Sau khi được ghép tạng, nhiều người từ những bệnh nhân ốm yếu trở nên một con người bình thường, khỏe mạnh, vẫn lao động, sinh hoạt như bình thường. Vậy nhưng sau 20 năm, Việt Nam mới có gần 650 trường hợp được ghép tạng.
“Sống cho ra sống”!
Đó là chia sẻ của ông Vũ Văn Tiền, một bệnh nhân được ghép gan tháng 4/2010 từ một người cho chết não tại BV Việt Đức.
Ngoài 8h làm việc mỗi ngày tại cơ quan, ông Tiền mỗi ngày còn dành gần 2 tiếng cho thể dục nâng cao sức khỏe, đi bộ chừng 10km mỗi ngày.
“Mỗi ngày tôi đều thấy tràn đầy sinh lực. Bởi tôi có phương châm sống, đó là “sống tốt, ăn tốt, tư tưởng tốt” Nhờ vậy mà cuộc sống của tôi dù bộn bề công việc nhưng vẫn luôn thấy thư thái, dễ chịu. Tôi luôn tâm đắc với câu danh ngôn “Trên cơ thể còn cái gì thì cái đó phải có giá trị”; “Còn sống dù 1 giây, 1 phút, 1 ngày cũng phải sống cho ra sống”.
Hiện giờ, ngoài tham gia kinh doanh, ông Vũ Văn Tiền còn là một cộng tác viên đắc lực của BV Việt Đức khi ông thường xuyên đến bệnh viện, tham gia vào quá trình tư vấn hiến tạng từ người chết não, tư vấn cho những người bệnh như ông hai năm trước đó, đang trải qua những mong chờ khắc khoải được ghép tạng.
Còn với bà Nguyễn Thị Nhâm (53 tuổi, ở Phú Thọ), là trường hợp ghép gan người lớn đầu tiên của BV Việt Đức- ca ghép được thực hiện vào 2007 đến nay đã được 5 năm, tình trạng sức khỏe của bà khá ổn định. Người cháu trai cho bà một phần gan cũng rất khỏe mạnh, đã lập gia đình, sinh con.
PGS.TS Quyết khẳng định, tại BV Việt Đức cho biết, từ năm 2006 đến nay BV đã thực hiện 5 ca ghép tim (từ người cho chết não), 11 ca ghép gan (3 ca từ người cho chết não), 134 bệnh nhân ghép thận (23 bệnh nhân nhận thận từ người cho chết não).
“Kết quả những ca ghép này rất tốt. Trong số 5 bệnh nhân ghép tim có một trường hợp tử vong sau ghép nửa tháng vì suy đa tạng, hai trường hợp chết sau một năm được ghép. Trong 11 ca ghép gan thì chỉ có 1 trường hợp tử vong vì suy đa tạng. Trong 134 trường hợp ghép thận có hai trường hợp tử vong”, TS Quyết nói.
GS.TS Lê Trung Hải, Phó Giám đốc BV 103, cho biết: “Trường hợp được ghép tạng lâu nhất đến nay là 19 năm nay họ vẫn sống khỏe, quả thận được ghép vẫn hoạt động tốt. Với người cho thận, họ vẫn có một cuộc sống, sinh hoạt bình thường”.
Giám đốc BV Việt Đức cũng khẳng định, hiện nay, kỹ thuật ghép tạng tại Việt Nam không hề thua kém bất cứ nước nào trên thế giới. Tại nhiều bệnh viện, ghép thận đã trở thành thường quy tại các bệnh viện. Hay khó như ghép gan thì đã có nhiều bệnh viện trên toàn quốc thực hiện được 24 ca ghép gan. Ở Việt Nam hiện có 12 đơn vị tiến hành ghép thận, 5 đơn vị ghép gan và 3 đơn vị ghép tim.
Đáng nói là, cùng với kỹ thuật ấy, người bệnh ở Việt Nam được hưởng lợi hơn rất nhiều bởi chi phí rẻ. Hiện nay, chi phí ghép tạng ở Việt Nam rẻ bằng 1/3 khu vực và trên thế giới. Đơn cử chi phí ghép thận, ở các nước cùng khu vực bệnh nhân sẽ mất khoảng 700- 800 triệu, còn tại BV Việt Đức người bệnh chỉ nộp từ 200 - 230 triệu. Chi phí một ca ghép gan khoảng 1,5 tỉ trong khi ở các nước trên thế giới từ 4-5 tỉ đồng. Không những thế có những trường hợp khi ra nước ngoài, việc sàng lọc không tốt, nên nhiều trường hợp không thành công, “tiền mất, tật mang”, phải quay về BV Việt Đức chờ ghép lại”,TS Quyết nói.
Còn nhiều khó khăn
Chỉ khoảng 30 bệnh nhân được ghép tạng mỗi năm (ảnh minh hoạ)
Dù đã làm chủ kỹ thuật ghép tạng, chi phí ghép tạng rẻ hơn rất nhiều so với thế giới, nhưng đến nay, số bệnh nhân được ghép tạng còn rất khiêm tôn với trên 600 ca ghép thận, 24 bệnh nhân ghép gan, 7 bệnh nhân ghép tim.
Tại hội thảo chuyên ngành ghép tạng sáng diễn ra sáng 20/11 tại Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện (BV) Việt Đức chia sẻ: “Khó khăn lớn nhất khiến số ca ghép tạng đến nay còn hạn chế, đó là thiếu nguồn hiến tạng và chi phí ghép. Vì dù chi phí ở Việt Nam đã rẻ hơn thế giới, nhưng với người bệnh, số tiền này quá lơn. Chưa kể sau ghép người bệnh sẽ phải dùng các loại thuốc chống đào thải với chi phí mỗi tháng lên tới tiền triệu đồng suốt”.
“Việt Nam có khoảng 8.000 bệnh nhân cần ghép thận và 1.500 người có chỉ định ghép gan nhưng số lượng bệnh nhân được ghép lại quá ít. Với thận là trên 600, gan thì mới dừng ở con số 24 ca. Đáng nói, bệnh nhân không được ghép không phải do chúng ta không có khả năng ghép tạng mà là không có đủ người hiến tạng”, ông Quyết nói.
Tại BV Việt Đức mỗi năm có gần 1.000 bệnh nhân chết não vì chấn thương sọ não, con số này tại BV Chợ Rẫy là 1.000 - 1.500 người. Dù Luật Hiến mô, tạng được thông qua năm 2006 nhưng do quan niệm “chết phải toàn thây”, nhiều người chưa hiểu đúng ý nghĩa của việc làm này nên không đồng ý cho tạng. Vì thế, đến nay tại Việt Đức mới có 3 trường hợp được ghép gan, 22 trường hợp được ghép thận từ người cho chết não.
Ông Quyết cho biết, việc vận động hiến tạng gặp nhiều khó khăn. Nhiều gia đình sau một thời gian dài vận động đã đồng ý hiến tạng nhưng sau lại đổi ý. Thậm chí, có trường hợp là em trai chết não, anh trai bị suy thận cần ghép, cả gia đình đồng ý hiến thận của em cho anh, nhưng người bố đã không đồng ý với quan niệm “chết toàn thây” và với quyết định này, cơ hội được ghép thận của người con cũng chính thức khép lại.
Trong khi đó, với một người chết não hiến tạng có thể cứu sống nhiều người. Tại BV Việt Đức, dù số ca hiến tạng rất hiếm hoi nhưng các bác sĩ đã cố gắng xử lý để từ một nguồn hiến tạng này có thể ghép cho nhiều bệnh nhân. “Đã có ngày, toàn bộ phẫu thuật viên bệnh viện được huy động với vài kíp mổ để cùng một lúc thực hiện ghép tim cho bệnh nhân, ghép gan và ghép thận cho hai người suy thận. Cùng lúc đó, nhóm chuyên gia của BV Mắt T.Ư cũng trực tiếp sang để lấy giác mạc của người chết não, về ghép cho bệnh nhân mù lòa, mang lại ánh sáng cho họ. Ý nghĩa là vậy, một trái tim không may mắn ngừng đập nhưng họ lại tái sinh trên cơ thể của rất nhiều người, giúp những người bệnh sống không ra sống, không thể rời khỏi BV thì nay được thay tạng mới, cuộc sống của họ mới trở về đúng nghĩa là cuộc sống”, TS Quyết nói.
TS Quyết cho biết, BV Việt Đức đang thiết lập hệ thống mạng lưới tư vấn hiến, ghép tạng từ người cho chết não hoặc hiến tạng từ người cho ngừng tim để tăng cơ hội sống khỏe mạnh cho những người có chỉ định ghép tạng.
Dân trí.
“Sống cho ra sống”!
Đó là chia sẻ của ông Vũ Văn Tiền, một bệnh nhân được ghép gan tháng 4/2010 từ một người cho chết não tại BV Việt Đức.
Ngoài 8h làm việc mỗi ngày tại cơ quan, ông Tiền mỗi ngày còn dành gần 2 tiếng cho thể dục nâng cao sức khỏe, đi bộ chừng 10km mỗi ngày.
“Mỗi ngày tôi đều thấy tràn đầy sinh lực. Bởi tôi có phương châm sống, đó là “sống tốt, ăn tốt, tư tưởng tốt” Nhờ vậy mà cuộc sống của tôi dù bộn bề công việc nhưng vẫn luôn thấy thư thái, dễ chịu. Tôi luôn tâm đắc với câu danh ngôn “Trên cơ thể còn cái gì thì cái đó phải có giá trị”; “Còn sống dù 1 giây, 1 phút, 1 ngày cũng phải sống cho ra sống”.
Hiện giờ, ngoài tham gia kinh doanh, ông Vũ Văn Tiền còn là một cộng tác viên đắc lực của BV Việt Đức khi ông thường xuyên đến bệnh viện, tham gia vào quá trình tư vấn hiến tạng từ người chết não, tư vấn cho những người bệnh như ông hai năm trước đó, đang trải qua những mong chờ khắc khoải được ghép tạng.
Còn với bà Nguyễn Thị Nhâm (53 tuổi, ở Phú Thọ), là trường hợp ghép gan người lớn đầu tiên của BV Việt Đức- ca ghép được thực hiện vào 2007 đến nay đã được 5 năm, tình trạng sức khỏe của bà khá ổn định. Người cháu trai cho bà một phần gan cũng rất khỏe mạnh, đã lập gia đình, sinh con.
PGS.TS Quyết khẳng định, tại BV Việt Đức cho biết, từ năm 2006 đến nay BV đã thực hiện 5 ca ghép tim (từ người cho chết não), 11 ca ghép gan (3 ca từ người cho chết não), 134 bệnh nhân ghép thận (23 bệnh nhân nhận thận từ người cho chết não).
“Kết quả những ca ghép này rất tốt. Trong số 5 bệnh nhân ghép tim có một trường hợp tử vong sau ghép nửa tháng vì suy đa tạng, hai trường hợp chết sau một năm được ghép. Trong 11 ca ghép gan thì chỉ có 1 trường hợp tử vong vì suy đa tạng. Trong 134 trường hợp ghép thận có hai trường hợp tử vong”, TS Quyết nói.
GS.TS Lê Trung Hải, Phó Giám đốc BV 103, cho biết: “Trường hợp được ghép tạng lâu nhất đến nay là 19 năm nay họ vẫn sống khỏe, quả thận được ghép vẫn hoạt động tốt. Với người cho thận, họ vẫn có một cuộc sống, sinh hoạt bình thường”.
Giám đốc BV Việt Đức cũng khẳng định, hiện nay, kỹ thuật ghép tạng tại Việt Nam không hề thua kém bất cứ nước nào trên thế giới. Tại nhiều bệnh viện, ghép thận đã trở thành thường quy tại các bệnh viện. Hay khó như ghép gan thì đã có nhiều bệnh viện trên toàn quốc thực hiện được 24 ca ghép gan. Ở Việt Nam hiện có 12 đơn vị tiến hành ghép thận, 5 đơn vị ghép gan và 3 đơn vị ghép tim.
Đáng nói là, cùng với kỹ thuật ấy, người bệnh ở Việt Nam được hưởng lợi hơn rất nhiều bởi chi phí rẻ. Hiện nay, chi phí ghép tạng ở Việt Nam rẻ bằng 1/3 khu vực và trên thế giới. Đơn cử chi phí ghép thận, ở các nước cùng khu vực bệnh nhân sẽ mất khoảng 700- 800 triệu, còn tại BV Việt Đức người bệnh chỉ nộp từ 200 - 230 triệu. Chi phí một ca ghép gan khoảng 1,5 tỉ trong khi ở các nước trên thế giới từ 4-5 tỉ đồng. Không những thế có những trường hợp khi ra nước ngoài, việc sàng lọc không tốt, nên nhiều trường hợp không thành công, “tiền mất, tật mang”, phải quay về BV Việt Đức chờ ghép lại”,TS Quyết nói.
Còn nhiều khó khăn
Chỉ khoảng 30 bệnh nhân được ghép tạng mỗi năm (ảnh minh hoạ)
Tại hội thảo chuyên ngành ghép tạng sáng diễn ra sáng 20/11 tại Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện (BV) Việt Đức chia sẻ: “Khó khăn lớn nhất khiến số ca ghép tạng đến nay còn hạn chế, đó là thiếu nguồn hiến tạng và chi phí ghép. Vì dù chi phí ở Việt Nam đã rẻ hơn thế giới, nhưng với người bệnh, số tiền này quá lơn. Chưa kể sau ghép người bệnh sẽ phải dùng các loại thuốc chống đào thải với chi phí mỗi tháng lên tới tiền triệu đồng suốt”.
“Việt Nam có khoảng 8.000 bệnh nhân cần ghép thận và 1.500 người có chỉ định ghép gan nhưng số lượng bệnh nhân được ghép lại quá ít. Với thận là trên 600, gan thì mới dừng ở con số 24 ca. Đáng nói, bệnh nhân không được ghép không phải do chúng ta không có khả năng ghép tạng mà là không có đủ người hiến tạng”, ông Quyết nói.
Tại BV Việt Đức mỗi năm có gần 1.000 bệnh nhân chết não vì chấn thương sọ não, con số này tại BV Chợ Rẫy là 1.000 - 1.500 người. Dù Luật Hiến mô, tạng được thông qua năm 2006 nhưng do quan niệm “chết phải toàn thây”, nhiều người chưa hiểu đúng ý nghĩa của việc làm này nên không đồng ý cho tạng. Vì thế, đến nay tại Việt Đức mới có 3 trường hợp được ghép gan, 22 trường hợp được ghép thận từ người cho chết não.
Ông Quyết cho biết, việc vận động hiến tạng gặp nhiều khó khăn. Nhiều gia đình sau một thời gian dài vận động đã đồng ý hiến tạng nhưng sau lại đổi ý. Thậm chí, có trường hợp là em trai chết não, anh trai bị suy thận cần ghép, cả gia đình đồng ý hiến thận của em cho anh, nhưng người bố đã không đồng ý với quan niệm “chết toàn thây” và với quyết định này, cơ hội được ghép thận của người con cũng chính thức khép lại.
Trong khi đó, với một người chết não hiến tạng có thể cứu sống nhiều người. Tại BV Việt Đức, dù số ca hiến tạng rất hiếm hoi nhưng các bác sĩ đã cố gắng xử lý để từ một nguồn hiến tạng này có thể ghép cho nhiều bệnh nhân. “Đã có ngày, toàn bộ phẫu thuật viên bệnh viện được huy động với vài kíp mổ để cùng một lúc thực hiện ghép tim cho bệnh nhân, ghép gan và ghép thận cho hai người suy thận. Cùng lúc đó, nhóm chuyên gia của BV Mắt T.Ư cũng trực tiếp sang để lấy giác mạc của người chết não, về ghép cho bệnh nhân mù lòa, mang lại ánh sáng cho họ. Ý nghĩa là vậy, một trái tim không may mắn ngừng đập nhưng họ lại tái sinh trên cơ thể của rất nhiều người, giúp những người bệnh sống không ra sống, không thể rời khỏi BV thì nay được thay tạng mới, cuộc sống của họ mới trở về đúng nghĩa là cuộc sống”, TS Quyết nói.
TS Quyết cho biết, BV Việt Đức đang thiết lập hệ thống mạng lưới tư vấn hiến, ghép tạng từ người cho chết não hoặc hiến tạng từ người cho ngừng tim để tăng cơ hội sống khỏe mạnh cho những người có chỉ định ghép tạng.
Dân trí.