Loét bàn chân khó lành ở người đái tháo đường là một trong những biến chứng mãn tính thường gặp và có nguy cơ đoạn chi cao, thậm chí tử vong do nhiễm trùng...
Nhiều người chỉ biết đến bệnh đái tháo đường có thể gây nhiều biến chứng mãn tính, như: ảnh hưởng đến võng mạc, thận, tim mạch, các bệnh về mạch máu… mà không biết đái tháo đường còn có khả năng làm loét bàn chân khó lành - một trong những biến chứng có thể dẫn đến tàn phế và tử vong. Loét bàn chân khó lành ở người đái tháo đường là một trong những biến chứng mãn tính thường gặp và có nguy cơ đoạn chi cao, thậm chí tử vong do nhiễm trùng và trong khi phẫu thuật.
Chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện (ảnh minh họa)
Khoa nội tiết BVĐK Đồng Nai đã làm khảo sát trên gần 1 ngàn bệnh nhân đái tháo đường có thời gian mắc bệnh từ 7-10 năm, đang điều trị tại bệnh viện. Kết quả khảo sát cho thấy có từ 4-10% bệnh nhân đái tháo đường bị loét chân và 15% bệnh nhân đái tháo đường bị loét chân ít nhất 1 lần.
Nguy cơ bị đoạn chi ở các bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 15-46 lần so với người không bị đái tháo đường. Cũng qua nghiên cứu cho thấy, biến chứng loét chân được cải thiện rõ rệt ở những người bệnh có ý thức bảo vệ và phòng chống chấn thương bàn chân qua việc sờ, xoa bàn chân (62,7% số người thực hiện), không đi chân đất (56,9%), kiểm tra nước nóng trước khi dùng (32%).
Đối với bệnh nhân đái tháo đường cần nắm vững các nguyên tắc sau để phòng ngừa loét chân:
- Không nên đi chân trần, kể cả khi đi trong nhà.
- Luôn giữ cho bàn chân sạch sẽ và có độ ẩm thích hợp.
- Kiểm tra chân hàng ngày, nếu không tự kiểm tra được thì nhờ người khác kiểm tra giúp và gặp bác sĩ ngay khi phát hiện bàn chân có vấn đề.
- Sử dụng giày dép hợp lý và đúng cách.
- Nên đến cơ sở y tế để gọt cục chai chân, không nên tự ý cắt gọt cục chai chân.
- Không được sử dụng nước quá nóng để chườm hoặc ngâm chân, phải kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế hoặc bằng tay trước khi dùng nước để chăm sóc chân.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, không chỉ những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao mới cần can thiệp phòng ngừa, mà ngay cả những bệnh nhân được điều trị và chăm sóc tốt, khống chế đường huyết tốt vẫn xuất hiện loét.
Vì thế, chương trình can thiệp của bệnh viện chủ yếu là in tờ rơi, thiệp nhắc nhở và huấn luyện điều dưỡng của chương trình can thiệp với nội dung lồng ghép khống chế đường huyết và phòng chống loét chân đái tháo đường thực hiện công tác tham vấn, quản lý và theo dõi bệnh nhân; tư vấn cho bệnh nhân về cách tự chăm sóc bàn chân đúng cách, phát hiện bàn chân có nguy cơ loét cao để can thiệp dự phòng và dự phòng loét bằng các loại giày dép thích hợp cho bệnh nhân.
AloBacsi.
Nhiều người chỉ biết đến bệnh đái tháo đường có thể gây nhiều biến chứng mãn tính, như: ảnh hưởng đến võng mạc, thận, tim mạch, các bệnh về mạch máu… mà không biết đái tháo đường còn có khả năng làm loét bàn chân khó lành - một trong những biến chứng có thể dẫn đến tàn phế và tử vong. Loét bàn chân khó lành ở người đái tháo đường là một trong những biến chứng mãn tính thường gặp và có nguy cơ đoạn chi cao, thậm chí tử vong do nhiễm trùng và trong khi phẫu thuật.
Chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện (ảnh minh họa)
Khoa nội tiết BVĐK Đồng Nai đã làm khảo sát trên gần 1 ngàn bệnh nhân đái tháo đường có thời gian mắc bệnh từ 7-10 năm, đang điều trị tại bệnh viện. Kết quả khảo sát cho thấy có từ 4-10% bệnh nhân đái tháo đường bị loét chân và 15% bệnh nhân đái tháo đường bị loét chân ít nhất 1 lần.
Nguy cơ bị đoạn chi ở các bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 15-46 lần so với người không bị đái tháo đường. Cũng qua nghiên cứu cho thấy, biến chứng loét chân được cải thiện rõ rệt ở những người bệnh có ý thức bảo vệ và phòng chống chấn thương bàn chân qua việc sờ, xoa bàn chân (62,7% số người thực hiện), không đi chân đất (56,9%), kiểm tra nước nóng trước khi dùng (32%).
Đối với bệnh nhân đái tháo đường cần nắm vững các nguyên tắc sau để phòng ngừa loét chân:
- Không nên đi chân trần, kể cả khi đi trong nhà.
- Luôn giữ cho bàn chân sạch sẽ và có độ ẩm thích hợp.
- Kiểm tra chân hàng ngày, nếu không tự kiểm tra được thì nhờ người khác kiểm tra giúp và gặp bác sĩ ngay khi phát hiện bàn chân có vấn đề.
- Sử dụng giày dép hợp lý và đúng cách.
- Nên đến cơ sở y tế để gọt cục chai chân, không nên tự ý cắt gọt cục chai chân.
- Không được sử dụng nước quá nóng để chườm hoặc ngâm chân, phải kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế hoặc bằng tay trước khi dùng nước để chăm sóc chân.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, không chỉ những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao mới cần can thiệp phòng ngừa, mà ngay cả những bệnh nhân được điều trị và chăm sóc tốt, khống chế đường huyết tốt vẫn xuất hiện loét.
Vì thế, chương trình can thiệp của bệnh viện chủ yếu là in tờ rơi, thiệp nhắc nhở và huấn luyện điều dưỡng của chương trình can thiệp với nội dung lồng ghép khống chế đường huyết và phòng chống loét chân đái tháo đường thực hiện công tác tham vấn, quản lý và theo dõi bệnh nhân; tư vấn cho bệnh nhân về cách tự chăm sóc bàn chân đúng cách, phát hiện bàn chân có nguy cơ loét cao để can thiệp dự phòng và dự phòng loét bằng các loại giày dép thích hợp cho bệnh nhân.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- Đổ mồ hôi quá mức
- 0
- 1,520