Khi mang đa thai, bạn sẽ dễ mệt mỏi hơn, tăng cân nhanh hơn, cơ thể cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn để nuôi em bé, ngoài ra, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Làm sao để biết mình mang đa thai?
Bạn có thể nghi ngờ mình mang đa thai nếu:
- Bạn tăng cân quá nhiều
- Tử cung lớn hơn so với tháng mang thai
- Buồn nôn và nôn vọt rất nhiều (ốm nghén sáng)
Siêu âm là cách duy nhất để biết chính xác bạn có mang đa thai không. Kết quả rõ nhất là khi thai được 6 tuần tuổi, mặc dù 1 thai có thể sẽ không tồn tại tiếp trong 3 tháng đầu. Đây được gọi là hội chứng tiêu biến thai.
Một số rắc rối có thể gặp phải?
Khi phát hiện mang đa thai có thể sẽ khiến bạn căng thẳng, lo lắng vì không biết mình sẽ chăm sóc 2 đứa trẻ một lúc như thế nào, quá trình chuyển dạ sẽ ra sao, lúc này bạn hãy chia sẻ suy nghĩ với chồng, bạn bè và người thân để được động viên và giúp đỡ kịp thời. Tinh thần thoải mãi luôn quan trọng với các bà bầu.
Khi mang đa thai, bạn sẽ dễ mỏi mệt và cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Và bạn sẽ lên cân nhiều hơn những phụ nữ chỉ mang 1 thai. Bạn cũng cần lưu ý, có một số nghiên cứu cho thấy những bà mẹ mang đa thai thường dễ trầm cảm sau sinh, vì thế hãy giữ cho tinh thần luôn lạc quan và thoải mãi.
Ở giai đoạn đầu thai kỳ, mức hormon progesterone cao cũng có thể làm bạn thở hổn hển. Khi các thai lớn lên sẽ đẩy cơ hoành lên cao càng làm cho bạn khó thở. Bạn cũng dễ bị táo bón hay phù chân hơn.
Tình trạng căng cơ cũng nhiều hơn do trọng lượng cơ thể tăng nhanh hơn mức bình thường và vì thế đau lưng là rất khó tránh.
Bệnh thiếu máu cũng phổ biến ở các trường hợp mang đa thai hơn và nó có thể sẽ làm bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Trong quá trình bầu bí, lượng máu sẽ tăng lên và điều này sẽ diễn ra khi người mẹ mang đa thai. Điều này có nghĩa máu sẽ loãng hơn, ít hồng cầu mang ôxy hơn. Vậy nên cần uống bổ sung viên sắt và ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt nếu bác sĩ khuyến nghị.
Bạn cũng dễ tăng cân nhiều hơn các bà mẹ mang 1 thai. Ở bất kỳ giai đoạn nào, cũng hãy lựa chọn chế độ ăn cân bằng, có lợi cho sức khỏe để cung cấp tất cả các dưỡng chất mà bạn và bé cần. Bạn cần tăng đủ cân để giúp các bé phát triển tối đa.
Nên làm gì khi mang đa thai?
Điều quan trọng khi mang đa thai là bạn cần đi siêu âm thêm để biết chính xác vị trí của các bé trong tử cung, quá trình phát triển và lớn lên của bé có tốt không hay liệu có vấn đề nào đó hay không.
Thường xuyên đo huyết áp và thử nước tiểu bởi vì những bà mẹ mang đa thai có nguy cơ huyết áp cao, tiền sản giật hay tiểu đường thai kỳ hơn các thai phụ khác.
Những dấu hiệu nguy hiểm có thể diễn ra ở bất kỳ giai đoạn bầu bí nào. Bạn cần cảnh giác với những biểu hiện bất thường bởi vì các nguy cơ biến chứng luôn cao hơn so với các thai phụ mang 1 thai nhi.
Những nguy cơ có thể gặp phải?
Sinh non
Sinh non tức là sinh trước tuần thứ 37 của thai kì. Trung bình, các bà bầu mang đơn thai là 39 tuần mới sinh, mang thai đôi là 36 tuần, mang thai ba là 32 tuần, thai tư là 30 tuần, và thai năm là 29 tuần. Có khoảng 60% bà bầu mang thai đôi và 90% bà bầu mang thai ba là sinh non.
Sinh con nhẹ cân
Sinh con nhẹ cân liên quan tới việc sinh non. Sinh con nhẹ cân là bé dưới 2,5kg. Trẻ sinh trước 32 tuần cân nặng dưới 1.5kg và có nguy cơ bị những biến chứng sau sinh như chậm phát triển trí tuệ, mù, điếc…
Tiền sản giật
Những phụ nữ mang đa thai có nguy cơ bị tiền sản giật cao gấp đôi phụ nữ mang đơn thai. 1 nửa những phụ nữ mang thai ba bị tiền sản giật.
Tiểu đường
Bà bầu mang đa thai có nguy cơ bị tiểu đường là kết quả của việc hai nhau thai tăng lượng kháng insulin, tăng kích cỡ nhau.
Bong nhau nhai
Nguy cơ này nảy sinh ở phụ nữ mang đa thai gấp 3 lần. Điều này liên quan tới chứng tiền sản giật. Phần lớn thường nảy sinh ở quý III của thai kì.
Sinh mổ
Nếu bạn đang mang đa thai như thai ba, thai tư thì cần thiết phải sinh mổ nhưng nếu thai đôi thì có thể sinh thường nếu:
Thai nhi được hơn 32 tuần tuổi.
Bé A gần cổ tử cung nhất lớn nhất.
Bé A đầu quay xuống.
Bé B đầu quay xuống, hoặc nghiêng.
Bé B nhỏ hơn bé A.
(Dinh dưỡng)
Làm sao để biết mình mang đa thai?
Bạn có thể nghi ngờ mình mang đa thai nếu:
- Bạn tăng cân quá nhiều
- Tử cung lớn hơn so với tháng mang thai
- Buồn nôn và nôn vọt rất nhiều (ốm nghén sáng)
Siêu âm là cách duy nhất để biết chính xác bạn có mang đa thai không. Kết quả rõ nhất là khi thai được 6 tuần tuổi, mặc dù 1 thai có thể sẽ không tồn tại tiếp trong 3 tháng đầu. Đây được gọi là hội chứng tiêu biến thai.
Một số rắc rối có thể gặp phải?
Khi phát hiện mang đa thai có thể sẽ khiến bạn căng thẳng, lo lắng vì không biết mình sẽ chăm sóc 2 đứa trẻ một lúc như thế nào, quá trình chuyển dạ sẽ ra sao, lúc này bạn hãy chia sẻ suy nghĩ với chồng, bạn bè và người thân để được động viên và giúp đỡ kịp thời. Tinh thần thoải mãi luôn quan trọng với các bà bầu.
Khi mang đa thai, bạn sẽ dễ mỏi mệt và cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Và bạn sẽ lên cân nhiều hơn những phụ nữ chỉ mang 1 thai. Bạn cũng cần lưu ý, có một số nghiên cứu cho thấy những bà mẹ mang đa thai thường dễ trầm cảm sau sinh, vì thế hãy giữ cho tinh thần luôn lạc quan và thoải mãi.
Ở giai đoạn đầu thai kỳ, mức hormon progesterone cao cũng có thể làm bạn thở hổn hển. Khi các thai lớn lên sẽ đẩy cơ hoành lên cao càng làm cho bạn khó thở. Bạn cũng dễ bị táo bón hay phù chân hơn.
Tình trạng căng cơ cũng nhiều hơn do trọng lượng cơ thể tăng nhanh hơn mức bình thường và vì thế đau lưng là rất khó tránh.
Bệnh thiếu máu cũng phổ biến ở các trường hợp mang đa thai hơn và nó có thể sẽ làm bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Trong quá trình bầu bí, lượng máu sẽ tăng lên và điều này sẽ diễn ra khi người mẹ mang đa thai. Điều này có nghĩa máu sẽ loãng hơn, ít hồng cầu mang ôxy hơn. Vậy nên cần uống bổ sung viên sắt và ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt nếu bác sĩ khuyến nghị.
Bạn cũng dễ tăng cân nhiều hơn các bà mẹ mang 1 thai. Ở bất kỳ giai đoạn nào, cũng hãy lựa chọn chế độ ăn cân bằng, có lợi cho sức khỏe để cung cấp tất cả các dưỡng chất mà bạn và bé cần. Bạn cần tăng đủ cân để giúp các bé phát triển tối đa.
Nên làm gì khi mang đa thai?
Điều quan trọng khi mang đa thai là bạn cần đi siêu âm thêm để biết chính xác vị trí của các bé trong tử cung, quá trình phát triển và lớn lên của bé có tốt không hay liệu có vấn đề nào đó hay không.
Thường xuyên đo huyết áp và thử nước tiểu bởi vì những bà mẹ mang đa thai có nguy cơ huyết áp cao, tiền sản giật hay tiểu đường thai kỳ hơn các thai phụ khác.
Những dấu hiệu nguy hiểm có thể diễn ra ở bất kỳ giai đoạn bầu bí nào. Bạn cần cảnh giác với những biểu hiện bất thường bởi vì các nguy cơ biến chứng luôn cao hơn so với các thai phụ mang 1 thai nhi.
Những nguy cơ có thể gặp phải?
Sinh non
Sinh non tức là sinh trước tuần thứ 37 của thai kì. Trung bình, các bà bầu mang đơn thai là 39 tuần mới sinh, mang thai đôi là 36 tuần, mang thai ba là 32 tuần, thai tư là 30 tuần, và thai năm là 29 tuần. Có khoảng 60% bà bầu mang thai đôi và 90% bà bầu mang thai ba là sinh non.
Sinh con nhẹ cân
Sinh con nhẹ cân liên quan tới việc sinh non. Sinh con nhẹ cân là bé dưới 2,5kg. Trẻ sinh trước 32 tuần cân nặng dưới 1.5kg và có nguy cơ bị những biến chứng sau sinh như chậm phát triển trí tuệ, mù, điếc…
Tiền sản giật
Những phụ nữ mang đa thai có nguy cơ bị tiền sản giật cao gấp đôi phụ nữ mang đơn thai. 1 nửa những phụ nữ mang thai ba bị tiền sản giật.
Tiểu đường
Bà bầu mang đa thai có nguy cơ bị tiểu đường là kết quả của việc hai nhau thai tăng lượng kháng insulin, tăng kích cỡ nhau.
Bong nhau nhai
Nguy cơ này nảy sinh ở phụ nữ mang đa thai gấp 3 lần. Điều này liên quan tới chứng tiền sản giật. Phần lớn thường nảy sinh ở quý III của thai kì.
Sinh mổ
Nếu bạn đang mang đa thai như thai ba, thai tư thì cần thiết phải sinh mổ nhưng nếu thai đôi thì có thể sinh thường nếu:
Thai nhi được hơn 32 tuần tuổi.
Bé A gần cổ tử cung nhất lớn nhất.
Bé A đầu quay xuống.
Bé B đầu quay xuống, hoặc nghiêng.
Bé B nhỏ hơn bé A.
(Dinh dưỡng)