Trong quá trình chơi thể thao cũng như tham gia các hoạt động, không ít người bị bong gân. Những thông tin sau sẽ giúp bạn xử trí để tránh tổn thương nặng hơn:
Xử trí:
Lúc chấn thương, áp dụng ngay nguyên tắc RICE: Rest: ngưng chơi. Ice: chườm túi nước đá lên vùng sưng đau 10-20 phút mỗi ba – bốn lần trong 48 giờ đầu. Compression: dùng băng thun băng ép nhẹ cổ chân. Elevation: ngồi hoặc nằm kê chân cao.
Bạn có thể uống thuốc giảm đau kháng viêm nhưng không nên xoa bóp dầu nóng, rượu thuốc, đắp muối, vì như vậy sẽ làm máu bầm nhiều hơn và dây chằng lâu lành. Nếu sau ba – năm ngày mà vẫn còn sưng đau, đi không được thì nên đến bác sĩ chuyên khoa.
Tập phục hồi:
Vài ngày sau khi giảm sưng – đau phải tập phục hồi ngay.
1. Lấy lại tầm vận động và sự mềm dẻo của khớp: gập duỗi nhẹ nhàng cổ chân. Sau năm – bảy ngày, bắt đầu tập bẻ cổ chân vào trong và ra ngoài. Làm bài tập kéo căng (stretching) gân cơ bụng chân, gót chân.
2. Lấy lại sức mạnh cổ chân: sau khi tầm vận động đạt 60% – 70%, tập sức mạnh gân cơ vùng cổ chân: đá chân với tạ, hoặc dây cao su chun giãn.
3. Tập thăng bằng: sau khi tầm vận động và sức mạnh cổ chân gần như hồi phục hoàn toàn, tập đứng một chân trên chân đau, dang chân còn lại và hai tay, giữ trong một đến hai phút.
Khi nào chơi thể thao lại? Khi cổ chân đã hết sưng, và cảm thấy không còn đau khi vận động. Tuy nhiên, khi vận động nên mang băng, nẹp chuyên dùng cố định cổ chân một thời gian.
Xử trí:
Lúc chấn thương, áp dụng ngay nguyên tắc RICE: Rest: ngưng chơi. Ice: chườm túi nước đá lên vùng sưng đau 10-20 phút mỗi ba – bốn lần trong 48 giờ đầu. Compression: dùng băng thun băng ép nhẹ cổ chân. Elevation: ngồi hoặc nằm kê chân cao.
Bạn có thể uống thuốc giảm đau kháng viêm nhưng không nên xoa bóp dầu nóng, rượu thuốc, đắp muối, vì như vậy sẽ làm máu bầm nhiều hơn và dây chằng lâu lành. Nếu sau ba – năm ngày mà vẫn còn sưng đau, đi không được thì nên đến bác sĩ chuyên khoa.
Tập phục hồi:
Vài ngày sau khi giảm sưng – đau phải tập phục hồi ngay.
1. Lấy lại tầm vận động và sự mềm dẻo của khớp: gập duỗi nhẹ nhàng cổ chân. Sau năm – bảy ngày, bắt đầu tập bẻ cổ chân vào trong và ra ngoài. Làm bài tập kéo căng (stretching) gân cơ bụng chân, gót chân.
2. Lấy lại sức mạnh cổ chân: sau khi tầm vận động đạt 60% – 70%, tập sức mạnh gân cơ vùng cổ chân: đá chân với tạ, hoặc dây cao su chun giãn.
3. Tập thăng bằng: sau khi tầm vận động và sức mạnh cổ chân gần như hồi phục hoàn toàn, tập đứng một chân trên chân đau, dang chân còn lại và hai tay, giữ trong một đến hai phút.
Khi nào chơi thể thao lại? Khi cổ chân đã hết sưng, và cảm thấy không còn đau khi vận động. Tuy nhiên, khi vận động nên mang băng, nẹp chuyên dùng cố định cổ chân một thời gian.
Bài viết cùng chủ đề
- Điều Trị Sau khi bị bỏng
- 2
- 2,672
- [Hỏi] về bệnh uốn ván
- 6
- 6,857