Thịt chó trong thời hiện đại ngày càng hấp dẫn mọi người. Xưa kia thịt chó không được lên cỗ, nhưng ngày nay thịt chó là thực phẩm ngon trên bàn tiệc.
Thịt chó có mùi vị đậm đà thơm ngon, ăn vào lúc trời lạnh giá rất thích hợp. Thịt chó có công hiệu cường thận, tráng dương, khử hàn. Dương vật của chó trị được chứng bệnh suy thận, đau lưng. Chân chó ninh nhừ ăn có tác dụng thông sữa. Thịt chó ninh nhừ chữa được bệnh suy thận, đái dắt.
Thịt chó không những có hàm lượng đạm phong phú mà còn thuộc loại đạm cao cấp, có tác dụng làm tăng sức khoẻ, chống được bệnh tật, tăng hoạt động tế bào và các cơ quan của cơ thể. Ăn thịt chó làm tinh thần phấn chấn, nâng cao năng lực tiêu hoá giúp tuần hoàn máu, cải thiện tính dục.
Thịt chó còn cải thiện được tình trạng suy nhược của người già như đái không hết, tứ chi lạnh, tinh thần không phấn chấn. Người già mùa đông ăn thịt chó làm tăng khả năng chống rét. Thịt chó vị ngọt mặn, tính ôn, có tác dụng ích tỳ, hoà vị, tráng dương. Trong “Bản thảo lương mục” của Lý Thời Trân viết về thịt chó “ăn ngũ tạng nhẹ người, ích khí, ích thận, bổ vị, ấm lưng khớp, tráng khí lực, bổ huyết mạch”.
Thịt chó là loại thực phẩm ôn bổ dễ trợ nhiệt bốc hoả. Những người cơ địa nhiệt, dương thịnh, hoả vượng không nên ăn. Y học hiện đại nghiên cứu cho biết, những người cao huyết áp, bị tai biến còn di chứng, người bị bệnh tim, nhịp tim thất thường, người cường tuyến giáp trạng, không nên ăn thịt chó.
Khi mua thịt chó nên:
- Xem cổ chó có huyết đọng và dấu tích của thừng, nếu không có là thịt chó bị ngộ độc.
- Khi nhìn bề mặt của thịt thấy đỏ tươi, óng ánh tích nước, ngửi mùi tanh là thịt chó tươi. Nếu màu thịt đen hoặc tím, thịt khô, là thịt biến chất. Trong thịt có đọng huyết hoặc đóng cục là thịt chó bệnh. Nhìn giữa các thớ thịt có máu chảy không đọng, thịt màu bệnh bạc, có thể là thịt chó bị ngộ độc.
- Xem trong miệng chó còn lại vật gì hoặc mùi thuốc lạ. Khi mua thịt chó về, phát hiện thấy hiện tượng này thì chớ nấu ăn, phải lập tức đưa đi tiêu huỷ.
Thịt chó có thể chế biến thành nhiều món ngon như: Hấp, luộc, chả nướng, nhựa mận, xào lăn…
Một vài chú ý:
1. Thịt chó vị tanh lại nặng mùi, trước khi nấu nên cho rượu trắng và gừng miếng vào thịt chó trộn qua. Sau đó cho rượu trắng vào ngâm 1 – 2 miếng, lấy ra rửa sạch cho vào chảo dầu, rán qua rồi mới chế biến. Làm như vậy sẽ giảm bớt mùi thịt chó.
2. Sau khi ăn thịt chó dễ bị khô miệng, nên uống ít nước canh để điều hoà. Thịt chó thuộc loại thực phẩm nhiệt, không nên ăn vào mùa hạ, đồng thời mỗi lần không nên ăn nhiều.
3. Kỵ ăn thịt chó nấu chưa chín và thịt chó dại. Thịt chó thuộc tính nhiệt và có tác dụng bổ dưỡng mạnh, sau khi ăn dễ bị cao huyết áp, thậm chí dẫn tới vỡ mạch máu não. Do đó người có bệnh mạch máu não không nên ăn thịt chó, người có bệnh nặng mới khỏi cũng không nên ăn.
Thịt chó có mùi vị đậm đà thơm ngon, ăn vào lúc trời lạnh giá rất thích hợp. Thịt chó có công hiệu cường thận, tráng dương, khử hàn. Dương vật của chó trị được chứng bệnh suy thận, đau lưng. Chân chó ninh nhừ ăn có tác dụng thông sữa. Thịt chó ninh nhừ chữa được bệnh suy thận, đái dắt.
Thịt chó không những có hàm lượng đạm phong phú mà còn thuộc loại đạm cao cấp, có tác dụng làm tăng sức khoẻ, chống được bệnh tật, tăng hoạt động tế bào và các cơ quan của cơ thể. Ăn thịt chó làm tinh thần phấn chấn, nâng cao năng lực tiêu hoá giúp tuần hoàn máu, cải thiện tính dục.
Thịt chó còn cải thiện được tình trạng suy nhược của người già như đái không hết, tứ chi lạnh, tinh thần không phấn chấn. Người già mùa đông ăn thịt chó làm tăng khả năng chống rét. Thịt chó vị ngọt mặn, tính ôn, có tác dụng ích tỳ, hoà vị, tráng dương. Trong “Bản thảo lương mục” của Lý Thời Trân viết về thịt chó “ăn ngũ tạng nhẹ người, ích khí, ích thận, bổ vị, ấm lưng khớp, tráng khí lực, bổ huyết mạch”.
Thịt chó là loại thực phẩm ôn bổ dễ trợ nhiệt bốc hoả. Những người cơ địa nhiệt, dương thịnh, hoả vượng không nên ăn. Y học hiện đại nghiên cứu cho biết, những người cao huyết áp, bị tai biến còn di chứng, người bị bệnh tim, nhịp tim thất thường, người cường tuyến giáp trạng, không nên ăn thịt chó.
Khi mua thịt chó nên:
- Xem cổ chó có huyết đọng và dấu tích của thừng, nếu không có là thịt chó bị ngộ độc.
- Khi nhìn bề mặt của thịt thấy đỏ tươi, óng ánh tích nước, ngửi mùi tanh là thịt chó tươi. Nếu màu thịt đen hoặc tím, thịt khô, là thịt biến chất. Trong thịt có đọng huyết hoặc đóng cục là thịt chó bệnh. Nhìn giữa các thớ thịt có máu chảy không đọng, thịt màu bệnh bạc, có thể là thịt chó bị ngộ độc.
- Xem trong miệng chó còn lại vật gì hoặc mùi thuốc lạ. Khi mua thịt chó về, phát hiện thấy hiện tượng này thì chớ nấu ăn, phải lập tức đưa đi tiêu huỷ.
Thịt chó có thể chế biến thành nhiều món ngon như: Hấp, luộc, chả nướng, nhựa mận, xào lăn…
Một vài chú ý:
1. Thịt chó vị tanh lại nặng mùi, trước khi nấu nên cho rượu trắng và gừng miếng vào thịt chó trộn qua. Sau đó cho rượu trắng vào ngâm 1 – 2 miếng, lấy ra rửa sạch cho vào chảo dầu, rán qua rồi mới chế biến. Làm như vậy sẽ giảm bớt mùi thịt chó.
2. Sau khi ăn thịt chó dễ bị khô miệng, nên uống ít nước canh để điều hoà. Thịt chó thuộc loại thực phẩm nhiệt, không nên ăn vào mùa hạ, đồng thời mỗi lần không nên ăn nhiều.
3. Kỵ ăn thịt chó nấu chưa chín và thịt chó dại. Thịt chó thuộc tính nhiệt và có tác dụng bổ dưỡng mạnh, sau khi ăn dễ bị cao huyết áp, thậm chí dẫn tới vỡ mạch máu não. Do đó người có bệnh mạch máu não không nên ăn thịt chó, người có bệnh nặng mới khỏi cũng không nên ăn.
Nongnghiep.vn