Trong măng tươi chứa Cyanide là một chất gốc Acid có đặc tính rất độc.
Măng vốn là món ăn quen thuộc của người Việt trong bữa cơm hàng ngày cũng như trong mâm cỗ với nhiều cách chế biến khác nhau. Nhưng do có những độc tố bên trong nên khi chế biến cần biết cách để tránh gặp phải những tác hại cho sức khỏe.
Chất độc “kép” trong măng
Trong măng tươi chứa Cyanide là một chất gốc Acid mà hợp chất của nó bao gồm các muối hoặc Acid, có đặc tính rất độc, liều gây tử vong qua đường tiêu hoá là 1 mg/kg trọng lượng cơ thể. Trong măng tươi có hàm lượng Cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Với hàm lượng này, mỗi cân măng củ có thể gây tử vong ngay tức thì cho 2 trẻ nhỏ hơn một tuổi. Ngay cả khi luộc sôi khoảng 12 tiếng đồng hồ, hàm lượng Cyanide vẫn còn khoảng 160mg/kg măng củ.
Chính vì độc tố trong măng có hàm lượng lớn nên khi ăn nhiều măng, ăn phải măng có chứa nhiều Cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa thì Cyanide ngay lập tức biến thành Acid Cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể và gây ngộ độc.
Người bị ngộ độc măng thường có các triệu chứng xuất hiện sau khi ăn măng khoảng 5-30 phút. Ngộ độc nhẹ là biểu hiện sợ hãi, lo lắng, chóng mặt, đau đầu, rối loạn ý thức, buồn nôn, nôn, kích thích niêm mạc đường hô hấp… Nặng thì co giật, cứng hàm, duỗi cứng, giãn đồng tử, suy hô hấp, tím tái, hôn mê. Nặng hơn nữa là ngừng thở, tim đập nhanh, không đều, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ tử vong chỉ sau vài phút.
Trước khi chế biến cần luộc măng thật kỹ để loại bỏ độc tố
Chất tẩy màu trắng gây chết người
Theo tiết lộ của một người chuyên mua măng sống về xử lý rồi giao cho các tiểu thương ở chợ Hà Đông, khi luộc măng muốn có những củ măng vừa mềm vừa giòn mà lại không mất nhiều thời gian hầm thì chỉ cần cho vào ít bột tẩy màu trắng, giúp măng sạch, có độ dai, không bị hỏng, thời gian ngâm chỉ mất vài ngày mà bảo quản được hàng tháng vẫn không hỏng. Đối với măng khô, chỉ cần cho chút chất bột màu trắng vào đun thì măng sẽ trắng, ngon chứ không cần mất công luộc, lọc nước nhiều lần…
Những loại hóa chất ngâm măng này được bày bán tràn lan tại các hàng đồ khô. Giá của các loại hóa chất này cũng khá rẻ: Natri benzoat, Kali benzoat của Mỹ có giá từ 65.000-70.000 đồng/kg; bột muối, bột chống thối, thuốc chống thối, bột trắng măng, tẩy đường trắng măng đóng bao tải, đóng túi từ 30.000-50.000 đồng/kg; phẩm vàng-bột sắt có giá từ 10.000-30.000 đồng/kg; hàn the 7.000-15.000 đồng/kg…
Theo PGS-TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học-Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội thì thực tế có một số hóa chất tẩy màu được phép dùng ngâm măng nhưng quan trọng là người sử dụng có dùng đúng liều lượng, thời điểm (nóng/nguội) và nồng độ hay không.
Chất làm trắng Kali sunfit dùng sai liều có thể gây viêm da, mắt, miệng, phá hoại dạ dày. Bột sắt công nghiệp chỉ dùng xử lý bề mặt và mài mòn đánh bóng cửa ô tô, máy móc, nhựa, giày, da, gỗ... nếu dùng trong thực phẩm có thể gây viêm phổi, hoại tử gan, ung thư; dùng fooc-môn sẽ bị cay niêm mạc mắt, đỏ mắt; kích thích đường hô hấp trên gây chảy mũi, viêm thanh quản, viêm đường hô hấp, hen phế quản, viêm phổi.
Nếu hấp thu ở nồng độ 1/20.000 trong không khí sẽ bị ngạt thở; hàn the có thể gây nhiễm độc cấp tính với các triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy, vật vã, cơn động kinh, hôn mê, dấu hiệu kích thích màng não, các dấu hiệu suy thận. Với liều lượng lớn, nạn nhân có thể chết sau 36 giờ. Khi tích lũy trong cơ thể, hàn the còn có khả năng gây tổn thương gan và thoái hóa cơ quan sinh dục (teo tinh hoàn), gây nhiễm độc với thai nhi và trẻ nhỏ.
Để tránh ngộ độc khi ăn măng, mua về mọi người cần luộc măng thật kỹ trước khi chế biến nhằm loại bỏ những độc tố tự nhiên của măng cũng như loại bỏ hóa chất mà người bán sử dụng trong quá trình bảo quản, "làm hàng" cho măng. Khi luộc cần thay nước nhiều lần, ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng. Măng luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng và có mùi chua, thì hàm lượng độc tố Cyanide sẽ giảm đáng kể, chỉ còn chưa đầy 9mg/kg.
Khi người ăn nhiều măng xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc (chóng mặt, đau đầu, rối loạn ý thức, buồn nôn, co giật…) cần ngay lập tức giúp nạn nhân nôn bằng mọi cách. Nếu bệnh nhân ngừng thở, cần hô hấp nhân tạo rồi đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
AloBacsi.
Măng vốn là món ăn quen thuộc của người Việt trong bữa cơm hàng ngày cũng như trong mâm cỗ với nhiều cách chế biến khác nhau. Nhưng do có những độc tố bên trong nên khi chế biến cần biết cách để tránh gặp phải những tác hại cho sức khỏe.
Chất độc “kép” trong măng
Trong măng tươi chứa Cyanide là một chất gốc Acid mà hợp chất của nó bao gồm các muối hoặc Acid, có đặc tính rất độc, liều gây tử vong qua đường tiêu hoá là 1 mg/kg trọng lượng cơ thể. Trong măng tươi có hàm lượng Cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Với hàm lượng này, mỗi cân măng củ có thể gây tử vong ngay tức thì cho 2 trẻ nhỏ hơn một tuổi. Ngay cả khi luộc sôi khoảng 12 tiếng đồng hồ, hàm lượng Cyanide vẫn còn khoảng 160mg/kg măng củ.
Chính vì độc tố trong măng có hàm lượng lớn nên khi ăn nhiều măng, ăn phải măng có chứa nhiều Cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa thì Cyanide ngay lập tức biến thành Acid Cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể và gây ngộ độc.
Người bị ngộ độc măng thường có các triệu chứng xuất hiện sau khi ăn măng khoảng 5-30 phút. Ngộ độc nhẹ là biểu hiện sợ hãi, lo lắng, chóng mặt, đau đầu, rối loạn ý thức, buồn nôn, nôn, kích thích niêm mạc đường hô hấp… Nặng thì co giật, cứng hàm, duỗi cứng, giãn đồng tử, suy hô hấp, tím tái, hôn mê. Nặng hơn nữa là ngừng thở, tim đập nhanh, không đều, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ tử vong chỉ sau vài phút.
Trước khi chế biến cần luộc măng thật kỹ để loại bỏ độc tố
Chất tẩy màu trắng gây chết người
Theo tiết lộ của một người chuyên mua măng sống về xử lý rồi giao cho các tiểu thương ở chợ Hà Đông, khi luộc măng muốn có những củ măng vừa mềm vừa giòn mà lại không mất nhiều thời gian hầm thì chỉ cần cho vào ít bột tẩy màu trắng, giúp măng sạch, có độ dai, không bị hỏng, thời gian ngâm chỉ mất vài ngày mà bảo quản được hàng tháng vẫn không hỏng. Đối với măng khô, chỉ cần cho chút chất bột màu trắng vào đun thì măng sẽ trắng, ngon chứ không cần mất công luộc, lọc nước nhiều lần…
Những loại hóa chất ngâm măng này được bày bán tràn lan tại các hàng đồ khô. Giá của các loại hóa chất này cũng khá rẻ: Natri benzoat, Kali benzoat của Mỹ có giá từ 65.000-70.000 đồng/kg; bột muối, bột chống thối, thuốc chống thối, bột trắng măng, tẩy đường trắng măng đóng bao tải, đóng túi từ 30.000-50.000 đồng/kg; phẩm vàng-bột sắt có giá từ 10.000-30.000 đồng/kg; hàn the 7.000-15.000 đồng/kg…
Theo PGS-TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học-Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội thì thực tế có một số hóa chất tẩy màu được phép dùng ngâm măng nhưng quan trọng là người sử dụng có dùng đúng liều lượng, thời điểm (nóng/nguội) và nồng độ hay không.
Chất làm trắng Kali sunfit dùng sai liều có thể gây viêm da, mắt, miệng, phá hoại dạ dày. Bột sắt công nghiệp chỉ dùng xử lý bề mặt và mài mòn đánh bóng cửa ô tô, máy móc, nhựa, giày, da, gỗ... nếu dùng trong thực phẩm có thể gây viêm phổi, hoại tử gan, ung thư; dùng fooc-môn sẽ bị cay niêm mạc mắt, đỏ mắt; kích thích đường hô hấp trên gây chảy mũi, viêm thanh quản, viêm đường hô hấp, hen phế quản, viêm phổi.
Nếu hấp thu ở nồng độ 1/20.000 trong không khí sẽ bị ngạt thở; hàn the có thể gây nhiễm độc cấp tính với các triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy, vật vã, cơn động kinh, hôn mê, dấu hiệu kích thích màng não, các dấu hiệu suy thận. Với liều lượng lớn, nạn nhân có thể chết sau 36 giờ. Khi tích lũy trong cơ thể, hàn the còn có khả năng gây tổn thương gan và thoái hóa cơ quan sinh dục (teo tinh hoàn), gây nhiễm độc với thai nhi và trẻ nhỏ.
Để tránh ngộ độc khi ăn măng, mua về mọi người cần luộc măng thật kỹ trước khi chế biến nhằm loại bỏ những độc tố tự nhiên của măng cũng như loại bỏ hóa chất mà người bán sử dụng trong quá trình bảo quản, "làm hàng" cho măng. Khi luộc cần thay nước nhiều lần, ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng. Măng luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng và có mùi chua, thì hàm lượng độc tố Cyanide sẽ giảm đáng kể, chỉ còn chưa đầy 9mg/kg.
Khi người ăn nhiều măng xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc (chóng mặt, đau đầu, rối loạn ý thức, buồn nôn, co giật…) cần ngay lập tức giúp nạn nhân nôn bằng mọi cách. Nếu bệnh nhân ngừng thở, cần hô hấp nhân tạo rồi đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
AloBacsi.