Tim bẩm sinh (TBS), thấp tim (TT), Kawasaki là những bệnh tim thường gặp ở trẻ em. Bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Tuy nhiên, TBS và TT là những bệnh có thể phòng ngừa được. Bệnh Kawasaki nếu được phát hiện, điều trị sớm và đúng sẽ tránh được những biến chứng trên tim.
Tim bẩm sinh
Là những tật tim được hình thành từ trong bào thai, do bất thường trong quá trình hình thành và phát triển của phôi thai. Nguyên nhân, có thể do người mẹ trong lúc mang thai tiếp xúc với tia phóng xạ, hóa chất, uống rượu, hút thuốc, uống một số thuốc ảnh hưởng lên bào thai, nhiễm siêu vi, mắc các bệnh như tiểu đường, lupus đỏ. Những yếu tố gia đình, di truyền, bất thường nhiễm sắc thể cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Cứ 1.000 trẻ ra đời thì có tám trẻ bị TBS, trong đó khoảng 20 - 30% trường hợp cần phải phẫu thuật sớm. Nếu không điều trị, các tật TBS nặng sẽ dẫn đến tim to, suy tim, tím tái nặng do thiếu oxy, trẻ thường bị nhiễm trùng phổi, chậm lớn, chậm phát triển tâm thần, vận động và nặng hơn có thể dẫn đến tử vong. Với trẻ bị TBS nhẹ, triệu chứng dần xuất hiện khi trẻ lớn như: hay mệt, ngất, tím tái, viêm phổi tái phát nhiều lần…
PGS-TS-BS Vũ Minh Phúc - Trưởng Khoa tim mạch BV Nhi Đồng 1 cho biết: "Với sự tiến bộ của y học, các bệnh TBS đều có thể can thiệp và tỷ lệ thành công trên 90%. Khi gia đình có trẻ bị bệnh TBS thì không nên quá lo lắng. TBS có thể phát hiện sớm qua siêu âm tim bào thai lúc thai 16 tuần. Để phòng ngừa, các bà mẹ cần đi khám thai định kỳ".
Trẻ bị TBS rất dễ bị viêm phổi, nhiễm trùng vùng răng miệng có thể dẫn tới nhiễm trùng máu và nội mạc tim, rất nguy hiểm. Để tránh biến chứng này, cha mẹ nên giữ ấm cho trẻ, tránh cho trẻ tiếp xúc với những người đang bị bệnh ho, cảm cúm, tránh khói bụi, giữ vệ sinh răng miệng thật kỹ.
Thấp tim
Là bệnh thường gặp ở trẻ từ 5 - 15 tuổi, xảy ra sau khi bị viêm họng do một loại vi trùng "liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A" và trẻ có cơ địa đặc biệt nhạy cảm với loại vi trùng này. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây suy tim, phù phổi trong giai đoạn cấp dẫn đến tử vong.
Sau khi viêm họng khoảng một-hai tuần, trẻ có thể có các triệu chứng như: sưng, nóng, đỏ đau một hoặc nhiều khớp; mệt, khó thở, đau ngực, xanh xao, vã mồ hôi, phù, tiểu ít, hồi hộp, tim đập nhanh, tim to, sưng, đập yếu; tay chân yếu, cầm đồ đạc và cử động trở nên vụng về, dễ đánh rơi và làm bể đồ đạc, viết chữ xấu đi, dễ té, có những cử động múa may tự phát không kiềm chế được; nổi những mảng hồng ban hình tròn ở thân người; nổi những nốt cục dưới da nhỏ như hạt đậu, ở cùi chỏ, đầu gối, ống quyển, dọc cột sống, chảy máu cam, đau bụng, biếng ăn…
Bệnh có thể phòng ngừa nếu điều trị tốt và đúng khi bị viêm họng. Những trẻ từng mắc bệnh TT và có dị chứng hẹp hở van tim phải giữ vệ sinh răng miệng thật kỹ giống như trẻ bị TBS.
Kawasaki
Kawasaki là tình trạng viêm các mạch máu cấp tính gây tổn thương đa cơ quan, thường gặp ở trẻ dưới năm tuổi. Biểu hiện sớm nhất của bệnh là sốt cao liên tục (trên năm ngày) và tình trạng sốt không khỏi ngay cả khi điều trị bằng những thuốc hạ sốt thông thường. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như: kết mạc mắt sung huyết, khô, đỏ; môi khô, đỏ, nứt nẻ, chảy máu, chảy dịch; lưỡi đỏ giống quả dâu tây; niêm mạc vùng hầu họng đỏ rực; hồng ban ở da; hạch cổ sưng, lòng bàn tay, bàn chân sưng đỏ; bong da đầu ngón tay, ngón chân.
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định, nhưng bệnh Kawasaki được xem là một bệnh nguy hiểm vì thường gây biến chứng viêm, tắc mạch vành, giãn phình động mạch vành và nếu không điều trị có thể sẽ dẫn đến thiếu máu, nhồi máu cơ tim, nguy hiểm đến tính mạng.
AloBacsi.
Tuy nhiên, TBS và TT là những bệnh có thể phòng ngừa được. Bệnh Kawasaki nếu được phát hiện, điều trị sớm và đúng sẽ tránh được những biến chứng trên tim.
Tim bẩm sinh
Là những tật tim được hình thành từ trong bào thai, do bất thường trong quá trình hình thành và phát triển của phôi thai. Nguyên nhân, có thể do người mẹ trong lúc mang thai tiếp xúc với tia phóng xạ, hóa chất, uống rượu, hút thuốc, uống một số thuốc ảnh hưởng lên bào thai, nhiễm siêu vi, mắc các bệnh như tiểu đường, lupus đỏ. Những yếu tố gia đình, di truyền, bất thường nhiễm sắc thể cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Cứ 1.000 trẻ ra đời thì có tám trẻ bị TBS, trong đó khoảng 20 - 30% trường hợp cần phải phẫu thuật sớm. Nếu không điều trị, các tật TBS nặng sẽ dẫn đến tim to, suy tim, tím tái nặng do thiếu oxy, trẻ thường bị nhiễm trùng phổi, chậm lớn, chậm phát triển tâm thần, vận động và nặng hơn có thể dẫn đến tử vong. Với trẻ bị TBS nhẹ, triệu chứng dần xuất hiện khi trẻ lớn như: hay mệt, ngất, tím tái, viêm phổi tái phát nhiều lần…
PGS-TS-BS Vũ Minh Phúc - Trưởng Khoa tim mạch BV Nhi Đồng 1 cho biết: "Với sự tiến bộ của y học, các bệnh TBS đều có thể can thiệp và tỷ lệ thành công trên 90%. Khi gia đình có trẻ bị bệnh TBS thì không nên quá lo lắng. TBS có thể phát hiện sớm qua siêu âm tim bào thai lúc thai 16 tuần. Để phòng ngừa, các bà mẹ cần đi khám thai định kỳ".
Trẻ bị TBS rất dễ bị viêm phổi, nhiễm trùng vùng răng miệng có thể dẫn tới nhiễm trùng máu và nội mạc tim, rất nguy hiểm. Để tránh biến chứng này, cha mẹ nên giữ ấm cho trẻ, tránh cho trẻ tiếp xúc với những người đang bị bệnh ho, cảm cúm, tránh khói bụi, giữ vệ sinh răng miệng thật kỹ.
Thấp tim
Là bệnh thường gặp ở trẻ từ 5 - 15 tuổi, xảy ra sau khi bị viêm họng do một loại vi trùng "liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A" và trẻ có cơ địa đặc biệt nhạy cảm với loại vi trùng này. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây suy tim, phù phổi trong giai đoạn cấp dẫn đến tử vong.
Sau khi viêm họng khoảng một-hai tuần, trẻ có thể có các triệu chứng như: sưng, nóng, đỏ đau một hoặc nhiều khớp; mệt, khó thở, đau ngực, xanh xao, vã mồ hôi, phù, tiểu ít, hồi hộp, tim đập nhanh, tim to, sưng, đập yếu; tay chân yếu, cầm đồ đạc và cử động trở nên vụng về, dễ đánh rơi và làm bể đồ đạc, viết chữ xấu đi, dễ té, có những cử động múa may tự phát không kiềm chế được; nổi những mảng hồng ban hình tròn ở thân người; nổi những nốt cục dưới da nhỏ như hạt đậu, ở cùi chỏ, đầu gối, ống quyển, dọc cột sống, chảy máu cam, đau bụng, biếng ăn…
Bệnh có thể phòng ngừa nếu điều trị tốt và đúng khi bị viêm họng. Những trẻ từng mắc bệnh TT và có dị chứng hẹp hở van tim phải giữ vệ sinh răng miệng thật kỹ giống như trẻ bị TBS.
Kawasaki
Kawasaki là tình trạng viêm các mạch máu cấp tính gây tổn thương đa cơ quan, thường gặp ở trẻ dưới năm tuổi. Biểu hiện sớm nhất của bệnh là sốt cao liên tục (trên năm ngày) và tình trạng sốt không khỏi ngay cả khi điều trị bằng những thuốc hạ sốt thông thường. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như: kết mạc mắt sung huyết, khô, đỏ; môi khô, đỏ, nứt nẻ, chảy máu, chảy dịch; lưỡi đỏ giống quả dâu tây; niêm mạc vùng hầu họng đỏ rực; hồng ban ở da; hạch cổ sưng, lòng bàn tay, bàn chân sưng đỏ; bong da đầu ngón tay, ngón chân.
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định, nhưng bệnh Kawasaki được xem là một bệnh nguy hiểm vì thường gây biến chứng viêm, tắc mạch vành, giãn phình động mạch vành và nếu không điều trị có thể sẽ dẫn đến thiếu máu, nhồi máu cơ tim, nguy hiểm đến tính mạng.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- Điều trị suy tim
- 1
- 911