Có rất nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề đâu là nguy cơ của bệnh ĐTĐ? Ai là người dễ bị mắc bệnh? Chúng tôi giới thiệu với bạn đọc bài viết của TS. Nguyễn Huy Cường, nhằm giải đáp những băn khoăn của các bạn. Thông qua bài viết, bạn đọc có thể tự nhận xét bản thân mình có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ hay không?
Độ tuổi nào dễ mắc bệnh ĐTĐ?
Tuổi trung bình của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 (chiếm 90% số trường hợp mắc ĐTĐ) vào khoảng 60 – 65 tuổi. Tỷ lệ bệnh bắt đầu gia tăng nhanh ở nhóm người > 45 tuổi; trên 65 tuổi: tỷ lệ mắc bệnh có thể tới 16% dân số chung. Gần một nửa số người mắc ĐTĐ thuộc nhóm người trên 65 tuổi. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới: ở người trên 70 tuổi tỷ lệ mắc ĐTĐ cao gấp 3 đến 4 lần so với tỷ lệ mắc ĐTĐ chung ở người lớn.
Tuy nhiên, với tốc độ phát triển cuộc sống hiện nay, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi, thậm chí trẻ vị thành niên mắc ĐTĐ týp 2. Quan sát sự xuất hiện bệnh ĐTĐ týp 2 trong gia đình có tiền căn di truyền rõ ràng, người ta thấy rằng ở thế hệ thứ nhất thường mắc bệnh vào độ tuổi 60-70, đến thế hệ thứ 2 tuổi xuất hiện bệnh giảm xuống ở lứa tuổi 40-50 tuổi và ngày nay những người được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 dưới 20 tuổi không còn là hiếm.
Nam hay nữ mắc bệnh ĐTĐ nhiều hơn?
Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở 2 giới nam và nữ thay đổi tùy thuộc vào các vùng dân cư khác nhau. Ở Bắc Mỹ và Tây âu, tỷ lệ nam/nữ thường là 1/4. Ngay trong một quần thể nghiên cứu tỷ lệ nữ/nam mắc ĐTĐ còn tùy thuộc vào tuổi, điều kiện sống. Ở các vùng đô thị Thái Bình Dương tỷ lệ nữ/nam là 3/1, trong khi ở Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ tỷ lệ mắc ĐTĐ ở cả 2 giới tương đương nhau. Ở Việt Nam, nữ giới mắc ĐTĐ nhiều hơn nam giới và chiếm tới 2/3 số người ĐTĐ. Ảnh hưởng của giới tính lên khả năng mắc bệnh ĐTĐ diễn biến không theo quy luật, nó tùy thuộc vào chủng tộc, độ tuổi, điều kiện sống, mức độ béo phì.
Người dân ở vùng nào dễ mắc bệnh ĐTĐ?
Các nghiên cứu tỷ lệ ĐTĐ đều cho thấy rằng lối sống công nghiệp hiện đại ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mắc bệnh ĐTĐ. Tỷ lệ mắc ĐTĐ tăng gấp 2 - 3 lần ở người sống trong nội thành so với người sống ở ngoại thành (theo các công bố nghiên cứu dịch tễ ở Tunisie, Úc, Puerto – Rico). Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc ĐTĐ chiếm khoảng 4,4% người trên 16 tuổi sống trong nội thành Hà Nội, nhưng ở ngoại thành tỷ lệ mắc ĐTĐ chỉ vào khoảng 1% (theo số liệu điều tra dịch tễ năm 2000). Với cùng một chủng tộc, dân tộc, về mặt nguyên tắc yếu tố di truyền liên quan đến khả năng mắc bệnh ĐTĐ là như nhau, song những nghiên cứu tỷ lệ ĐTĐ ở những người di cư từ Nhật đến Hawai, từ châu Phi đến châu Mỹ cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ ở những người di cư này thường cao hơn 2 đến 3 lần, thậm chí hơn nữa so với cộng đồng người không di cư. Yếu tố địa dư ảnh hưởng đến tỷ lệ ĐTĐ thực chất là sự thay đổi lối sống: ít vận động, ăn uống nhiều dẫn đến béo phì gây ra.
Yếu tố nào dễ gây bệnh ĐTĐ?
Theo các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới, yếu tố nguy cơ mạnh mẽ nhất tác động lên khả năng mắc ĐTĐ týp 2 là béo phì. Tỷ lệ mắc béo phì trong cộng đồng dân cư và tỷ lệ mắc ĐTĐ týp 2 luôn song hành bên nhau. Theo nghiên cứu Nurses Health Study trên 100.000 y tá trong vòng 14 năm liên tục thấy ngưỡng tăng tỷ lệ mắc ĐTĐ với chỉ số BMI 22kg/m2, và nếu BMI tăng thêm 1kg/m2 sẽ làm nguy cơ mắc ĐTĐ tăng thêm 25%, nếu BMI > 28kg/m2 nguy cơ mắc ĐTĐ và các bệnh tim mạch tăng gấp 3 - 4 lần.
Béo bụng có gây bệnh ĐTĐ?
Béo bụng còn được gọi là béo dạng nam là một thuật ngữ chỉ những người mà phân bố mỡ ở bụng, nội tạng và phần trên cơ thể chiếm tỷ trọng đáng kể. Béo bụng, ngay cả với những người cân nặng không thực sự xếp vào loại béo phì hoặc chỉ béo vừa phải (BMI < 25 kg/m2) là một yếu tố nguy cơ độc lập gây ra rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa đường. Sở dĩ béo dạng nam được coi là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ bệnh ĐTĐ và bệnh tim mạch vì mô mỡ nhiều ở bụng làm gia tăng nồng độ axít béo tự do, tăng triglyceride, tăng hiện tượng viêm và gây độc với tế bào bêta của tụy (lipotoxicity).
Một người được coi là béo bụng khi vòng bụng >90cm đối với nam; >80cm đối với nữ.
Trên đây là những nguy cơ dễ dẫn đến mắc bệnh ĐTĐ, để phòng tránh bệnh, chúng ta cần duy trì cân nặng lý tưởng, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, hợp lý. Đối với những trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường cần theo dõi cụ thể và có chế độ ăn uống hợp lý nhằm ổn định đường huyết.
(Theo TS. Nguyễn Huy Cường - Sức Khoẻ & Đời Sống)
Độ tuổi nào dễ mắc bệnh ĐTĐ?
Tuổi trung bình của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 (chiếm 90% số trường hợp mắc ĐTĐ) vào khoảng 60 – 65 tuổi. Tỷ lệ bệnh bắt đầu gia tăng nhanh ở nhóm người > 45 tuổi; trên 65 tuổi: tỷ lệ mắc bệnh có thể tới 16% dân số chung. Gần một nửa số người mắc ĐTĐ thuộc nhóm người trên 65 tuổi. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới: ở người trên 70 tuổi tỷ lệ mắc ĐTĐ cao gấp 3 đến 4 lần so với tỷ lệ mắc ĐTĐ chung ở người lớn.
Tuy nhiên, với tốc độ phát triển cuộc sống hiện nay, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi, thậm chí trẻ vị thành niên mắc ĐTĐ týp 2. Quan sát sự xuất hiện bệnh ĐTĐ týp 2 trong gia đình có tiền căn di truyền rõ ràng, người ta thấy rằng ở thế hệ thứ nhất thường mắc bệnh vào độ tuổi 60-70, đến thế hệ thứ 2 tuổi xuất hiện bệnh giảm xuống ở lứa tuổi 40-50 tuổi và ngày nay những người được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 dưới 20 tuổi không còn là hiếm.
Nam hay nữ mắc bệnh ĐTĐ nhiều hơn?
Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở 2 giới nam và nữ thay đổi tùy thuộc vào các vùng dân cư khác nhau. Ở Bắc Mỹ và Tây âu, tỷ lệ nam/nữ thường là 1/4. Ngay trong một quần thể nghiên cứu tỷ lệ nữ/nam mắc ĐTĐ còn tùy thuộc vào tuổi, điều kiện sống. Ở các vùng đô thị Thái Bình Dương tỷ lệ nữ/nam là 3/1, trong khi ở Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ tỷ lệ mắc ĐTĐ ở cả 2 giới tương đương nhau. Ở Việt Nam, nữ giới mắc ĐTĐ nhiều hơn nam giới và chiếm tới 2/3 số người ĐTĐ. Ảnh hưởng của giới tính lên khả năng mắc bệnh ĐTĐ diễn biến không theo quy luật, nó tùy thuộc vào chủng tộc, độ tuổi, điều kiện sống, mức độ béo phì.
Người dân ở vùng nào dễ mắc bệnh ĐTĐ?
Các nghiên cứu tỷ lệ ĐTĐ đều cho thấy rằng lối sống công nghiệp hiện đại ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mắc bệnh ĐTĐ. Tỷ lệ mắc ĐTĐ tăng gấp 2 - 3 lần ở người sống trong nội thành so với người sống ở ngoại thành (theo các công bố nghiên cứu dịch tễ ở Tunisie, Úc, Puerto – Rico). Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc ĐTĐ chiếm khoảng 4,4% người trên 16 tuổi sống trong nội thành Hà Nội, nhưng ở ngoại thành tỷ lệ mắc ĐTĐ chỉ vào khoảng 1% (theo số liệu điều tra dịch tễ năm 2000). Với cùng một chủng tộc, dân tộc, về mặt nguyên tắc yếu tố di truyền liên quan đến khả năng mắc bệnh ĐTĐ là như nhau, song những nghiên cứu tỷ lệ ĐTĐ ở những người di cư từ Nhật đến Hawai, từ châu Phi đến châu Mỹ cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ ở những người di cư này thường cao hơn 2 đến 3 lần, thậm chí hơn nữa so với cộng đồng người không di cư. Yếu tố địa dư ảnh hưởng đến tỷ lệ ĐTĐ thực chất là sự thay đổi lối sống: ít vận động, ăn uống nhiều dẫn đến béo phì gây ra.
Yếu tố nào dễ gây bệnh ĐTĐ?
Theo các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới, yếu tố nguy cơ mạnh mẽ nhất tác động lên khả năng mắc ĐTĐ týp 2 là béo phì. Tỷ lệ mắc béo phì trong cộng đồng dân cư và tỷ lệ mắc ĐTĐ týp 2 luôn song hành bên nhau. Theo nghiên cứu Nurses Health Study trên 100.000 y tá trong vòng 14 năm liên tục thấy ngưỡng tăng tỷ lệ mắc ĐTĐ với chỉ số BMI 22kg/m2, và nếu BMI tăng thêm 1kg/m2 sẽ làm nguy cơ mắc ĐTĐ tăng thêm 25%, nếu BMI > 28kg/m2 nguy cơ mắc ĐTĐ và các bệnh tim mạch tăng gấp 3 - 4 lần.
Béo bụng có gây bệnh ĐTĐ?
Béo bụng còn được gọi là béo dạng nam là một thuật ngữ chỉ những người mà phân bố mỡ ở bụng, nội tạng và phần trên cơ thể chiếm tỷ trọng đáng kể. Béo bụng, ngay cả với những người cân nặng không thực sự xếp vào loại béo phì hoặc chỉ béo vừa phải (BMI < 25 kg/m2) là một yếu tố nguy cơ độc lập gây ra rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa đường. Sở dĩ béo dạng nam được coi là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ bệnh ĐTĐ và bệnh tim mạch vì mô mỡ nhiều ở bụng làm gia tăng nồng độ axít béo tự do, tăng triglyceride, tăng hiện tượng viêm và gây độc với tế bào bêta của tụy (lipotoxicity).
Một người được coi là béo bụng khi vòng bụng >90cm đối với nam; >80cm đối với nữ.
Trên đây là những nguy cơ dễ dẫn đến mắc bệnh ĐTĐ, để phòng tránh bệnh, chúng ta cần duy trì cân nặng lý tưởng, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, hợp lý. Đối với những trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường cần theo dõi cụ thể và có chế độ ăn uống hợp lý nhằm ổn định đường huyết.
(Theo TS. Nguyễn Huy Cường - Sức Khoẻ & Đời Sống)
Bài viết cùng chủ đề
- Đổ mồ hôi quá mức
- 0
- 1,528