Viêm tiểu phế quản là một nhiễm khuẩn đường hô hấp, thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ 3-6 tháng tuổi.
Dấu hiệu và triệu chứng
- Trong 2-3 ngày đầu, các dấu hiệu và triệu chứng của viêm tiểu phế quản giống như cảm lạnh thông thường: chảy nước mũi, ngạt mũi, sốt nhẹ.
- 2-3 ngày tiếp theo, trẻ có thể khò khè, ho (thường khàn khàn, từng cơn và không có đờm), thở nhanh hoặc khó thở, nhịp tim nhanh.
Ở trẻ khỏe mạnh, nhiễm khuẩn thường tự hết trong vòng 7-10 ngày. Nếu trẻ đã bị các bệnh khác, như bị bệnh tim/phổi hoặc hệ miễn dịch yếu, nhiễm khuẩn có thể nặng hơn và trẻ cần được vào viện.
Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào dưới đây, cần đưa trẻ đi khám để có cách chữa trị phù hợp:
- Nôn
- Thở rất nhanh (>40 lần/phút) và nông
- Da xanh tím, đặc biệt quanh môi và móng tay
- Mệt lử do cố sức thở hoặc cần phải ngồi xuống để thở
- Li bì
- Không chịu uống nước
Yếu tố nguy cơ
Một trong số các yếu tố nguy cơ lớn nhất bị viêm tiểu phế quản là dưới 6 tháng tuổi, vì phổi và hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Bé trai dễ bị viêm tiểu phế quản hơn bé gái. Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ viêm tiểu phế quản ở trẻ bao gồm:
- Không được bú mẹ
- Trẻ sinh non
- Tiếp xúc với khói thuốc lá
- Tiếp xúc với nhiều trẻ khác, như đi nhà trẻ, nhóm trẻ
- Có anh chị đang đi học
Phòng ngừa
Vì viêm tiểu phế quản lây truyền từ người sang người, một cách tốt nhất để phòng ngừa là rửa tay thường xuyên, đặc biệt trước khi chạm vào trẻ nếu cha mẹ bị cảm. Nếu trẻ bị viêm tiểu phế quản, giữ trẻ ở nhà cho đến khi khỏi bệnh để tránh lây truyền cho người khác.
Không có vaccin phòng ngừa viêm tiểu phế quản. Dưới đây là các cách đơn giản nhưng hiệu quả để tránh lây truyền bệnh:
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bị cảm hoặc cúm.
- Giữ mặt sàn phòng tắm và bếp sạch sẽ, đặc biệt khi có thành viên trong gia đình bị cảm lạnh. Để tẩy uế bề mặt, có thể dùng dung dịch thuốc tẩy và nước chế bằng cách pha 1 thìa canh thuốc tẩy trong 4 lít nước lạnh. Không pha lẫn các hóa chất khác, vì có thể tạo ra phản ứng hóa học độc hại.
- Dùng khăn giấy 1 lần và vứt khăn giấy đã dùng đúng chỗ.
- Không dùng chung cốc.
Điều trị
Hầu hết các ca viêm tiểu phế quản có thể điều trị tại nhà với các bước tự chăm sóc. Vì nguyên nhân thường gặp gây viêm tiểu phế quản là virus, nên kháng sinh không có hiệu quả. Nếu trẻ cũng bị nhiễm vi khuẩn (như viêm phổi), bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh vì lý do đó.
Nếu trẻ bị biến chứng của viêm tiểu phế quản, có thể phải nằm viện. Tại bệnh viện, trẻ sẽ được thở ôxy, và có thể phải truyền dịch để phòng ngừa mất nước.
Nếu trẻ khó thở, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giãn phế quản.
Tự chăm sóc
Mặc dù không thể rút ngắn thời gian bị bệnh của trẻ, nhưng cha mẹ có thể làm một số việc để trẻ thấy dễ chịu hơn.
- Làm ẩm không khí. Sử dụng máy làm ẩm và mát không khí hoặc máy bay hơi nước để làm ẩm không khí, giúp làm giảm sung huyết và ho. Đảm bảo giữ máy làm ẩm sạch sẽ, tránh sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Giữ phòng ấm nhưng không quá nóng vì quá nóng có thể làm không khí bị khô.
Cách khác để làm ẩm không khí là mở vòi nước nóng trong phòng tắm và để hơi nước lan khắp phòng. Ngồi đó với trẻ khoảng 15 phút có thể làm dịu cơn ho.
- Bế đứng trẻ. Giữ trẻ ở tư thế đứng thường làm dễ thở hơn. Có thể đặt trẻ ngồi ghế có đai giữ. Nếu định cho trẻ ngồi ghế này trong một thời gian lâu hơn, như ngủ trưa, đảm bảo để đầu trẻ không bị gục ra trước, có thể làm cản trở hô hấp.
- Cho trẻ uống nước. Để phòng mất nước, cho trẻ uống nước lọc hoặc nước quả. Trẻ có thể uống chậm hơn bình thường do sung huyết.
- Cố gắng nhỏ mũi bằng nước muối để giảm sung huyết. Cha mẹ có thể mua các thuốc nhỏ mũi không cần kê đơn vì chúng an toàn, hiệu quả và không kích ứng. Để dùng thuốc nhỏ mũi, nhỏ vài giọt vào một lỗ mũi, sau đó hút ngay ra khỏi lỗ mũi. Lặp lại với lỗ mũi bên kia. Nếu trẻ đủ lớn, bạn có thể dạy trẻ cách xì mũi.
- Dùng các thuốc giảm đau không cần kê đơn như acetaminophen có thể làm giảm đau họng và cải thiện khả năng uống của trẻ. Không dùng aspirin cho nhiễm virus, vì liên quan đến hội chứng Reye.
- Giữ môi trường không có khói thuốc lá. Khói thuốc có thể làm nặng thêm các triệu chứng nhiễm khuẩn hô hấp.
AloBacsi.
Dấu hiệu và triệu chứng
- Trong 2-3 ngày đầu, các dấu hiệu và triệu chứng của viêm tiểu phế quản giống như cảm lạnh thông thường: chảy nước mũi, ngạt mũi, sốt nhẹ.
- 2-3 ngày tiếp theo, trẻ có thể khò khè, ho (thường khàn khàn, từng cơn và không có đờm), thở nhanh hoặc khó thở, nhịp tim nhanh.
Ở trẻ khỏe mạnh, nhiễm khuẩn thường tự hết trong vòng 7-10 ngày. Nếu trẻ đã bị các bệnh khác, như bị bệnh tim/phổi hoặc hệ miễn dịch yếu, nhiễm khuẩn có thể nặng hơn và trẻ cần được vào viện.
Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào dưới đây, cần đưa trẻ đi khám để có cách chữa trị phù hợp:
- Nôn
- Thở rất nhanh (>40 lần/phút) và nông
- Da xanh tím, đặc biệt quanh môi và móng tay
- Mệt lử do cố sức thở hoặc cần phải ngồi xuống để thở
- Li bì
- Không chịu uống nước
Yếu tố nguy cơ
Một trong số các yếu tố nguy cơ lớn nhất bị viêm tiểu phế quản là dưới 6 tháng tuổi, vì phổi và hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Bé trai dễ bị viêm tiểu phế quản hơn bé gái. Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ viêm tiểu phế quản ở trẻ bao gồm:
- Không được bú mẹ
- Trẻ sinh non
- Tiếp xúc với khói thuốc lá
- Tiếp xúc với nhiều trẻ khác, như đi nhà trẻ, nhóm trẻ
- Có anh chị đang đi học
Phòng ngừa
Vì viêm tiểu phế quản lây truyền từ người sang người, một cách tốt nhất để phòng ngừa là rửa tay thường xuyên, đặc biệt trước khi chạm vào trẻ nếu cha mẹ bị cảm. Nếu trẻ bị viêm tiểu phế quản, giữ trẻ ở nhà cho đến khi khỏi bệnh để tránh lây truyền cho người khác.
Không có vaccin phòng ngừa viêm tiểu phế quản. Dưới đây là các cách đơn giản nhưng hiệu quả để tránh lây truyền bệnh:
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bị cảm hoặc cúm.
- Giữ mặt sàn phòng tắm và bếp sạch sẽ, đặc biệt khi có thành viên trong gia đình bị cảm lạnh. Để tẩy uế bề mặt, có thể dùng dung dịch thuốc tẩy và nước chế bằng cách pha 1 thìa canh thuốc tẩy trong 4 lít nước lạnh. Không pha lẫn các hóa chất khác, vì có thể tạo ra phản ứng hóa học độc hại.
- Dùng khăn giấy 1 lần và vứt khăn giấy đã dùng đúng chỗ.
- Không dùng chung cốc.
Điều trị
Hầu hết các ca viêm tiểu phế quản có thể điều trị tại nhà với các bước tự chăm sóc. Vì nguyên nhân thường gặp gây viêm tiểu phế quản là virus, nên kháng sinh không có hiệu quả. Nếu trẻ cũng bị nhiễm vi khuẩn (như viêm phổi), bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh vì lý do đó.
Nếu trẻ bị biến chứng của viêm tiểu phế quản, có thể phải nằm viện. Tại bệnh viện, trẻ sẽ được thở ôxy, và có thể phải truyền dịch để phòng ngừa mất nước.
Nếu trẻ khó thở, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giãn phế quản.
Tự chăm sóc
Mặc dù không thể rút ngắn thời gian bị bệnh của trẻ, nhưng cha mẹ có thể làm một số việc để trẻ thấy dễ chịu hơn.
- Làm ẩm không khí. Sử dụng máy làm ẩm và mát không khí hoặc máy bay hơi nước để làm ẩm không khí, giúp làm giảm sung huyết và ho. Đảm bảo giữ máy làm ẩm sạch sẽ, tránh sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Giữ phòng ấm nhưng không quá nóng vì quá nóng có thể làm không khí bị khô.
Cách khác để làm ẩm không khí là mở vòi nước nóng trong phòng tắm và để hơi nước lan khắp phòng. Ngồi đó với trẻ khoảng 15 phút có thể làm dịu cơn ho.
- Bế đứng trẻ. Giữ trẻ ở tư thế đứng thường làm dễ thở hơn. Có thể đặt trẻ ngồi ghế có đai giữ. Nếu định cho trẻ ngồi ghế này trong một thời gian lâu hơn, như ngủ trưa, đảm bảo để đầu trẻ không bị gục ra trước, có thể làm cản trở hô hấp.
- Cho trẻ uống nước. Để phòng mất nước, cho trẻ uống nước lọc hoặc nước quả. Trẻ có thể uống chậm hơn bình thường do sung huyết.
- Cố gắng nhỏ mũi bằng nước muối để giảm sung huyết. Cha mẹ có thể mua các thuốc nhỏ mũi không cần kê đơn vì chúng an toàn, hiệu quả và không kích ứng. Để dùng thuốc nhỏ mũi, nhỏ vài giọt vào một lỗ mũi, sau đó hút ngay ra khỏi lỗ mũi. Lặp lại với lỗ mũi bên kia. Nếu trẻ đủ lớn, bạn có thể dạy trẻ cách xì mũi.
- Dùng các thuốc giảm đau không cần kê đơn như acetaminophen có thể làm giảm đau họng và cải thiện khả năng uống của trẻ. Không dùng aspirin cho nhiễm virus, vì liên quan đến hội chứng Reye.
- Giữ môi trường không có khói thuốc lá. Khói thuốc có thể làm nặng thêm các triệu chứng nhiễm khuẩn hô hấp.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,362
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,136
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,316
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,170