Bệnh nhân mắc bệnh ung thư đang tăng nhanh tại Việt Nam. Điều đáng buồn là phần lớn người bệnh đến khám khi đã ở giai đoạn muộn, khiến tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư ở Việt Nam chưa được cao như mong muốn.Bệnh nhân tăng nhanh, phát hiện muộn
PGS.TS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc bệnh viện K, Viện trưởng Viện nghiên cứu phòng chống ung thư cho biết, mỗi năm tại Việt Nam, số bệnh nhân ung thư mắc mới là 150.000 người và có 75.000 người tử vong.
Cộng với số bệnh nhân đã mắc, tính tới thời điểm hiện tại, cả nước có 240.000 - 250.000 người mắc bệnh đang sống chung với bệnh ung thư.
Theo ông Thuấn, bệnh ung thư có xu hướng gia tăng, không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các nước trên thế giới. Các loại ung thư phổ biến là phổi, dạ dày, gan, đại tràng (với nam) và ung thư vú, cổ tử cung, dạ dày, phổi, đại trực tràng (với nữ).
Bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện K
Trong những năm qua, nhiều cơ sở khám chữa bệnh ung thư đã được mở ra, mạng lưới phòng chống bệnh ung thư tăng nhanh (cả nước có 6 bệnh viện ung bướu, 35 trung tâm/khoa và đơn vị điều trị ung bướu thuộc bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến Trung ương và tuyến tỉnh) nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu điều trị.
Tại bệnh viện K, bệnh nhân đến bệnh viện năm sau lại cao hơn năm trước từ 20-30%. Cụ thể: năm 2007, bệnh nhân khám vú là 2.476 người, đến năm 2011, con số này là 3011. Bệnh nhân khám phổi năm 2007 là 1.199, đến năm 2011, số này là 2.059 người.
Theo ông Thuấn, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Lý do hàng đầu là yếu tố nguy cơ gây bệnh, với hơn 80% là do môi trường bên ngoài, trong đó, riêng hút thuốc đã chiếm đến trên 30% trong tổng số nguyên nhân gây ra các loại ung thư ở người.
Chế độ dinh dưỡng ít rau quả, nhiều thịt, mỡ động vật, thừa đạm và đặc biệt thức ăn có chứa chất bảo quản thực phẩm cũng là nguyên nhân quan trọng để gây bệnh.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác là làm việc trong môi trường độc hại, tuổi thọ tăng cao, người dân có ý thức cao hơn qua tuyên truyền phòng chống ung thư nên đi khám nhiều hơn, thiết bị khám hiện đại hơn qua đó tỷ lệ phát hiện bệnh cao hơn.
Tuy nhiên, điều đáng buồn là hiện nay, phần lớn bệnh nhân đến khám đều đã ở giai đoạn muộn.
“Có đến 70% bệnh nhân ung thư đến khám khi đã ở giai đoạn cuối (giai đoạn 3,4). Do đó, tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư ở Việt Nam chưa cao”, ông Thuấn cho hay.
Bệnh ung thư có phòng tránh và chữa khỏi được không?
Theo ông Thuấn, dù có điều trị bệnh ung thư bằng phương pháp hiện đại như thế nào thì kết quả điều trị vẫn phụ thuộc rất lớn vào giai đoạn bệnh được phát hiện.
Căn cứ vào những tiêu chí của một số bệnh cần khám ở giai đoạn sớm, ông Thuấn cho biết có mấy bệnh ung thư cần khám sớm như: ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng, khoang miệng, tuyến tiền liệt, tuyến giáp.
Phát hiện bệnh ung thư sớm là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả điều trị
Cách phòng tránh ung thư hiệu quả nhất là tạo dựng lối sống lành mạnh. Ông Thuấn lấy ví dụ về bệnh ung thư phổi và ung thư gan. Đối với 2 bệnh này, cần tuyên truyền phòng bệnh từ sớm (không uống rượu, hút thuốc) bởi dẫu có phát hiện sớm được thì kết quả điều trị cũng không khác nhiều so với người bệnh phát hiện muộn.
Hiện nay, điều trị ung thư có 3 phương pháp chính (phẫu trị, xạ trị, hóa trị) và các phương pháp phối hợp. Trong lĩnh vực điều trị ngoại khoa, mổ bằng rôbốt là một kỹ thuật mới và cho hiệu quả cao, tuy nhiên, bệnh viện K chưa triển khai kỹ thuật này.
Trong lĩnh vực xạ trị các kỹ thuật mới đã được áp dụng là xạ trị điều biến liều, hóa-xạ trị đồng thời. Trong lĩnh vực điều trị nội khoa trong những năm gần đây đã cho ra đời các sản phẩm nhờ công nghệ sinh học như kháng thể đơn dòng, kháng sinh mạch…đã góp phần quan trọng trong nâng cao tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư.
Theo ông Thuấn, để phòng chống bệnh ung thư một cách hiệu quả, toàn diện thì trước mắt cần nhanh chóng hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động các cơ sở phòng chống ung thư để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về khám chữa bệnh ung bướu của người dân.
Song song với đó là chiến lược lâu dài trong tuyên truyền phòng bệnh, giúp người dân hiểu, hạn chế tối đa tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh qua đó làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tăng cường công tác sàng lọc phát hiện sớm để giảm tỷ lệ tử vong do ung thư.
Dấu hiệu báo động bệnh ung thư:
Nếu người bệnh thấy những dấu hiệu sau thì nên đi khám sớm: Có vết loét lâu liền; nổi u cục bất thường; ho kéo dài hơn 2 tuần, ho ra máu, điều trị không đỡ; ra máu hoặc có dịch bất thường ở âm đạo (nằm ngoài chu kỳ kinh); gầy sút, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân; đau đầu, ù tai, thay đổi thói quen đi tiểu, thói quen của dạ dày, ruột (đi ngoài ra máu); …
Cẩm Quyên
Theo VNN
PGS.TS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc bệnh viện K, Viện trưởng Viện nghiên cứu phòng chống ung thư cho biết, mỗi năm tại Việt Nam, số bệnh nhân ung thư mắc mới là 150.000 người và có 75.000 người tử vong.
Cộng với số bệnh nhân đã mắc, tính tới thời điểm hiện tại, cả nước có 240.000 - 250.000 người mắc bệnh đang sống chung với bệnh ung thư.
Theo ông Thuấn, bệnh ung thư có xu hướng gia tăng, không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các nước trên thế giới. Các loại ung thư phổ biến là phổi, dạ dày, gan, đại tràng (với nam) và ung thư vú, cổ tử cung, dạ dày, phổi, đại trực tràng (với nữ).
Bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện K
Trong những năm qua, nhiều cơ sở khám chữa bệnh ung thư đã được mở ra, mạng lưới phòng chống bệnh ung thư tăng nhanh (cả nước có 6 bệnh viện ung bướu, 35 trung tâm/khoa và đơn vị điều trị ung bướu thuộc bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến Trung ương và tuyến tỉnh) nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu điều trị.
Tại bệnh viện K, bệnh nhân đến bệnh viện năm sau lại cao hơn năm trước từ 20-30%. Cụ thể: năm 2007, bệnh nhân khám vú là 2.476 người, đến năm 2011, con số này là 3011. Bệnh nhân khám phổi năm 2007 là 1.199, đến năm 2011, số này là 2.059 người.
Theo ông Thuấn, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Lý do hàng đầu là yếu tố nguy cơ gây bệnh, với hơn 80% là do môi trường bên ngoài, trong đó, riêng hút thuốc đã chiếm đến trên 30% trong tổng số nguyên nhân gây ra các loại ung thư ở người.
Chế độ dinh dưỡng ít rau quả, nhiều thịt, mỡ động vật, thừa đạm và đặc biệt thức ăn có chứa chất bảo quản thực phẩm cũng là nguyên nhân quan trọng để gây bệnh.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác là làm việc trong môi trường độc hại, tuổi thọ tăng cao, người dân có ý thức cao hơn qua tuyên truyền phòng chống ung thư nên đi khám nhiều hơn, thiết bị khám hiện đại hơn qua đó tỷ lệ phát hiện bệnh cao hơn.
Tuy nhiên, điều đáng buồn là hiện nay, phần lớn bệnh nhân đến khám đều đã ở giai đoạn muộn.
“Có đến 70% bệnh nhân ung thư đến khám khi đã ở giai đoạn cuối (giai đoạn 3,4). Do đó, tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư ở Việt Nam chưa cao”, ông Thuấn cho hay.
Bệnh ung thư có phòng tránh và chữa khỏi được không?
Theo ông Thuấn, dù có điều trị bệnh ung thư bằng phương pháp hiện đại như thế nào thì kết quả điều trị vẫn phụ thuộc rất lớn vào giai đoạn bệnh được phát hiện.
Căn cứ vào những tiêu chí của một số bệnh cần khám ở giai đoạn sớm, ông Thuấn cho biết có mấy bệnh ung thư cần khám sớm như: ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng, khoang miệng, tuyến tiền liệt, tuyến giáp.
Phát hiện bệnh ung thư sớm là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả điều trị
Cách phòng tránh ung thư hiệu quả nhất là tạo dựng lối sống lành mạnh. Ông Thuấn lấy ví dụ về bệnh ung thư phổi và ung thư gan. Đối với 2 bệnh này, cần tuyên truyền phòng bệnh từ sớm (không uống rượu, hút thuốc) bởi dẫu có phát hiện sớm được thì kết quả điều trị cũng không khác nhiều so với người bệnh phát hiện muộn.
Hiện nay, điều trị ung thư có 3 phương pháp chính (phẫu trị, xạ trị, hóa trị) và các phương pháp phối hợp. Trong lĩnh vực điều trị ngoại khoa, mổ bằng rôbốt là một kỹ thuật mới và cho hiệu quả cao, tuy nhiên, bệnh viện K chưa triển khai kỹ thuật này.
Trong lĩnh vực xạ trị các kỹ thuật mới đã được áp dụng là xạ trị điều biến liều, hóa-xạ trị đồng thời. Trong lĩnh vực điều trị nội khoa trong những năm gần đây đã cho ra đời các sản phẩm nhờ công nghệ sinh học như kháng thể đơn dòng, kháng sinh mạch…đã góp phần quan trọng trong nâng cao tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư.
Theo ông Thuấn, để phòng chống bệnh ung thư một cách hiệu quả, toàn diện thì trước mắt cần nhanh chóng hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động các cơ sở phòng chống ung thư để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về khám chữa bệnh ung bướu của người dân.
Song song với đó là chiến lược lâu dài trong tuyên truyền phòng bệnh, giúp người dân hiểu, hạn chế tối đa tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh qua đó làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tăng cường công tác sàng lọc phát hiện sớm để giảm tỷ lệ tử vong do ung thư.
Dấu hiệu báo động bệnh ung thư:
Nếu người bệnh thấy những dấu hiệu sau thì nên đi khám sớm: Có vết loét lâu liền; nổi u cục bất thường; ho kéo dài hơn 2 tuần, ho ra máu, điều trị không đỡ; ra máu hoặc có dịch bất thường ở âm đạo (nằm ngoài chu kỳ kinh); gầy sút, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân; đau đầu, ù tai, thay đổi thói quen đi tiểu, thói quen của dạ dày, ruột (đi ngoài ra máu); …
Cẩm Quyên
Theo VNN