Bệnh trĩ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, nam mắc nhiều hơn nữ. Bệnh trĩ hay xảy ra ở người làm việc nhiều ở tư thế đứng như tài xế, cảnh sát, thợ may, những người làm nghề khuân vác và vận động viên ở tuổi trung niên…
[h=3]Trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới hay cả hai gây nên trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp.[/h][h=3]Triệu chứng và diễn biến bệnh trĩ[/h]Triệu chứng thường thấy nhất là đại tiện ra máu, thường là màu đỏ tươi, xảy ra ngay sau khi đi đại tiện, hiếm khi trĩ gây xuất huyết ồ ạt nhưng lâu ngày có thể tạo ra thiếu máu mạn tính và nặng. Sau một thời gian thì trĩ lớn và sa, mới đầu hiện tượng sa chỉ nhiều nhất khi đi đại tiện nhưng về sau sẽ sa liên tục.
Người bị bệnh trĩ thường rất đau, nhất là khi ngồi hoặc là di chuyển rất khó khăn. Vùng hậu môn và quanh hậu môn bị sưng phù nhiều, tách rộng ra hai bên sẽ thấy niêm mạc trĩ nội thuyên tắc nằm ở giữa.
Tình trạng trĩ nội thuyên tắc có thể tự khỏi. Sau vài ngày bệnh nhân bớt đau, bớt sưng và trĩ trở vào trong hậu môn. Sau cơn thuyên tắc, trĩ có thể bị sơ hoá, nhỏ lại và bớt chảy máu. Một vài trường hợp bị lở loét bó trĩ hoặc hoại tử từng vùng. Có khi hoại tử tạo áp-xe vùng hậu môn và vùng chậu.
[h=3]Cách điều trị bệnh trĩ[/h]Trước tiên người bệnh nên đi khám bệnh nhằm loại trừ ung thư đại tràng hay ung thư trực tràng tiềm ẩn. Người bị bệnh trĩ nên có khẩu phần ăn nhiều chất xơ, trái cây và uống nhiều nước. Tránh rặn nhiều khi đi đại tiện, tránh khuân vác nặng.
Nên giữ vùng hậu môn sạch, rửa bằng nước, không dùng giấy lau khi đi đại tiện. Không nên rửa bằng xà phòng vì dể gây kích thích gây ngứa nhiều hơn.
Nên ngâm hậu môn với nước ấm ngày 4 lần , mỗi lần khoảng 10 phút. Nếu búi trĩ sa ra ngoài, người bệnh nên đẩy nhẹ nhàng búi trĩ vào hậu môn để tránh tình trạng thuyên tắc.
Xử trí tình trạng đau phù và viêm trong các cơn trĩ cấp bằng cách bôi thuốc mỡ hoăc thuốc đạn có hydrocortisone tại chỗ. Không nên tự dùng qua 2 tuần vì hydrocortosone có thể gây teo niêm mạc hậu môn mà cần dung thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Trĩ có thể được điều trị bằng các phương pháp như nong hậu môn, thắt búi trĩ, chích xơ hoá búi trĩ hoặc đốt điện…, phẫu thuật cắt trĩ áp dụng đối với trĩ độ III và độ IV. Trường hợp trĩ ngoại thuyên tắc nên mổ ngay lấy cục máu đông, người bệnh sẽ hết đau rất nhanh và tránh được các biến chứng do thuyên tắc gây nên.
Người bị trĩ nên uống nhiều nước (8-10 ly mỗi ngày), nếu làm công việc phải ngồi lâu thì không được lót gối mềm dưới mông vì như vậy sẽ làm tăng hiện tượng chèn ép vào tĩnh mạch vùng hậu môn.
[h=3]Phòng ngừa bệnh trĩ[/h]Người bị bệnh trĩ nên uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau cải vì chúng sẽ giúp làm mềm phân và dễ đi đại tiện. Cần tăng cường vận động để tránh tăng áp lực trong tĩnh mạch hậu môn nhất là sau khi ngồi hoặc đứng lâu.
Nên vận động để tránh táo bón và giảm trọng lượng đối với bệnh nhân béo phì. Tránh đứng hoặc ngồi lâu. Nên xoa bụng hàng ngày 1 đến 2 lần theo chiều kim đồng hồ để tránh táo bón.
Một số kinh nghiệm dân gian phòng chữa bệnh trĩ: Rau diếp cá (ngư tinh thảo) rửa sạch ăn sống ngày 20-30g. Thầu dầu tía 1 nắm hơ nóng đắp vào huyệt bách hội (huyệt bách hội: ở đỉnh đầu, chỗ lõm nơi gặp nhau của đường nối hai mỏm tai và đường bổ dọc đầu). Ngoài ra, có thể dùng lá vông hơ nóng phí dưới hậu môn…
[h=3]Trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới hay cả hai gây nên trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp.[/h][h=3]Triệu chứng và diễn biến bệnh trĩ[/h]Triệu chứng thường thấy nhất là đại tiện ra máu, thường là màu đỏ tươi, xảy ra ngay sau khi đi đại tiện, hiếm khi trĩ gây xuất huyết ồ ạt nhưng lâu ngày có thể tạo ra thiếu máu mạn tính và nặng. Sau một thời gian thì trĩ lớn và sa, mới đầu hiện tượng sa chỉ nhiều nhất khi đi đại tiện nhưng về sau sẽ sa liên tục.
Người bị bệnh trĩ thường rất đau, nhất là khi ngồi hoặc là di chuyển rất khó khăn. Vùng hậu môn và quanh hậu môn bị sưng phù nhiều, tách rộng ra hai bên sẽ thấy niêm mạc trĩ nội thuyên tắc nằm ở giữa.
Tình trạng trĩ nội thuyên tắc có thể tự khỏi. Sau vài ngày bệnh nhân bớt đau, bớt sưng và trĩ trở vào trong hậu môn. Sau cơn thuyên tắc, trĩ có thể bị sơ hoá, nhỏ lại và bớt chảy máu. Một vài trường hợp bị lở loét bó trĩ hoặc hoại tử từng vùng. Có khi hoại tử tạo áp-xe vùng hậu môn và vùng chậu.
[h=3]Cách điều trị bệnh trĩ[/h]Trước tiên người bệnh nên đi khám bệnh nhằm loại trừ ung thư đại tràng hay ung thư trực tràng tiềm ẩn. Người bị bệnh trĩ nên có khẩu phần ăn nhiều chất xơ, trái cây và uống nhiều nước. Tránh rặn nhiều khi đi đại tiện, tránh khuân vác nặng.
Nên giữ vùng hậu môn sạch, rửa bằng nước, không dùng giấy lau khi đi đại tiện. Không nên rửa bằng xà phòng vì dể gây kích thích gây ngứa nhiều hơn.
Nên ngâm hậu môn với nước ấm ngày 4 lần , mỗi lần khoảng 10 phút. Nếu búi trĩ sa ra ngoài, người bệnh nên đẩy nhẹ nhàng búi trĩ vào hậu môn để tránh tình trạng thuyên tắc.
Xử trí tình trạng đau phù và viêm trong các cơn trĩ cấp bằng cách bôi thuốc mỡ hoăc thuốc đạn có hydrocortisone tại chỗ. Không nên tự dùng qua 2 tuần vì hydrocortosone có thể gây teo niêm mạc hậu môn mà cần dung thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Trĩ có thể được điều trị bằng các phương pháp như nong hậu môn, thắt búi trĩ, chích xơ hoá búi trĩ hoặc đốt điện…, phẫu thuật cắt trĩ áp dụng đối với trĩ độ III và độ IV. Trường hợp trĩ ngoại thuyên tắc nên mổ ngay lấy cục máu đông, người bệnh sẽ hết đau rất nhanh và tránh được các biến chứng do thuyên tắc gây nên.
Người bị trĩ nên uống nhiều nước (8-10 ly mỗi ngày), nếu làm công việc phải ngồi lâu thì không được lót gối mềm dưới mông vì như vậy sẽ làm tăng hiện tượng chèn ép vào tĩnh mạch vùng hậu môn.
[h=3]Phòng ngừa bệnh trĩ[/h]Người bị bệnh trĩ nên uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau cải vì chúng sẽ giúp làm mềm phân và dễ đi đại tiện. Cần tăng cường vận động để tránh tăng áp lực trong tĩnh mạch hậu môn nhất là sau khi ngồi hoặc đứng lâu.
Nên vận động để tránh táo bón và giảm trọng lượng đối với bệnh nhân béo phì. Tránh đứng hoặc ngồi lâu. Nên xoa bụng hàng ngày 1 đến 2 lần theo chiều kim đồng hồ để tránh táo bón.
Một số kinh nghiệm dân gian phòng chữa bệnh trĩ: Rau diếp cá (ngư tinh thảo) rửa sạch ăn sống ngày 20-30g. Thầu dầu tía 1 nắm hơ nóng đắp vào huyệt bách hội (huyệt bách hội: ở đỉnh đầu, chỗ lõm nơi gặp nhau của đường nối hai mỏm tai và đường bổ dọc đầu). Ngoài ra, có thể dùng lá vông hơ nóng phí dưới hậu môn…
Theo Trần Thảo – Lê Nguyên (Báo Lao động)
[url]http://Phongbenhchuabenh.com[/URL]