Giảm trí nhớ và những cách điều trị


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Giảm trí nhớ là một hiện tượng sức khỏe gây nhiều trở ngại đến quá trình sinh hoạt và làm việc của con người. Dưới đây là những lý giải về hiện tượng này.

Tiêm phòng dại có bị giảm trí nhớ, trí thông minh không?


Câu hỏi bởi: phúc

Chào bác sĩ!

Cháu là Phúc, năm nay 13 tuổi. Hôm nay cháu bị chó cắn trên đùi. Tuy cắn không đau nhưng có hai dấu bằm trên đùi và một vết máu nhỏ trên chỗ cắn. Cháu rất sợ bị chích vì cháu sợ khi chích cháu nghe nói sẽ giảm trí nhớ trí thông minh, cháu có nên đi tiêm ngừa không?

Cháu cảm ơn ạ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào cháu!

Vắc-xin dại Fuendalida trước kia sản xuất tại Việt Nam là loại vắc-xin được sản xuất từ việc nuôi cấy vi rút trên não chuột, 1-3 ngày tuổi. Vắc – xin có hiệu quả phòng dại tốt, dùng được cho cả phụ nữ mang thai và giá thành thấp nên được sử dụng rộng rãi. Nhược điểm của vắc xin Fuendalida: trong quá trình tinh chế để tách vi rút sẽ không loại bỏ được tất cả các thành phần không cần thiết như Protein và myelin của não chuột vì vậy có thể gây ra tổn thương hệ thần kinh, phản ứng tại chỗ và toàn thân tương đối nhiều như: ngứa, tấy đỏ tại nơi tiêm… thường vài ngày sau sẽ hết. Với người có cơ địa dị ứng, mắc bệnh mãn tính, nghiện rượu có thể có phản ứng như sốt, nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt… tình huống nặng có thể gây viêm tuỷ dị ứng, viêm não (biến chứng viêm tủy, viêm não vào khoảng 1-2 phần vạn).

Hiện chúng ta đã có vắc-xin nhập khẩu phòng bệnh dại Verorab của Pháp. Verorab được sản xuất nuôi cấy vi rút dại trên tế bào Vero nên không có Myelin tồn dư, do đó rất an toàn, không gây ra các bệnh về não tuỷ và được WHO khuyến cáo sử dụng.

Cháu bị chó cắn, không rõ tình trạng con vật như thế nào? Khuyên cháu tới cơ sở y tế dự phòng của địa phương mình để được xử trí, khám và giải đáp tiêm phòng vắc-xin phòng dại, việc tiêm phòng vắc-xin là rất cần thiết khi có chỉ định.

Chúc cháu khỏe !

Bệnh suy giảm trí nhớ và cách chữa trị?


Câu hỏi bởi: Vũ Long

Chào bác sĩ.

Em năm nay 19 tuổi, hơn 3 năm trước em có bị rối loạn trí não và trí nhớ cũng như tư duy bị suy giảm nặng, khiến việc học hành rất chật vật. Đến nay tình trạng đã đỡ hơn song trí nhớ vẫn rất tệ, có khi vừa nói hoặc làm xong là không nhớ ngay, tư duy cung kém đi rất nhiều. Theo bác sĩ có phải em bị suy giảm trí nhớ không ạ và cách xử lý như thế nào? Cũng hơn 3 năm trước đó em bị sưng phù chân, bác sĩ chẩn đoán là do thiếu chất do rối loạn chuyển hóa. Liệu nó có liên quan gì đến trí não không ạ?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào em!

Em nói 2 năm trước đây trí nhớ và tư duy em có bị suy giảm nặng, trước đó em có bị chấn thương hay bệnh lí gì về tâm, thần kinh tác động đến trí nhớ không? Những rối loạn về trí nhớ không chỉ xảy ra đối với người cao tuổi mà ở những người trẻ cũng xảy ra hiện tượng này, do sự ảnh hưởng của nhiều bệnh lý khác nhau. Sự suy sụp trí nhớ của người trẻ tuổi không chỉ gây khó khăn cho chính bệnh nhân mà còn khiến gia đình và người thân lo lắng. Một số lí do gây rối loạn trí nhớ ở người trẻ:

Do tác động của bệnh lý tâm thần: Đó là các bệnh như rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu… làm giảm tập trung chú ý; bệnh tâm thần phân liệt có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở người trẻ, bệnh làm cho triệu chứng cảm xúc ngày càng cùn mòn, khô lạnh, tư duy ngày càng nghèo nàn, ý chí ngày càng suy giảm, hoạt động ngày càng yếu đuối đi đến chỗ không thiết làm công việc gì, khả năng lao động và học tập, chú ý, trí nhớ đều giảm.

Sau chấn thương sọ não: Chấn thương sọ não (CTSN) là một hình thái tổn thương sọ não ngoại sinh. Hậu quả của CTSN rất khác nhau, từ hồi phục hoàn toàn đến để lại các di chứng nặng nề về thần kinh và tâm thần. Rối loạn tâm thần do CTSN bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn cấp tính và giai đoạn muộn. Các rối loạn tâm thần là hậu quả muộn của CTSN, thời gian tùy thuộc vào từng bệnh nhân, nhưng thường là sau 6 tháng bị CTSN.

Do các bệnh nhiễm khuẩn: Các bệnh lý hay gặp là viêm não, màng não do vi khuẩn, virut, viêm màng não lao, sốt rét ác tính thể não, giang mai não, HIV/AISD…

Do nhiễm độc: Các chất độc thâm nhập vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau, ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương, gây ra tổn thương thần kinh và các rối loạn tâm thần rất đa dạng, cấp tính hoặc kéo dài. Các biểu hiện rối loạn tâm thần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: loại chất độc, liều lượng, thời gian, mức độ nhiễm độc và các yếu tố mang tính cá thể như: nhân cách, thể tạng, sức đề kháng…

Do stress: Tình trạng stress không chỉ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với cơ thể mà còn tác động nghiêm trọng đối với trí nhớ, đặc biệt là phản ứng stress cấp tính. Một trong những lí do gây stress ở người trẻ là áp lực học tập. Nhiều tình huống do bố mẹ đòi hỏi quá mức kết quả học tập ở con cái so với khả năng mà chúng có thể đạt được hoặc sự ngộ nhận về năng lực học tập của con em mình.

Do rối loạn phân ly: Các rối loạn phân ly là một nhóm các rối loạn thường gặp. Các rối loạn phân ly hay phát sinh ở tuổi trẻ, nữ nhiều hơn nam. Trong các điều kiện không thuận lợi về tinh thần cũng như thể chất, các rối loạn có thể phát thành “dịch” trong một tập thể. Biểu hiện biểu hiện lâm sàng của các rối loạn phân ly rất đa dạng và hầu hết có rối loạn trí nhớ.

Chậm phát triển tâm thần và động kinh: Chậm phát triển tâm thần (CPTTT) là một nhóm bệnh lý có triệu chứng sự sa sút tâm thần bẩm sinh hay mắc phải trong những năm đầu thời kỳ thơ ấu. CPTTT không phải là một bệnh mà là một trạng thái rối loạn của một bệnh nào đó để lại sự thiếu sót trong các hoạt động trí tuệ và khả năng thích ứng.

Động kinh: Động kinh là một bệnh mạn tính, do nhiều lí do khác nhau, đặc trưng là sự lặp đi lặp lại của các cơn do sự phóng điện quá mức của các tế bào thần kinh não bộ, dù cho biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng có thể khác nhau. Trong cơn, người bệnh có thể có những rối loạn vận động. Những hành vi đó có tính chất tự động, không mục đích và người bệnh sau đó quên những gì xảy ra.

Để chữa trị chứng suy giảm trí nhớ cần chữa trị bệnh chính gây nên tình trạng này. Một số thuốc có thể dùng: vitamin nhóm B, các thuốc dưỡng não như: Nootropin, Duxil, Tanakan, Gliatilin… Ngoài ra, tâm lý liệu pháp, thể dục, thư giãn là hết sức quan trọng. Với tình trạng hiện tại em nên đến chuyên khoa Thần kinh bệnh viện bệnh viện Bạch Mai để thăm khám, tim lí do và chữa trị, bệnh rối loạn chuyển hóa thường ít gây tác động đến trí nhớ.

Chúc em sức khỏe!

Bị suy giảm trí nhớ trầm trọng, phải làm sao?


Câu hỏi bởi: minhduy

Cháu chào bác sĩ.

Cháu là nam giới 25 tuổi, cháu bị suy giảm trí nhớ trầm trọng: sáng làm gì tối cháu quên, cháu không nhớ tên một số người bạn bình thường, khó tiếp nhận thông tin mới. Cháu có đi khám bác sĩ kết luận cháu bị thiểu năng tuần hoàn não (cháu có siêu âm Dopper không bị xơ vữa động mạch, chụp x-quang đốt sống cổ không bị hẹp). Bác sĩ làm ơn cho cháu biết có phải cháu bị suy giảm trí nhớ nặng như vậy là do thiểu năng không ạ? Liệu cháu có bị sa sút trí tuệ không ạ và cách điều trị như nào thưa bác sĩ? Cháu đã uống rất nhiều thuốc bổ não, thuốc đông y và kết hợp châm cứu nhưng bệnh tình cháu vẫn không thuyên giảm.

Cháu cảm ơn.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào em!

Ở người trẻ, giảm trí nhớ thường liên quan đến quá trình ghi nhận. Trong thời đại hiện tại những người trẻ phải đối diện với sức ép vô cùng nặng nề như công việc hàng ngày, những lo toan kinh tế, nhiều điều phải suy nghĩ, chăn chở và phải nhớ do vậy gây ra đau đầu, mỏi vai gáy, kém ngủ, stress… Hậu quả là làm cho độ tập trung kém đi và dẫn đến hay không nhớ những sự việc mà đáng ra mình cần phải nhớ. Việc tập trung chú ý giảm dẫn tới việc ghi nhận thông tin kém và lưu giữ thông tin cũng kém. Đó là con đường đưa tới trí nhớ bị giảm sút ở ngưởi trẻ. Những người trẻ thường giảm trí nhớ gần hay còn gọi là trí nhớ công việc. Rất nhiều bạn trẻ phàn nàn là vừa định làm việc gì đó quay đi quay lại đã không nhớ là mình vừa định làm việc nào đó mà mình không nhớ quên nữa…Đây có thể là bước đầu của stress mà do sức ép công việc và cuộc sống đã tạo lên giảm trí nhớ ở người trẻ.

Để xử lý tình trạng hiện tại:

Trước hết em cần quan tâm chăm sóc sức khoẻ của mình bằng cách luyện tập thể dục đều đặn hàng ngày, ăn ngủ và làm việc điều độ hợp lý, tránh mọi căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày kể cả các trường hợp căng thẳng trên phin ảnh và sách báo.

Tạo cho mình một tâm lý thư giãn và thoải mái bằng cách giao lưu bạn bè, tham gia các hoạt đông xã hội, du lịch…

Nếu suy giảm trí nhớ ở mức trầm trọng thì có thể bổ sung Cholin alfoscerate liều 1.200mg/ngày bằng đường uống hoặc tiêm truyền, để giúp tăng cường độ mềm dẻo của màng tế bào thần kinh, hồi phục khả năng của cơ quan tiếp nhận thông tin và cải thiện khả năng dẫn truyền thần kinh.

Việc sử dụng thuốc nói trên phải có sự khám và chỉ định của bác sĩ.

Chúc em sức khỏe!

Đau đầu mất ngủ suy giảm trí nhớ


Câu hỏi bởi: Lê đồng phúc

Thưa bác sĩ : cháu năm nay 23 tuổi . Cháu mới học ra trường song và đã đi lm. Thưa bác sĩ hiện tượng cháu bị đau đầu đã dc 7 tháng nay rồi ak . Cháu thường hay suy nghĩ linh tinh ko có mục đích . Đi lm gặp vấn đề gì khó khăn là lại suy nghĩ vớ vẫn mỗi lần suy nghĩ là lại đau đầu. tình trạng này diễn ra thường xuyên nó lm cháu rất mệt mỏi .Và thươngf hay lo sợ và tinh thần ko thoải mái ,nhiều lúc cháu ko muốn suy nghĩ nữa cho đỡ đau đầu mà ko tự chủ dc ak . hay uể oải mệt mỏi ko có hứng thú lm việc ak . Bệnh của cháu có nguy hiểm và có phương pháp gì điều trị ko ak .mong bác sĩ tư vấn giúp cháu ak . Thật sự cháu rất lo lắng ! Cháu xin cám ơn

Bác sĩ Cao Tiến Đức


Chào cháu!

Có thể cháu đã bị trầm cảm (cũng có thể bệnh lý khác). Cháu cần khám để được điều trị ở chuyên khoa tâm thần. Để lâu bệnh sẽ nặng lên rất nguy hiểm. Điều trị bằng thuốc uống ngoại trú cũng có thể khỏi nhưng cũng phải công phu và kiên trì.

Chúc cháu mau khỏe!

Chữa trị giảm trí nhớ do áp lực thi cử như thế nào?


Câu hỏi bởi: lamlehuyen

Chào bác sĩ!

Thưa bác sĩ, gần đây, do việc học ôn thi quá căng thẳng, nhiều bài vở, thức khuya nhiều nên cháu có triệu chứng đau đầu, trí nhớ giảm, nhiều lúc đau không thể học bài được. Cháu muốn mua thuốc để giảm đau đầu nhưng không biết dùng loại nào? Bác sĩ có thể giải đáp giúp cháu được chứ ạ? Có cách dân gian nào trị bệnh này được không ạ?

Cháu cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào cháu!

Do cháu học hành nhiều quá nên có triệu chứng đau đầu, trí nhớ giảm, nhiều lúc không thể học được bài. Đây chính là các dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh do stress. Để chữa trị bệnh này, cháu cần điều chỉnh lại thói quen và thái độ tinh thần trong cuộc sống (sống vui, thoải mái, lạc quan, yêu đời) phối hợp với sự hổ trợ của thầy thuốc bằng tâm lý liệu pháp.

Cháu có thể dùng thuốc Hoạt huyết Thái Dương ngày 2 viên và Belafcap ngày một viên. Belafcap có tác dụng:

– Tăng sức bền cho cơ thể, đặc biệt là các vận động viên luyện tập cao độ, học sinh đang ôn thi hay những người làm việc trí óc căng thẳng, bị stress.

– Phục hồi sức khỏe và chống các tổn hai lên tế bào trong các cuộc giải phẩu, khi bị viêm nhiễm sau cơn bệnh.

– Giải độc và tăng sức chịu đựng, sức đề kháng của cơ thể, khi làm việc trong môi trường khói bụi,ô nhiễm, bức xạ, (máy vi tính, X-quang, điện thoại di động), nhiễm độc hóa chất, dược phẩm khi bị nhiễm trùng.

– Phòng ngừa và phối hợp chữa trị các rối loạn tuần hoàn, bệnh lý tim mạch, bệnh tăng huyết áp, viêm khớp, rối loạn ở mắt (đục thủy tinh thể, viêm hoàng điểm, thoái hóa võng mạc), tiểu đường, ung thư, các rối loạn thần kinh (giảm trí nhớ, Alzheimer, Parkinson).

– Chống lão hóa.

– Bổ sung Vitamin A, Vitamin E, Vitamin C và Selen.

Cháu cũng nên ngủ đủ giấc và nên tập luyện xen kẽ những lúc căng thẳng.

Chúc cháu mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.