Chiều 27/12, BV Bạch Mai vừa thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc tạo máu đầu tiên. Bệnh nhân hoàn toàn khỏi bệnh, sức khỏe tốt.
Bà Chong đã tự đi lại được sau khi ghép tế bào gốc tạo máu. Ảnh: H.Hải
Bệnh nhân được ghép tế bào gốc tạo máu là bà Trần Thị Chong (55 tuổi, ở An Lão, Kiến An, Hải Phòng). Từ năm 2009 bà Chong được phát hiện mắc bệnh đa u tủy xương khiến bà vô cùng đau đớn, đi lại khó khăn tăng dần đến lúc phải nằm bất động một chỗ.
"Mà nằm một chỗ cũng có yên được đâu, đau lắm, xoay trở người cũng khó chứ đừng nói gì là ngồi dậy. Đau đến mức cứ nằm được xuống cái là cứng đờ người ra, như "cây chuối" bất động chứ không thể trở mình", bà Chong nhớ lại.
Đến tháng 3/2011, bà được đưa lên điều trị tại khoa Huyết học, BV Bạch Mai nhưng việc điều trị nội khoa không giải quyết triệt để được căn bệnh của bà. Vì thế, các bác sĩ vừa tiến hành điều trị nội khoa, vừa lên kế hoạch tiến hành ghép tế bào gốc cho bệnh nhân.
PGS.TS Phạm Quang Vinh, Trưởng khoa Huyết học, Truyền máu (BV Bạch Mai), cho biết, để tách được tế bào gốc, các bác sĩ đã dùng thuốc để kích thích tế bào gốc từ tủy xương trước 2 ngày.
Sau khi tế bào gốc sản sinh, các bác sĩ đã tiến hành "thu hoạch", gạn tác tế bào gốc và đến ngày 3/12 chính thức ghép tế bào gốc tạo máu cho người bệnh. Hai ngày sau ghép, bệnh nhân hơi khó chịu, sốt nhưng sau đó thì hoàn toàn ổn định và ngày 27/12, bệnh nhân được xuất viện trong tình trạng bệnh đa u tủy xương của bệnh nhân đã hoàn toàn khỏi.
Căn bệnh đa u tủy xương của bệnh nhân Chong đã khỏi hoàn toàn sau khi được ghép tế bào gốc. Ảnh: H.Hải
"Nhớ lại thời gian đi không đi được, ngồi cũng không ngồi được, nằm cũng không yên vì đau đớn, tôi sợ lắm. Nay các bác sĩ chữa cho tôi khỏi đau, tôi lại tự đi lại được, vui sướng lắm", bà Chong chia sẻ nhân ngày xuất viện.
BS Hàn Viết Trung, người trực tiếp chăm sóc cho bệnh nhân Chong cho biết: "Bệnh đa u tủy xương hoàn toàn khỏi. Sau 3 tuần nữa, bệnh nhân sẽ được kiểm tra lại. Sau ca ghép tủy đầu tiên thành công này, khoa Huyết học - Truyền máu đang chuẩn bị ghép cho 4 - 5 trường hợp khác."
Được biết, chi phí cho ca ghép tủy này khoảng 200 triệu đồng, tuy nhiên phần lớn bệnh nhân được bảo hiểm y tế chi trả.
Phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu này được áp dụng đối với các trường hợp ung thư máu, u lympho, các bệnh di truyền khác như Thalassemia…
Được biết, trên cả nước, ca đầu tiên được ghép tủy thực hiện tại Trung tâm Huyết học truyền máu TPHCM năm 1995 cho một bệnh nhân mắc ung thư máu. Mỗi năm có khoảng 2.000 bệnh nhân có chỉ định ghép tủy, tuy nhiên từ năm 1995 đến nay tổng số mới có khoảng 150 - 200 ca ghép tế bào gốc được thực hiện.
AloBacsi.
Bà Chong đã tự đi lại được sau khi ghép tế bào gốc tạo máu. Ảnh: H.Hải
"Mà nằm một chỗ cũng có yên được đâu, đau lắm, xoay trở người cũng khó chứ đừng nói gì là ngồi dậy. Đau đến mức cứ nằm được xuống cái là cứng đờ người ra, như "cây chuối" bất động chứ không thể trở mình", bà Chong nhớ lại.
Đến tháng 3/2011, bà được đưa lên điều trị tại khoa Huyết học, BV Bạch Mai nhưng việc điều trị nội khoa không giải quyết triệt để được căn bệnh của bà. Vì thế, các bác sĩ vừa tiến hành điều trị nội khoa, vừa lên kế hoạch tiến hành ghép tế bào gốc cho bệnh nhân.
PGS.TS Phạm Quang Vinh, Trưởng khoa Huyết học, Truyền máu (BV Bạch Mai), cho biết, để tách được tế bào gốc, các bác sĩ đã dùng thuốc để kích thích tế bào gốc từ tủy xương trước 2 ngày.
Sau khi tế bào gốc sản sinh, các bác sĩ đã tiến hành "thu hoạch", gạn tác tế bào gốc và đến ngày 3/12 chính thức ghép tế bào gốc tạo máu cho người bệnh. Hai ngày sau ghép, bệnh nhân hơi khó chịu, sốt nhưng sau đó thì hoàn toàn ổn định và ngày 27/12, bệnh nhân được xuất viện trong tình trạng bệnh đa u tủy xương của bệnh nhân đã hoàn toàn khỏi.
Căn bệnh đa u tủy xương của bệnh nhân Chong đã khỏi hoàn toàn sau khi được ghép tế bào gốc. Ảnh: H.Hải
"Nhớ lại thời gian đi không đi được, ngồi cũng không ngồi được, nằm cũng không yên vì đau đớn, tôi sợ lắm. Nay các bác sĩ chữa cho tôi khỏi đau, tôi lại tự đi lại được, vui sướng lắm", bà Chong chia sẻ nhân ngày xuất viện.
BS Hàn Viết Trung, người trực tiếp chăm sóc cho bệnh nhân Chong cho biết: "Bệnh đa u tủy xương hoàn toàn khỏi. Sau 3 tuần nữa, bệnh nhân sẽ được kiểm tra lại. Sau ca ghép tủy đầu tiên thành công này, khoa Huyết học - Truyền máu đang chuẩn bị ghép cho 4 - 5 trường hợp khác."
Được biết, chi phí cho ca ghép tủy này khoảng 200 triệu đồng, tuy nhiên phần lớn bệnh nhân được bảo hiểm y tế chi trả.
Phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu này được áp dụng đối với các trường hợp ung thư máu, u lympho, các bệnh di truyền khác như Thalassemia…
Được biết, trên cả nước, ca đầu tiên được ghép tủy thực hiện tại Trung tâm Huyết học truyền máu TPHCM năm 1995 cho một bệnh nhân mắc ung thư máu. Mỗi năm có khoảng 2.000 bệnh nhân có chỉ định ghép tủy, tuy nhiên từ năm 1995 đến nay tổng số mới có khoảng 150 - 200 ca ghép tế bào gốc được thực hiện.
AloBacsi.