Nước ấm, khăn mềm có thể giúp bé thư giãn. Hãy tắm thật nhanh, trong phòng ấm, không có đồ chơi hay trò chuyện như khi tắm ban ngày để con không quá phấn khích và thích chơi đùa.
Dưới đây là một số gợi ý khác từ Parenting mà bạn có thể áp dụng để giúp con ngủ ngon.
Ngủ chung
Dù bạn thích cho con ngủ riêng nhưng các nghiên cứu cho thấy trẻ ngủ chung với bố mẹ lớn lên sẽ tự tin hơn và ít lo âu. Để ngủ chung an toàn, có thể cho bé nằm trong cũi ngay sát giường mẹ hoặc nằm cạnh mẹ trong giường rộng, không có quá nhiều chăn, gối.
Ngoài ra, thú nhồi bông, đồ chơi cần được mang đi khỏi cũi, giường bởi vừa gây vướng vừa làm tăng nguy cơ khiến bé ngạt. Bạn cũng có thể thay chiếc chăn lồng phồng bằng chiếc túi ngủ ấm áp cho con nếu sợ bé lạnh.
Ảnh minh họa: Momitforward.com.
Cho con ăn đủ
Nếu bé của bạn hay thức dậy giữa đêm vì đói, việc cho bé ăn đủ trước khi ngủ có thể cải thiện tình hình. Thay vì đợi bé đói bụng dậy đòi ăn, hãy cho con ăn trước khi ngủ hoặc lúc đang ngủ, nhưng đừng cho bé ăn quá no, con sẽ khó chịu.
Chú ý tới mùi hương
Một số người có thể được ru ngủ với chút mùi của vài giọt tinh dầu oải hương. Mặc dù tinh dầu hoa oải hương và một số loại tinh dầu khác giúp thư giãn và chống lo âu, nhưng nước hoa không được khuyên dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Vì thế với trẻ nhỏ có làn da và mũi rất nhạy cảm, nên loại bỏ những thứ có mùi thơm và khi giặt đồ cho bé cũng nên dùng những loại mùi nhẹ nhất.
Kiểm tra bệnh lý
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh phổ biến khiến một số trẻ bị vấn đề về giấc ngủ. Bé hay nôn trớ, sợ ăn, thở khò khè kéo dài, sôi bụng... là những dấu hiệu cần chú ý. Nếu có nghi vấn, bạn nên đưa bé đi khám và xin lời khuyên của bác sĩ nhi.
Đặt giờ ngủ nhất định
Mệt mỏi thường khiến bé khó ngủ. Nên tạo một giờ ngủ nhất định và nhiều chuyên gia cho rằng, với bé dưới 1 tuổi thì thời gian từ 6h30 và 7 giờ tối là phù hợp. Ngủ sớm không có nghĩa là bé sẽ dậy sớm mà một giấc ngủ ngon ban đêm thường cho kết quả là bé sẽ dậy muộn hơn vào sáng hôm sau và tỉnh táo hơn.
Mặc thoáng
Cho bé mặc thoáng, quần áo bằng vải cotton có khả năng thấm hút cao. Những loại sợi vải tổng hợp có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bé và làm con khó ngủ ngon.
Ngoài ra, để nhiệt độ phòng vừa phải cũng giúp bé ngủ ngon hơn.
Tắt đèn
Để giúp bé nhận biết giờ ngủ, hãy để phòng tối. Ban ngày cần mở cửa sáng để bé thấy sự khác biệt.
Massage
Theo nghiên cứu, các bé tận hưởng 15 phút massage rơi vào giấc ngủ nhanh hơn là khi chỉ nghe một câu chuyện, theo nghiên cứu. Dùng dầu massage và chà xát nhè nhẹ lên khắp người bé với lực vừa phải.
Ngoài ra, khi đặt con vào giường hay cũi bạn cũng nên lấy tay xoa nhẹ lên bụng, tay, đầu bé để vỗ vễ con. Điều này có thể giúp con cảm thấy an tâm và có giấc ngủ ngon suốt đêm.
Ngủ trưa
Giấc ngủ trưa rất quan trọng cho sự phát triển tinh thần và thể chất của bé. Đừng bỏ qua giấc ngủ trưa với hy vọng con sẽ ngủ dài vào ban đêm.
Để tã luôn khô ráo
Sự ẩm ướt và các chất bẩn sẽ khiến bé khó chịu và không thể ngủ yên. Dùng loại bỉm siêu thấm cho đêm, nên thay ngay nếu thấy bỉm đầy hoặc mỗi lần bé đại tiện.
Dùng núm vú giả
Một núm vú giả có thể giúp bé dễ ngủ và nghiên cứu cho thấy núm vú còn bảo vệ bé khỏi nguy cơ đột tử sơ sinh. Khi con đã ngủ nên bỏ núm vú giả khỏi miệng bé vì con có thể thức giấc nếu ti giả rơi ra. Nên dùng loại ti giả mềm, và cần vệ sinh, tiệt trùng kỹ hằng ngày.
Quấn tã đúng cách
Các bé sơ sinh đã quen không gian ấm, chặt trong tử cung của mẹ, nên việc quấn tã đúng cách cho bé cảm giác an toàn và ngủ ngon hơn.
Kể chuyện
Đọc những mẩu chuyện ngắn với giọng êm dịu trước giờ ngủ giúp bé thư giãn. Đây là thói quen nên duy trì suốt thời thơ ấu cho con.
Nhận biết dấu hiệu bé buồn ngủ
Dụi mắt, ngáp... là những dấu hiệu cho thấy con đã buồn ngủ và cho con đi ngủ ngay. Đừng đợi tới khi con gắt gỏng và mệt mỏi vì khi đó bé sẽ khó ngủ.
Âm thanh phù hợp
Khi bé chào đời, giọng nói của bạn đã gần gũi và có ảnh hưởng tích cực tới con. Hãy dịu dàng hát ru hay thì thầm để giúp con có cảm giác an tâm là mẹ đang ở bên cạnh và có giấc ngủ sâu.
Ngoài ra, bạn đừng cố gắng giữ im lặng hoàn toàn khi bé ngủ. Trong tử cung, bé đã quen với những âm thanh khác nhau như nhịp đập của tim mẹ hay những tiếng dạ dày sôi lục bục, vì vậy sự yên lặng hoàn toàn có thể khiến bé bất an. Một số trẻ lại dễ ngủ hơn nếu bạn mở quạt.
Hôn con
Không cần lý do cho những cái ôm và nụ hôn dành cho thiên thần bé nhỏ của bạn. Khi bạn thể hiện tình yêu thương với con trước khi đi ngủ, bạn sẽ khiến bé cảm thấy an toàn và được nâng niu, giúp bé ngủ sâu và dài hơn.
VnEpress.
Dưới đây là một số gợi ý khác từ Parenting mà bạn có thể áp dụng để giúp con ngủ ngon.
Ngủ chung
Dù bạn thích cho con ngủ riêng nhưng các nghiên cứu cho thấy trẻ ngủ chung với bố mẹ lớn lên sẽ tự tin hơn và ít lo âu. Để ngủ chung an toàn, có thể cho bé nằm trong cũi ngay sát giường mẹ hoặc nằm cạnh mẹ trong giường rộng, không có quá nhiều chăn, gối.
Ngoài ra, thú nhồi bông, đồ chơi cần được mang đi khỏi cũi, giường bởi vừa gây vướng vừa làm tăng nguy cơ khiến bé ngạt. Bạn cũng có thể thay chiếc chăn lồng phồng bằng chiếc túi ngủ ấm áp cho con nếu sợ bé lạnh.
Ảnh minh họa: Momitforward.com.
Nếu bé của bạn hay thức dậy giữa đêm vì đói, việc cho bé ăn đủ trước khi ngủ có thể cải thiện tình hình. Thay vì đợi bé đói bụng dậy đòi ăn, hãy cho con ăn trước khi ngủ hoặc lúc đang ngủ, nhưng đừng cho bé ăn quá no, con sẽ khó chịu.
Chú ý tới mùi hương
Một số người có thể được ru ngủ với chút mùi của vài giọt tinh dầu oải hương. Mặc dù tinh dầu hoa oải hương và một số loại tinh dầu khác giúp thư giãn và chống lo âu, nhưng nước hoa không được khuyên dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Vì thế với trẻ nhỏ có làn da và mũi rất nhạy cảm, nên loại bỏ những thứ có mùi thơm và khi giặt đồ cho bé cũng nên dùng những loại mùi nhẹ nhất.
Kiểm tra bệnh lý
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh phổ biến khiến một số trẻ bị vấn đề về giấc ngủ. Bé hay nôn trớ, sợ ăn, thở khò khè kéo dài, sôi bụng... là những dấu hiệu cần chú ý. Nếu có nghi vấn, bạn nên đưa bé đi khám và xin lời khuyên của bác sĩ nhi.
Đặt giờ ngủ nhất định
Mệt mỏi thường khiến bé khó ngủ. Nên tạo một giờ ngủ nhất định và nhiều chuyên gia cho rằng, với bé dưới 1 tuổi thì thời gian từ 6h30 và 7 giờ tối là phù hợp. Ngủ sớm không có nghĩa là bé sẽ dậy sớm mà một giấc ngủ ngon ban đêm thường cho kết quả là bé sẽ dậy muộn hơn vào sáng hôm sau và tỉnh táo hơn.
Mặc thoáng
Cho bé mặc thoáng, quần áo bằng vải cotton có khả năng thấm hút cao. Những loại sợi vải tổng hợp có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bé và làm con khó ngủ ngon.
Ngoài ra, để nhiệt độ phòng vừa phải cũng giúp bé ngủ ngon hơn.
Tắt đèn
Để giúp bé nhận biết giờ ngủ, hãy để phòng tối. Ban ngày cần mở cửa sáng để bé thấy sự khác biệt.
Massage
Theo nghiên cứu, các bé tận hưởng 15 phút massage rơi vào giấc ngủ nhanh hơn là khi chỉ nghe một câu chuyện, theo nghiên cứu. Dùng dầu massage và chà xát nhè nhẹ lên khắp người bé với lực vừa phải.
Ngoài ra, khi đặt con vào giường hay cũi bạn cũng nên lấy tay xoa nhẹ lên bụng, tay, đầu bé để vỗ vễ con. Điều này có thể giúp con cảm thấy an tâm và có giấc ngủ ngon suốt đêm.
Ngủ trưa
Giấc ngủ trưa rất quan trọng cho sự phát triển tinh thần và thể chất của bé. Đừng bỏ qua giấc ngủ trưa với hy vọng con sẽ ngủ dài vào ban đêm.
Để tã luôn khô ráo
Sự ẩm ướt và các chất bẩn sẽ khiến bé khó chịu và không thể ngủ yên. Dùng loại bỉm siêu thấm cho đêm, nên thay ngay nếu thấy bỉm đầy hoặc mỗi lần bé đại tiện.
Dùng núm vú giả
Một núm vú giả có thể giúp bé dễ ngủ và nghiên cứu cho thấy núm vú còn bảo vệ bé khỏi nguy cơ đột tử sơ sinh. Khi con đã ngủ nên bỏ núm vú giả khỏi miệng bé vì con có thể thức giấc nếu ti giả rơi ra. Nên dùng loại ti giả mềm, và cần vệ sinh, tiệt trùng kỹ hằng ngày.
Quấn tã đúng cách
Các bé sơ sinh đã quen không gian ấm, chặt trong tử cung của mẹ, nên việc quấn tã đúng cách cho bé cảm giác an toàn và ngủ ngon hơn.
Kể chuyện
Đọc những mẩu chuyện ngắn với giọng êm dịu trước giờ ngủ giúp bé thư giãn. Đây là thói quen nên duy trì suốt thời thơ ấu cho con.
Nhận biết dấu hiệu bé buồn ngủ
Dụi mắt, ngáp... là những dấu hiệu cho thấy con đã buồn ngủ và cho con đi ngủ ngay. Đừng đợi tới khi con gắt gỏng và mệt mỏi vì khi đó bé sẽ khó ngủ.
Âm thanh phù hợp
Khi bé chào đời, giọng nói của bạn đã gần gũi và có ảnh hưởng tích cực tới con. Hãy dịu dàng hát ru hay thì thầm để giúp con có cảm giác an tâm là mẹ đang ở bên cạnh và có giấc ngủ sâu.
Ngoài ra, bạn đừng cố gắng giữ im lặng hoàn toàn khi bé ngủ. Trong tử cung, bé đã quen với những âm thanh khác nhau như nhịp đập của tim mẹ hay những tiếng dạ dày sôi lục bục, vì vậy sự yên lặng hoàn toàn có thể khiến bé bất an. Một số trẻ lại dễ ngủ hơn nếu bạn mở quạt.
Hôn con
Không cần lý do cho những cái ôm và nụ hôn dành cho thiên thần bé nhỏ của bạn. Khi bạn thể hiện tình yêu thương với con trước khi đi ngủ, bạn sẽ khiến bé cảm thấy an toàn và được nâng niu, giúp bé ngủ sâu và dài hơn.
VnEpress.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,360
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,134
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,314
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,167