở vào trạng thái kích ứng dễ làm cho lưng bị đau nhức. Nếu thai phụ không chú ý kết hợp cân bằng giữa ăn uống, lao động và nghỉ ngơi, mệt mỏi quá sức hoặc ăn uống thiếu calci thì những triệu chứng này sẽ tăng rõ rệt. Nếu trước kia thai phụ đã có những bệnh cột sống, xương chậu, khớp xương đùi, lưng…, những triệu chứng này càng rõ ràng hơn.
Vì vậy, khi mang thai bà bầu bị đau lưng là hiện tượng sinh lý bình thường và không nên quá lo lắng về việc này. Sau khi bé chào đời, vấn đề đau lưng tự nhiên sẽ giảm bớt. Trong khi mang thai, bà bầu nên chú ý vận động thường xuyên, làm cho những triệu chứng nói trên giảm bớt.
Làm thế nào để bà bầu giảm đau lưng?
1. Chọn đúng tư thế
Khi em bé phát triển dần, trọng lực cơ thể bạn dồn về phía trước, các cơ ở lưng trùng lại gây hiện tượng đau lưng khi mang thai. Lúc này, hãy thực hiện đúng những quy tắc sau:
- Đứng thẳng người.
- Dùng áo đỡ ngực cao lên.
- Giữ vai cân bằng và thư giãn.
Chú ý khi đứng, bạn phải chọn tư thế thoải mái nhất. Nếu phải đứng trong thời gian dài, hãy liên tục thay đổi tư thế và giải lao thường xuyên. Việc ngồi làm việc cũng cần đặc biệt chú ý nhất là với những thai phụ công sở. Bạn nên chọn một chiếc ghế có phần tựa đằng sau và đặt một chiếc gối nhỏ sau lưng. Giữ cho lưng và cổ thẳng và thoải mái nhất trong khi làm việc. Để chân trên một chiếc ghế nhỏ thấp là tư thế ngồi lý tưởng nhất.
2. Những dụng cụ đi kèm
Mang giầy, dép thấp và vừa với kích cỡ chân là hợp lí nhất. Bạn cũng nên mặc đồ dành riêng cho thai sản như váy bầu, quần bầu sao cho thoải mái.
3. Nâng vật đúng cách
Khi nâng một vật gì đó, bạn cần chú ý tư thế: từ từ ngồi xổm xuống, hai chân rộng ra tạo thế vững chắc. Với những vật nặng, bạn đừng cố nâng mà hãy tìm sự trợ giúp của người khác. Đặc biệt không được uốn vòng eo hay va đập mạnh vào lưng.
4. Tư thế ngủ đúng cách
Chọn tư thể ngủ khoa học nhất dành cho bà bầu và cần đặc biệt chú ý không được ngủ úp bụng. Không nên duỗi thẳng chân và nên co một hoặc cả hai đầu gối khi ngủ. Bạn cũng có thể sử dụng những chiếc gối nhỏ đặt giữa hai đầu gối và chèn xung quanh vùng bụng để có tư thế ngủ thoải mái.
5. Massage
Hãy sử dụng một miếng đệm nóng chườm vào lưng hoặc tham gia khóa massage hàng ngày với chuyên gia cũng giúp tình trạng đau lưng thuyên giảm đáng kể.
6. Tập thể dục
Thường xuyên tập luyện thể thao cũng làm giảm triệu chứng đau lưng khi mang thai. Bạn nên thử vận động nhẹ nhàng với các môn thể thao như đi bộ, bơi lội.
7. Châm cứu
Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, châm cứu cũng giúp giảm triệu chứng đau lưng đáng kể ở bà bầu. Nếu bạn đang cân nhắc một phương pháp bổ sung để hạn chế đau lưng, hãy hỏi bác sĩ về liệu pháp châm cứu.
Lưu ý: Thông thường, đau lưng là triệu chứng thường gặp khi mang thai nhưng chúng ta cũng không thể chủ quan. Nếu tình trạng đau lưng kéo dài và gây quá nhiều khó khăn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn. Ngoài ra hãy nhớ rằng, đau lưng âm ỉ có thể là một dấu hiệu của hiện tượng sinh non. Nếu đau lưng nặng kèm dấu hiệu chảy máu âm đạo thì vấn đề đã nghiêm trọng hơn rất nhiều và bạn cần đến ngay trung tâm y tế để được kiểm tra.
Eva