Sơ cứu khi có dị vật đâm xuyên da, mắc đường thở


Bác sĩ Phượng

Well-Known Member
1,996
73
48
Xu
0
Khi bị dị vật rơi vào tai, mắt, mũi hay xuyên vào da cần thực hiện ngay những biện pháp sơ cứu cơ bản sau trước khi đưa người bị nạn đi bệnh viện cấp cứu.


Sơ cứu khi dị vật xuyên da






Que đâm xuyên qua chân. Hình minh họa​


Do bất cẩn hoặc chủ quan bạn rất dễ bị các dị vật như dằm gỗ, sợi thủy tinh, các mảnh thủy tinh, mảnh sắt... đâm xuyên qua da gây thương tổn, chảy máu. Nếu rơi vào tình trạng này, trước khi dùng nhíp để gắp, lấy các dị vật đó ra khỏi da bạn nên thực hiện các bước sơ cứu đơn giản sau:


Thực hiện, rửa sạch chỗ đó bằng xà phòng và nước. Khử trùng kim bằng cách hơ trên lửa trong vài giây hoặc rửa bằng cồn. Dùng kim nhẹ nhàng gẩy đầu của dị vật ra.


Sau đó, dùng nhíp để gắp dị vật. Kính lúp có thể giúp bạn nhìn dị vật rõ hơn. Rửa sạch và lau khô vùng da bị dị vật đâm vào. Bôi thuốc mỡ kháng sinh


Nếu dị vật không lấy ra được dễ dàng hoặc ở gần mắt, hãy đến cơ sở y tế để bác sĩ thực hiện cấp cứu..


Sơ cứu khi dị vật trong đường thở






Đứng sau người bị ngạt thở hay có dị vật. Vòng hai tay bạn quanh eo họ. Xốc người đó hơi cúi về phía trước
Dị vật mắc trong đường thở là một tai nạn rất dễ gặp phải ở cả người lớn và trẻ em.​


Nếu bạn hoặc con bạn hít phải một dị vật gây tắc đường thở, ngạt thở, thì trước khi đến gặp bác sĩ hay gọi cấp cứu, bạn có thể thực hiện thao tác sau:

Biện pháp này được gọi là Heimlich.


Thao tác: Đứng sau người bị ngạt thở, có dị vật mắc trong đường thở. Vòng hai tay bạn quanh eo họ. Xốc người đó hơi cúi về phía trước.


Nắm một tay thành nắm đấm. Đặt nhẹ trên rốn của người bệnh. Xòe tay kia nắm lấy nắm tay bên này. Ấn mạnh vào bụng đồng thời đẩy nhanh và mạnh theo hướng từ dưới lên trên - như thể muốn nâng người đó lên.Làm lại cho đến khi dị vật được đẩy ra.


Bạn cũng có thể tự thực hiện phương pháp này cho mình bằng cách: Đặt một nắm tay lên trên rốn. Xòe tay kia nắm lấy nắm đấm của tay bên này và cúi người qua một bề mặt cứng - như mặt quầy hàng hoặc ghế. Thúc nắm đấm theo hướng vào trong và lên trên.
Đối với trẻ dưới 2 tuổi, dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực:


Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái và giữ chặt đầu và cổ bằng bàn tay trái. Dùng gót tay phải vỗ năm cái thật mạnh vào lưng trẻ ở giữa khoảng hai bả vai. Sau đó lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu thấy trẻ còn khó thở, dùng hai ngón tay trái ấn mạnh năm cái ở vùng nửa dưới xương ức hoặc dưới đường nối hai vú một khoát ngón tay.


Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực (khoảng 5 - 6 lần) cho tới khi dị vật thoát ra khỏi đường thở.


Trong quá trình thực hiện sơ cứu nếu thấy dị vật khó thoát ra ngoài nên gọi bác sĩ đưa người bị nạn đi cấp cứu.

AloBacsi.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl