Hoa hòe, vỏ quýt có tác dụng tốt trong điều trị viêm khớp. Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 0,55% dân số người lớn mắc bệnh viêm khớp.
Tại Hội thảo khoa học chuyên đề về chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp diễn ra tạiBV Thống Nhất, TP.HCM vào cuối tháng 7/2009, PGS.TS Nguyễn Thị Bay - Khoa Y học Cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết: hoa hòe, vỏ quýt cũng có tác dụng tốt trong điều trị viêm khớp.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn khá điển hình ở người, dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp ngoại biên với biểu hiện khá đặc trưng: sưng, khớp, đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Bệnh thường gặp ở nữ (75%), lứa tuổi 30 đến 60.
Nếu không điều trị kịp thời, viêm khớp có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm như viêm màng hoạt dịch. Viêm màng hoạt dịch lâu ngày sẽ xuất hiện tổn thương "bào mòn" ở sụn khớp và đầu xương.
Nếu không được chữa trị đúng, các tổn thương ở sụn khớp và đầu xương ngày càng nặng, làm khe khớp dần dần hẹp lại, các đầu xương dính với nhau gây biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động của khớp. Lúc này bệnh đã ảnh hưởng toàn thân như sốt, xanh xao, suy nhược, chán ăn, gầy sút...
Để giảm đau,y học cổ truyềnsử dụng các dược liệu có tinh dầu, nhằm chống co thắt, chống co cứng khớp: quế chi, thiên niên kiện, lá lốt, rễ gối hạc, phụ tử, tế tân. Còn để chống viêm, người ta sẽ sử dụng các dược liệu có chứa các chất như flavon, bao gồm: kim ngân hoa, hoa hòe, vỏ quýt, thổ phục linh. Để bồi dưỡng cho khớp, người ta có thể dùng hà thủ ô, đỗ trọng.
Bên cạnh các dược liệu, người bệnh còn phải kết hợp với các liệu pháp khác như châm cứu các huyệt lân cận khớp bị sưng, có chế độ tập luyện ngay khi giảm bớt viêm khớp, tăng cường bổ sung các vitamin nhóm B và C.
AloBacsi.
Tại Hội thảo khoa học chuyên đề về chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp diễn ra tạiBV Thống Nhất, TP.HCM vào cuối tháng 7/2009, PGS.TS Nguyễn Thị Bay - Khoa Y học Cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết: hoa hòe, vỏ quýt cũng có tác dụng tốt trong điều trị viêm khớp.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn khá điển hình ở người, dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp ngoại biên với biểu hiện khá đặc trưng: sưng, khớp, đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Bệnh thường gặp ở nữ (75%), lứa tuổi 30 đến 60.
Nếu không điều trị kịp thời, viêm khớp có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm như viêm màng hoạt dịch. Viêm màng hoạt dịch lâu ngày sẽ xuất hiện tổn thương "bào mòn" ở sụn khớp và đầu xương.
Nếu không được chữa trị đúng, các tổn thương ở sụn khớp và đầu xương ngày càng nặng, làm khe khớp dần dần hẹp lại, các đầu xương dính với nhau gây biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động của khớp. Lúc này bệnh đã ảnh hưởng toàn thân như sốt, xanh xao, suy nhược, chán ăn, gầy sút...
Để giảm đau,y học cổ truyềnsử dụng các dược liệu có tinh dầu, nhằm chống co thắt, chống co cứng khớp: quế chi, thiên niên kiện, lá lốt, rễ gối hạc, phụ tử, tế tân. Còn để chống viêm, người ta sẽ sử dụng các dược liệu có chứa các chất như flavon, bao gồm: kim ngân hoa, hoa hòe, vỏ quýt, thổ phục linh. Để bồi dưỡng cho khớp, người ta có thể dùng hà thủ ô, đỗ trọng.
Bên cạnh các dược liệu, người bệnh còn phải kết hợp với các liệu pháp khác như châm cứu các huyệt lân cận khớp bị sưng, có chế độ tập luyện ngay khi giảm bớt viêm khớp, tăng cường bổ sung các vitamin nhóm B và C.
AloBacsi.