Cạo gió là phương pháp chữa bệnh dân gian thường dùng để chữa bệnh. Nhưng đôi khi lạm dụng cạo gió chữa bệnh lại "chữa lợn lành thành lợn què".
Cạo gió cho người cao huyết áp đến méo mồm
Ông Nguyễn Văn Thường, 54 tuổi, ở Từ Sơn- Bắc Ninh thều thào: "Mồm tôi méo thế này là do con gái và vợ thương bố cạo gió, đánh cảm cho".
Người bị méo miệng do liệt dây thần kinh số 7. Hình minh họa
Ông Thường kể: "Tôi vốn bị cao huyết áp. Hôm đó, buổi sáng ngủ dậy, tôi vừa bước chân xuống đất thì choáng váng, ngã vật ra. Vì tưởng tôi bị trúng gió, cảm nên vợ con xúm vào bế bố lên giường rồi dùng muôi múc canh để cạo gió. Bà ấy cạo từ cổ đến lưng, sang cả 2 vai".
Cạo được khoảng 10 phút thì con gái ông bỗng hốt hoảng la lên: "Mẹ ơi, bố bị méo mồm rồi!". Vợ ông Thường thấy thế tưởng chồng bị trúng gió độc đến méo mồm lại càng ra sức cạo, đến nỗi bầm tím hết vùng gáy, lưng và cổ. Càng cạo, ông Thường càng cảm thấy miệng mình càng méo hơn.
"Ttrước khi cạo, tôi còn thều thào được vài tiếng, sau khi được vợ cạo thêm thì chỉ còn ú ớ không rõ lời. Thấy tôi không đỡ, vợ con mới đưa ông đi bệnh viện cấp cứu. Khi đến bệnh viện, nhìn thấy tình trạng của tôi, bác sĩ liền kêu trời: "Ông ấy bị cao huyết áp, không cho uống thuốc mà lại đè ông ấy cạo gió, đánh cảm, may mà còn sống. Cứ thế này mà cạo không những mồm méo mà còn có thể chết 'bất đắc kỷ tử'"- Ông Thường kể lại.
Bác chuyên khoa thần kinh Nguyễn Văn Tuấn, Viện sức khỏe tâm thần cho biết: "Cạo gió là cách chữa bệnh dân gian tuy nhiên không nên lạm dụng. Cứ thấy bị bệnh gì cũng đánh cảm, cạo gió là không tốt. Những việc như cạo gió, đánh cảm gây mất thời gian cần thiết để cấp cứu cho bệnh nhân bị cao huyết áp. Hơn nữa, nó có thể gây giãn mạch, làm nặng thêm tình trạng thiếu máu não.
Ông Thường bị méo miệng không cử động, nói được là do dây thần kinh số 7 bị chèn ép, tác động bởi ngoại lực khi cạo gió gây nên. Với những người bị bệnh cao huyết áp, cần cho người bệnh nằm im nghỉ ngơi, tránh nói nhiều bởi vì khi nói, không chỉ thanh quản hoạt động mà các cơ quan khác cũng chịu ảnh hưởng, làm huyết áp càng tăng cao. Sau đó cho uống thuốc hạ huyết áp. Việc cạo gió, đánh gió là phải tránh hoàn toàn".
Dùng rượu gừng, dầu gió, dầu nóng cho người cảm nóng, cảm nắng
Theo lương y Bùi Văn Phượng, khi bị bệnh, cảm, các huyệt đạo của cơ thể bị bế tắc, lỗ chân lông trên bề mặt da cũng bị bít lại một phần nên không thể thải độc tố trong cơ thể ra ngoài. Cạo gió sẽ giúp khí huyết, huyệt đạo và kinh lạc lưu thông, giúp bề mặt da thông thoáng để thải độc tố.
Tránh dùng rượu gừng, dầu nóng cạo gió khi cảm nóng
Với những người bị cảm nóng, cảm nắng thì cạo gió là nhằm mục đích làm thông thoáng, làm mát cơ thể. Nhiều người không biết, không hiểu kỹ lại dùng dầu gió, dầu nóng, rượu gừng để cạo gió đánh cảm.
Việc này không những không giảm bệnh, không làm mát cơ thể mà còn làm cho khí nóng tích tụ thêm vào cơ thể khi cạo gió. Còn sức nóng vốn tích tụ trong cơ thể vẫn bị tích lại làm cho tình trạng bệnh càng nặng hơn.
Triệu chứng bị cảm nắng: sốt nóng, sợ gió, đầu nặng, đau họng, miệng khô, ra mồ hôi, ho có đờm, đau lưng, miệng khô, khát, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng. Khám thấy họng đỏ.
Dùng nước trắng, dầu trắng (dầu mát) cạo gió khi cảm lạnh
Trường hợp người bị cảm lạnh thì tuyệt đối không được dùng nước mát, dầu trắng (loại dầu không nóng dùng làm mát cơ thể), vì như thế sẽ làm cơ thể đã lạnh lại càng lạnh thêm.
Khi bị cảm lạnh, việc cạo gió nhằm mục đích đem sức nóng vào cơ thể nên phải cạo gió với những loại dầu, chất nóng ấm như dầu gió, dầu nóng, rượu gừng…
Triệu chứng bị cảm lạnh: sốt, sợ lạnh, sợ gió, toàn thân đau mỏi, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, rêu lưỡi trắng mỏng.
Cạo gió cho bà bầu, trẻ em và người bị bệnh tim
Ngoài ra, cần tuyệt đối tránh cạo gió cho người bị bệnh tim mạch, phụ nữ mang thai vì những động tác này gây kích ứng quá mạnh, ảnh hưởng đến thai nhi.
Trẻ em cũng không nên cạo gió, vì da của trẻ còn non nớt và dễ lầm lẫn khó phát hiện khi bị sốt xuất huyết.
AloBacsi.
Cạo gió cho người cao huyết áp đến méo mồm
Ông Nguyễn Văn Thường, 54 tuổi, ở Từ Sơn- Bắc Ninh thều thào: "Mồm tôi méo thế này là do con gái và vợ thương bố cạo gió, đánh cảm cho".
Người bị méo miệng do liệt dây thần kinh số 7. Hình minh họa
Cạo được khoảng 10 phút thì con gái ông bỗng hốt hoảng la lên: "Mẹ ơi, bố bị méo mồm rồi!". Vợ ông Thường thấy thế tưởng chồng bị trúng gió độc đến méo mồm lại càng ra sức cạo, đến nỗi bầm tím hết vùng gáy, lưng và cổ. Càng cạo, ông Thường càng cảm thấy miệng mình càng méo hơn.
"Ttrước khi cạo, tôi còn thều thào được vài tiếng, sau khi được vợ cạo thêm thì chỉ còn ú ớ không rõ lời. Thấy tôi không đỡ, vợ con mới đưa ông đi bệnh viện cấp cứu. Khi đến bệnh viện, nhìn thấy tình trạng của tôi, bác sĩ liền kêu trời: "Ông ấy bị cao huyết áp, không cho uống thuốc mà lại đè ông ấy cạo gió, đánh cảm, may mà còn sống. Cứ thế này mà cạo không những mồm méo mà còn có thể chết 'bất đắc kỷ tử'"- Ông Thường kể lại.
Bác chuyên khoa thần kinh Nguyễn Văn Tuấn, Viện sức khỏe tâm thần cho biết: "Cạo gió là cách chữa bệnh dân gian tuy nhiên không nên lạm dụng. Cứ thấy bị bệnh gì cũng đánh cảm, cạo gió là không tốt. Những việc như cạo gió, đánh cảm gây mất thời gian cần thiết để cấp cứu cho bệnh nhân bị cao huyết áp. Hơn nữa, nó có thể gây giãn mạch, làm nặng thêm tình trạng thiếu máu não.
Ông Thường bị méo miệng không cử động, nói được là do dây thần kinh số 7 bị chèn ép, tác động bởi ngoại lực khi cạo gió gây nên. Với những người bị bệnh cao huyết áp, cần cho người bệnh nằm im nghỉ ngơi, tránh nói nhiều bởi vì khi nói, không chỉ thanh quản hoạt động mà các cơ quan khác cũng chịu ảnh hưởng, làm huyết áp càng tăng cao. Sau đó cho uống thuốc hạ huyết áp. Việc cạo gió, đánh gió là phải tránh hoàn toàn".
Dùng rượu gừng, dầu gió, dầu nóng cho người cảm nóng, cảm nắng
Theo lương y Bùi Văn Phượng, khi bị bệnh, cảm, các huyệt đạo của cơ thể bị bế tắc, lỗ chân lông trên bề mặt da cũng bị bít lại một phần nên không thể thải độc tố trong cơ thể ra ngoài. Cạo gió sẽ giúp khí huyết, huyệt đạo và kinh lạc lưu thông, giúp bề mặt da thông thoáng để thải độc tố.
Tránh dùng rượu gừng, dầu nóng cạo gió khi cảm nóng
Với những người bị cảm nóng, cảm nắng thì cạo gió là nhằm mục đích làm thông thoáng, làm mát cơ thể. Nhiều người không biết, không hiểu kỹ lại dùng dầu gió, dầu nóng, rượu gừng để cạo gió đánh cảm.
Việc này không những không giảm bệnh, không làm mát cơ thể mà còn làm cho khí nóng tích tụ thêm vào cơ thể khi cạo gió. Còn sức nóng vốn tích tụ trong cơ thể vẫn bị tích lại làm cho tình trạng bệnh càng nặng hơn.
Triệu chứng bị cảm nắng: sốt nóng, sợ gió, đầu nặng, đau họng, miệng khô, ra mồ hôi, ho có đờm, đau lưng, miệng khô, khát, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng. Khám thấy họng đỏ.
Dùng nước trắng, dầu trắng (dầu mát) cạo gió khi cảm lạnh
Trường hợp người bị cảm lạnh thì tuyệt đối không được dùng nước mát, dầu trắng (loại dầu không nóng dùng làm mát cơ thể), vì như thế sẽ làm cơ thể đã lạnh lại càng lạnh thêm.
Khi bị cảm lạnh, việc cạo gió nhằm mục đích đem sức nóng vào cơ thể nên phải cạo gió với những loại dầu, chất nóng ấm như dầu gió, dầu nóng, rượu gừng…
Triệu chứng bị cảm lạnh: sốt, sợ lạnh, sợ gió, toàn thân đau mỏi, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, rêu lưỡi trắng mỏng.
Cạo gió cho bà bầu, trẻ em và người bị bệnh tim
Ngoài ra, cần tuyệt đối tránh cạo gió cho người bị bệnh tim mạch, phụ nữ mang thai vì những động tác này gây kích ứng quá mạnh, ảnh hưởng đến thai nhi.
Trẻ em cũng không nên cạo gió, vì da của trẻ còn non nớt và dễ lầm lẫn khó phát hiện khi bị sốt xuất huyết.
AloBacsi.