Ngay khi sinh xong về nhà, cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Ngoài việc thực hiện đúng giờ giấc cho trẻ bú, thường xuyên tay tã lót cần chú ý cho trẻ ngủ đẫy giấc vì giấc ngủ rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ.
Tuần đầu
Trong tuần đầu trẻ ngủ nhiều. Lúc này, giấc ngủ của trẻ không theo nhịp ngày đêm. Trẻ thường ngủ từ 15 - 18 giờ/ngày, ngủ từng giấc ngắn 2 - 4 giờ. Vì thế, bà mẹ nên tranh thủ nghỉ ngơi để phục hồi sức khoẻ. Để sẵn sữa hoặc bình nước bên cạnh (nếu bạn không có hoặc chưa đủ sữa cho trẻ bú) phòng khi cháu thức dậy mà bạn phải cho bú.
Tuần thứ 2 - 4
Trong thời gian này, hoạt động của trẻ khó biết trước được. Cha mẹ phải chuẩn bị cho bú, thay tã, hát ru... bất cứ lúc nào. Phần lớn trẻ không ngủ một giấc dài ban đêm. Trẻ chỉ có một giấc ngủ đơn, dài nhất khoảng 3 - 4 giờ. Nếu trẻ không có giấc ngủ đơn dài như vậy có thể trẻ bị đau bụng. Trẻ đẻ non có thể có giấc ngủ dài hơn. Ánh sáng và các tác động lúc này như thay đổi cách vuốt ve, cách cho bú, đều không ảnh hưởng nhiều đến kiểu ngủ. Bà mẹ chỉ cần bế trẻ, ru, đu đưa, đi lại.
Những lúc sắp ngủ hay vừa ngủ dậy, trẻ có thể đột nhiên giật mình, đôi khi mắt lơ mơ nhìn ngược lên khi chuyển từ ngủ nông sang ngủ sâu. Đó là hành vi bình thường trong nhịp thức - ngủ. Do não phát triển, trẻ có thể tỉnh táo, dễ thức dậy ban đêm hoặc giãy đạp, ưỡn lưng, nấc. Trẻ cũng có thể nuốt hơi, bị đầy bụng, đau bụng hoặc khóc vô cớ (các bà mẹ dễ nhầm là trẻ khóc do đói). Trẻ khóc nhiều hơn, ngủ ít hơn trước, đôi khi nôn trớ vì mẹ quên quấn tã lót. Tất cả đều là các hành vi bình thường của trẻ sơ sinh.
Khi trẻ ngủ, bà mẹ cần chú ý
- Tạo điều kiện yên tĩnh để trẻ ngủ say. Không để điện thoại bên cạnh.
- Tìm mọi cách để ru trẻ, không sợ vì thế mà làm hư hay tạo thói xấu cho trẻ. Có thể hát ru, đu đưa võng, nôi hoặc cho bú để trẻ thôi khóc và ngủ say. Nếu trẻ đang ngủ mà giật mình tỉnh dậy hoặc ngủ lơ mơ, mẹ nên ôm trẻ, vỗ nhè nhẹ để trẻ ngủ say trở lại.
- Tranh thủ chợp mắt khi con ngủ. Đi ra ngoài thư giãn, vệ sinh cá nhân nếu cần.
Việt An (Theo tài liệu của Bệnh viện Nhi TW)
Tuần đầu
Trong tuần đầu trẻ ngủ nhiều. Lúc này, giấc ngủ của trẻ không theo nhịp ngày đêm. Trẻ thường ngủ từ 15 - 18 giờ/ngày, ngủ từng giấc ngắn 2 - 4 giờ. Vì thế, bà mẹ nên tranh thủ nghỉ ngơi để phục hồi sức khoẻ. Để sẵn sữa hoặc bình nước bên cạnh (nếu bạn không có hoặc chưa đủ sữa cho trẻ bú) phòng khi cháu thức dậy mà bạn phải cho bú.
Tuần thứ 2 - 4
Trong thời gian này, hoạt động của trẻ khó biết trước được. Cha mẹ phải chuẩn bị cho bú, thay tã, hát ru... bất cứ lúc nào. Phần lớn trẻ không ngủ một giấc dài ban đêm. Trẻ chỉ có một giấc ngủ đơn, dài nhất khoảng 3 - 4 giờ. Nếu trẻ không có giấc ngủ đơn dài như vậy có thể trẻ bị đau bụng. Trẻ đẻ non có thể có giấc ngủ dài hơn. Ánh sáng và các tác động lúc này như thay đổi cách vuốt ve, cách cho bú, đều không ảnh hưởng nhiều đến kiểu ngủ. Bà mẹ chỉ cần bế trẻ, ru, đu đưa, đi lại.
Những lúc sắp ngủ hay vừa ngủ dậy, trẻ có thể đột nhiên giật mình, đôi khi mắt lơ mơ nhìn ngược lên khi chuyển từ ngủ nông sang ngủ sâu. Đó là hành vi bình thường trong nhịp thức - ngủ. Do não phát triển, trẻ có thể tỉnh táo, dễ thức dậy ban đêm hoặc giãy đạp, ưỡn lưng, nấc. Trẻ cũng có thể nuốt hơi, bị đầy bụng, đau bụng hoặc khóc vô cớ (các bà mẹ dễ nhầm là trẻ khóc do đói). Trẻ khóc nhiều hơn, ngủ ít hơn trước, đôi khi nôn trớ vì mẹ quên quấn tã lót. Tất cả đều là các hành vi bình thường của trẻ sơ sinh.
Khi trẻ ngủ, bà mẹ cần chú ý
- Tạo điều kiện yên tĩnh để trẻ ngủ say. Không để điện thoại bên cạnh.
- Tìm mọi cách để ru trẻ, không sợ vì thế mà làm hư hay tạo thói xấu cho trẻ. Có thể hát ru, đu đưa võng, nôi hoặc cho bú để trẻ thôi khóc và ngủ say. Nếu trẻ đang ngủ mà giật mình tỉnh dậy hoặc ngủ lơ mơ, mẹ nên ôm trẻ, vỗ nhè nhẹ để trẻ ngủ say trở lại.
- Tranh thủ chợp mắt khi con ngủ. Đi ra ngoài thư giãn, vệ sinh cá nhân nếu cần.
Việt An (Theo tài liệu của Bệnh viện Nhi TW)