Mẹ vừa rót nước sôi vào chậu rồi chạy lên nhà lấy quần áo thì cậu con trai 18 tháng tuổi đã bước chân vào.
Nước nóng rẫy, em chỉ biết kêu to rồi chống cả hai tay xuống nước khiến tứ chi bỏng nặng.
Đây là trường hợp của bé Thành (xã Liên Mạc, Mê Linh, Hà Nội), nhập Viện Bỏng quốc gia cuối tuần trước. Mẹ bé kể, bình thường, chị hay pha nước ấm sẵn rồi mới dẫn con xuống tắm, sau đó bế lên nhà mặc quần áo. Hôm đó, thấy trời lạnh, rót nước sôi vào chậu xong, chị liền chạy đi lấy đồ mang xuống định tắm xong mặc cho con ngay, không ngờ, cậu con trai lẫm chẫm bước vào chậu nước vừa sôi.
"Nghe con kêu chạy ra thì thấy cả hai chân và hai tay cháu đã ngập trong nước nóng, đỏ lựng", chị kể. Sau đó, nghe lời người quen mách, chị đưa con đến nhà một thày lang đắp lá chữa bỏng nhưng sau 5 ngày, tổn thương này không đỡ mà có vẻ nặng thêm, nên gia đình đã đưa cháu tới Viện bỏng quốc gia.
Các bác sĩ cho biết, khi nhập viện, tổn thương da tay và chân của bé Thành khá nặng, nhất là ở vùng mu bàn chân. Hiện tại, một bàn tay của em đã được tháo băng nhưng tay còn lại và chân còn phải điều trị thêm. Em chuẩn bị phải phẫu thuật ghép da lần thứ hai.
Bệnh Thành (Mê Linh, Vĩnh Phúc) đang được điều trị tại Viện bỏng quốc gia do tổn thương chân và tay vì bước vào chậu nước tắm. Ảnh: MT
TS Nguyễn Hải An, phó chủ nhiệm khoa Bỏng trẻ em, Viện Bỏng quốc gia cho biết, từ đầu mùa đông đến giờ, có gần chục ca bỏng nước tắm được điều trị tại khoa. Hầu hết bệnh nhi đều là trẻ nhỏ, ở tuổi chập chững đi. Nhiều cháu bị tổn thương da ở diện rộng và sâu vì nhảy vào nước vừa sôi. Đây là lỗi của người lớn, và dù được cảnh báo không ít lần, nhiều phụ huynh vẫn sơ ý, khiến mùa lạnh năm nào bệnh viện cũng tiếp nhận khá nhiều tai nạn kiểu này.
Trường hợp của bé Tâm (Lục Ngạn, Bắc Giang) cũng là một điển hình. Bố mẹ đi làm, bé Tâm (15 tháng tuổi) ở nhà với bà ngoại. Một lần, định tắm cho cháu, bà vừa rót nước sôi vào chậu, thì cậu cháu cũng thò tay vào khua nên bị bỏng nặng. Hiện tại, sau hơn 20 ngày điều trị và qua một lần phẫu thuật, tổn thương của cậu bé vẫn chưa lành.
BS An cảnh báo, mùa đông, trước khi tắm cho con, các bà mẹ cần phải chuẩn bị kỹ càng và không được để bé tới gần nước sôi chưa pha. Tốt nhất, nên pha nước ấm, lấy sẵn quần áo, khăn... rồi mới đưa bé vào phòng tắm. Trong trường hợp bé bị bỏng, cần lập tức ngâm vùng da bị tổn thương trong nước lạnh rồi đưa tới cơ sở y tế chuyên khoa, không nên tự tiện bôi các loại thuốc hay đắp lá cho trẻ.
AloBacsi.
Nước nóng rẫy, em chỉ biết kêu to rồi chống cả hai tay xuống nước khiến tứ chi bỏng nặng.
Đây là trường hợp của bé Thành (xã Liên Mạc, Mê Linh, Hà Nội), nhập Viện Bỏng quốc gia cuối tuần trước. Mẹ bé kể, bình thường, chị hay pha nước ấm sẵn rồi mới dẫn con xuống tắm, sau đó bế lên nhà mặc quần áo. Hôm đó, thấy trời lạnh, rót nước sôi vào chậu xong, chị liền chạy đi lấy đồ mang xuống định tắm xong mặc cho con ngay, không ngờ, cậu con trai lẫm chẫm bước vào chậu nước vừa sôi.
"Nghe con kêu chạy ra thì thấy cả hai chân và hai tay cháu đã ngập trong nước nóng, đỏ lựng", chị kể. Sau đó, nghe lời người quen mách, chị đưa con đến nhà một thày lang đắp lá chữa bỏng nhưng sau 5 ngày, tổn thương này không đỡ mà có vẻ nặng thêm, nên gia đình đã đưa cháu tới Viện bỏng quốc gia.
Các bác sĩ cho biết, khi nhập viện, tổn thương da tay và chân của bé Thành khá nặng, nhất là ở vùng mu bàn chân. Hiện tại, một bàn tay của em đã được tháo băng nhưng tay còn lại và chân còn phải điều trị thêm. Em chuẩn bị phải phẫu thuật ghép da lần thứ hai.
Bệnh Thành (Mê Linh, Vĩnh Phúc) đang được điều trị tại Viện bỏng quốc gia do tổn thương chân và tay vì bước vào chậu nước tắm. Ảnh: MT
Trường hợp của bé Tâm (Lục Ngạn, Bắc Giang) cũng là một điển hình. Bố mẹ đi làm, bé Tâm (15 tháng tuổi) ở nhà với bà ngoại. Một lần, định tắm cho cháu, bà vừa rót nước sôi vào chậu, thì cậu cháu cũng thò tay vào khua nên bị bỏng nặng. Hiện tại, sau hơn 20 ngày điều trị và qua một lần phẫu thuật, tổn thương của cậu bé vẫn chưa lành.
BS An cảnh báo, mùa đông, trước khi tắm cho con, các bà mẹ cần phải chuẩn bị kỹ càng và không được để bé tới gần nước sôi chưa pha. Tốt nhất, nên pha nước ấm, lấy sẵn quần áo, khăn... rồi mới đưa bé vào phòng tắm. Trong trường hợp bé bị bỏng, cần lập tức ngâm vùng da bị tổn thương trong nước lạnh rồi đưa tới cơ sở y tế chuyên khoa, không nên tự tiện bôi các loại thuốc hay đắp lá cho trẻ.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,360
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,134
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,314
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,167