Chỉ vì thiếu hiểu biết để phát hiện sớm “thằng bé có vấn đề” mà bệnh nhân NVT (29 tuổi, quận Đống Đa- Hà Nội) phải đồng ý để các bác sĩ Khoa Ngoại, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cắt đi một bên bộ phận chuyên “sản xuất” giống nòi.
Đến bây giờ bác sĩ Nguyễn Kim Vụ, Phó trưởng Khoa Ngoại, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội còn nhớ như in ca mổ cấp cứu cắt bỏ một bên tinh hoàn cho bệnh nhân NVT mà anh trực tiếp xử lý cách đây ít ngày. Nó đồng nghĩa với việc T sẽ khó có thể có con theo cách tự nhiên. Theo BS Vụ, chỉ cần chậm một vài phút nữa là NVT phải cắt cả hai bên tinh hoàn.
Theo hồ sơ bệnh án, trước khi vào viện hai ngày, bệnh nhân tự nhiên thấy đau dữ dội ở gần chỗ “thằng bé”. T lo sợ hơn khi thấy một bên sưng to, tấy đỏ. Chưa lập gia đình nên T không dám nói với ai, thậm chí cả với mẹ của mình. Hôm sau, chỗ tấy sưng to, phát sốt, gia đình phải cho vào Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khám. Các bác sĩ chẩn đoán là bị xoắn tinh hoàn, phải mổ cấp cứu ngay trong đêm.
Còn tại Khoa Nam học, Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội mới tiếp nhận điều trị cho một bé trai tên A (12 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) cũng bị mắc chứng bệnh tương tự: xoắn tinh hoàn. Theo lời bố mẹ của bé, A rất thích đá bóng. Chiều chủ nhật vừa rồi, khi đá bóng về, A bảo rằng, em bị một bạn đá bóng vào đúng “chỗ ấy”, giờ thấy rất đau. Hôm sau mẹ đưa bé A vào viện để bác sĩ cho uống thuốc điều trị.
Bác sĩ Hoàng, Bệnh viện Việt Đức cho biết, nếu A vào muộn khoảng 2-3 giờ nữa thì chắc chắn phải cần đến phẫu thuật để cắt một bên tinh hoàn.
Ai cũng có thể mắc bệnh
Là chuyên gia gắn bó với bệnh nam học nhiều năm, GS.TS Trần Quán Anh, Tổng thư ký Hội Tiết niệu, thận học Việt Nam cho biết, có khoảng 40% nam giới có vấn đề về mặt cấu tạo tinh hoàn. Tất cả nam giới đều có khả năng mắc bệnh xoắn tinh hoàn, song nhiều nhất là thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12-18 và những người trưởng thành ngoài 30 tuổi trở lên.
Biểu hiện của bệnh là trạng thái ống dẫn tinh bị xoắn lại làm cho máu không thể lưu thông để cung cấp oxy cho các tế bào tinh hoàn. Lúc đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy tinh hoàn rất đau đớn, thậm chí là đau cả vùng bụng và tinh hoàn có thể bị sưng to. Đồng thời tinh hoàn cũng bị co rút. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể có cảm giác buồn nôn và toàn thân bị sốt. Ngoài ra, các kiểm tra khác như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, chụp X quang… cũng phát hiện được bệnh.
Cũng theo ông Trần Quán Anh, đây không phải là bệnh mắc từ tệ nạn xã hội như việc quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ nhiều lần hay do không đảm bảo vệ sinh trong sinh hoạt… mà là do sự bất thường của cấu tạo tinh hoàn xuất hiện một cách tự phát hoặc chấn thương. Sự bất thường này sẽ khiến cho ống dẫn tinh dễ bị xoắn hơn và cản trở sự lưu thông của máu đến tinh hoàn. Tình trạng này có thể tự phát hoặc do bị chấn thương.
Vì vậy, khi phát hiện hay nghi ngờ mình bị xoắn tinh hoàn thì bệnh nhân cần phải đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán, tìm ra hướng điều trị đúng đắn và kịp thời.
Phát hiện sớm: khỏi bệnh
GS.BS Trần Quán Anh cho hay, nhiều người thường nhầm với thoát vị bẹn vì bệnh lý này cũng khiến tinh hoàn sưng to. Vì vậy, bệnh nhân phải đến gặp bác sĩ ngay khi thấy tinh hoàn có những biểu hiện bất thường như hơi tấy đỏ, sờ vào thấy hơi đau đau. Nếu phát hiện sớm bệnh, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống thuốc liều cao. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân đến viện khi bệnh đã khá nặng nên phải phẫu thuật, cắt bỏ tinh hoàn hỏng.
Sau khi bị cắt bỏ một tinh tinh hoàn thì khả năng sinh sản của nam giới vẫn được duy trì nhưng những người này nên hạn chế chơi các môn thể thao có khả năng gây tổn thương đến tinh hoàn còn lại. Cũng theo ông Quán Anh, khả năng giữ được tinh hoàn bằng phẫu thuật tháo xoắn sẽ cao nếu bệnh nhân vào bệnh viện sớm (4-6 giờ sau khi bị đau). Nếu bệnh nhân đến trễ sau 12-24 giờ, phẫu thuật được chỉ định nhưng khả năng giữ được tinh hoàn rất thấp.
Ngoài ra, một số bệnh nhân lại có cảm giác đau ở vùng bụng nhiều hơn ở tinh hoàn, nếu không khám kỹ lưỡng sẽ bỏ sót bệnh.
Một số thông tin cần biết:
1. Những người quan hệ tình dục nhiều lần, người hay thủ dâm có bị mắc bệnh xoắn tinh hoàn?
GS Trần Quán Anh: Sai. Bởi có nhiều bệnh nhân ở độ tuổi trẻ em, chưa có quan hệ nam - nữ. Ngoài ra, khi thủ dâm, người nam giới chỉ có cảm giác đau tức vùng tinh hoàn và tầng sinh môn nếu như không xuất tinh được.
2. Bệnh có yếu tố di truyền?
Sai. Tuy nhiên, bệnh xoắn tinh hoàn cần phải được can thiệp ngoại khoa càng sớm càng tốt. Ngay khi thấy triệu chứng, trong vòng 6 giờ phải đến ngay bác sĩ để cứu tinh hoàn nếu không muốn teo hay nhiễm khuẩn tinh hoàn.
3. Bệnh nhân có thể tự chữa bằng việc uống thuốc kháng sinh liều cao?
Sai. Vì bệnh nhân có thể nhầm với một số bệnh khác có cùng triệu chứng như viêm mào tinh hoàn, ung thư tinh hoàn, thoát vị bẹn…
4. Dùng bao cao su sẽ hạn chế được bệnh xoắn tinh hoàn?
Sai. Vì sử dụng bao cao su chỉ có thể giúp phòng ngừa những bệnh viêm qua đường tình dục như viêm mào tinh hoàn do Chlamydia, nấm…
Đến bây giờ bác sĩ Nguyễn Kim Vụ, Phó trưởng Khoa Ngoại, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội còn nhớ như in ca mổ cấp cứu cắt bỏ một bên tinh hoàn cho bệnh nhân NVT mà anh trực tiếp xử lý cách đây ít ngày. Nó đồng nghĩa với việc T sẽ khó có thể có con theo cách tự nhiên. Theo BS Vụ, chỉ cần chậm một vài phút nữa là NVT phải cắt cả hai bên tinh hoàn.
Theo hồ sơ bệnh án, trước khi vào viện hai ngày, bệnh nhân tự nhiên thấy đau dữ dội ở gần chỗ “thằng bé”. T lo sợ hơn khi thấy một bên sưng to, tấy đỏ. Chưa lập gia đình nên T không dám nói với ai, thậm chí cả với mẹ của mình. Hôm sau, chỗ tấy sưng to, phát sốt, gia đình phải cho vào Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khám. Các bác sĩ chẩn đoán là bị xoắn tinh hoàn, phải mổ cấp cứu ngay trong đêm.
Còn tại Khoa Nam học, Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội mới tiếp nhận điều trị cho một bé trai tên A (12 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) cũng bị mắc chứng bệnh tương tự: xoắn tinh hoàn. Theo lời bố mẹ của bé, A rất thích đá bóng. Chiều chủ nhật vừa rồi, khi đá bóng về, A bảo rằng, em bị một bạn đá bóng vào đúng “chỗ ấy”, giờ thấy rất đau. Hôm sau mẹ đưa bé A vào viện để bác sĩ cho uống thuốc điều trị.
Bác sĩ Hoàng, Bệnh viện Việt Đức cho biết, nếu A vào muộn khoảng 2-3 giờ nữa thì chắc chắn phải cần đến phẫu thuật để cắt một bên tinh hoàn.
Ai cũng có thể mắc bệnh
Là chuyên gia gắn bó với bệnh nam học nhiều năm, GS.TS Trần Quán Anh, Tổng thư ký Hội Tiết niệu, thận học Việt Nam cho biết, có khoảng 40% nam giới có vấn đề về mặt cấu tạo tinh hoàn. Tất cả nam giới đều có khả năng mắc bệnh xoắn tinh hoàn, song nhiều nhất là thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12-18 và những người trưởng thành ngoài 30 tuổi trở lên.
Biểu hiện của bệnh là trạng thái ống dẫn tinh bị xoắn lại làm cho máu không thể lưu thông để cung cấp oxy cho các tế bào tinh hoàn. Lúc đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy tinh hoàn rất đau đớn, thậm chí là đau cả vùng bụng và tinh hoàn có thể bị sưng to. Đồng thời tinh hoàn cũng bị co rút. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể có cảm giác buồn nôn và toàn thân bị sốt. Ngoài ra, các kiểm tra khác như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, chụp X quang… cũng phát hiện được bệnh.
Cũng theo ông Trần Quán Anh, đây không phải là bệnh mắc từ tệ nạn xã hội như việc quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ nhiều lần hay do không đảm bảo vệ sinh trong sinh hoạt… mà là do sự bất thường của cấu tạo tinh hoàn xuất hiện một cách tự phát hoặc chấn thương. Sự bất thường này sẽ khiến cho ống dẫn tinh dễ bị xoắn hơn và cản trở sự lưu thông của máu đến tinh hoàn. Tình trạng này có thể tự phát hoặc do bị chấn thương.
Vì vậy, khi phát hiện hay nghi ngờ mình bị xoắn tinh hoàn thì bệnh nhân cần phải đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán, tìm ra hướng điều trị đúng đắn và kịp thời.
Phát hiện sớm: khỏi bệnh
GS.BS Trần Quán Anh cho hay, nhiều người thường nhầm với thoát vị bẹn vì bệnh lý này cũng khiến tinh hoàn sưng to. Vì vậy, bệnh nhân phải đến gặp bác sĩ ngay khi thấy tinh hoàn có những biểu hiện bất thường như hơi tấy đỏ, sờ vào thấy hơi đau đau. Nếu phát hiện sớm bệnh, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống thuốc liều cao. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân đến viện khi bệnh đã khá nặng nên phải phẫu thuật, cắt bỏ tinh hoàn hỏng.
Sau khi bị cắt bỏ một tinh tinh hoàn thì khả năng sinh sản của nam giới vẫn được duy trì nhưng những người này nên hạn chế chơi các môn thể thao có khả năng gây tổn thương đến tinh hoàn còn lại. Cũng theo ông Quán Anh, khả năng giữ được tinh hoàn bằng phẫu thuật tháo xoắn sẽ cao nếu bệnh nhân vào bệnh viện sớm (4-6 giờ sau khi bị đau). Nếu bệnh nhân đến trễ sau 12-24 giờ, phẫu thuật được chỉ định nhưng khả năng giữ được tinh hoàn rất thấp.
Ngoài ra, một số bệnh nhân lại có cảm giác đau ở vùng bụng nhiều hơn ở tinh hoàn, nếu không khám kỹ lưỡng sẽ bỏ sót bệnh.
Một số thông tin cần biết:
1. Những người quan hệ tình dục nhiều lần, người hay thủ dâm có bị mắc bệnh xoắn tinh hoàn?
GS Trần Quán Anh: Sai. Bởi có nhiều bệnh nhân ở độ tuổi trẻ em, chưa có quan hệ nam - nữ. Ngoài ra, khi thủ dâm, người nam giới chỉ có cảm giác đau tức vùng tinh hoàn và tầng sinh môn nếu như không xuất tinh được.
2. Bệnh có yếu tố di truyền?
Sai. Tuy nhiên, bệnh xoắn tinh hoàn cần phải được can thiệp ngoại khoa càng sớm càng tốt. Ngay khi thấy triệu chứng, trong vòng 6 giờ phải đến ngay bác sĩ để cứu tinh hoàn nếu không muốn teo hay nhiễm khuẩn tinh hoàn.
3. Bệnh nhân có thể tự chữa bằng việc uống thuốc kháng sinh liều cao?
Sai. Vì bệnh nhân có thể nhầm với một số bệnh khác có cùng triệu chứng như viêm mào tinh hoàn, ung thư tinh hoàn, thoát vị bẹn…
4. Dùng bao cao su sẽ hạn chế được bệnh xoắn tinh hoàn?
Sai. Vì sử dụng bao cao su chỉ có thể giúp phòng ngừa những bệnh viêm qua đường tình dục như viêm mào tinh hoàn do Chlamydia, nấm…
Nongnghiep.vn