Nhờ nhiều công trình nghiên cứu trong thập niên gần đây nên thầy thuốc nào cũng rõ hiện tượng xơ vữa mạch máu không nhiều thì ít, không trực tiếp thì gián tiếp, là bàn tay phá hoại trong tất cả các căn bệnh thời đại...
Từ cao huyết áp bước qua tiểu đường, cườm mắt... cho đến trầm cảm, tình trạng thiếu dưỡng khí nội bào vì tim không mang đủ dưỡng chất và dưỡng khí đến mọi ngõ ngách của cơ thể. Thành mạch chai cứng, lòng mạch thu hẹp lại thêm chất mỡ dán chặt vào mặt trong mạch máu là đòn bẩy dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não...
Máu càng thừa mỡ càng đậm đặc, dòng máu càng khó luân lưu. Lượng mỡ trong máu càng cao áp lực trên thành mạch càng bội tăng. Nguy cơ thuyên tắc hay thậm chí vỡ mạch khi đó chỉ còn chuyện sớm muộn. Tất cả bắt đầu từ một điểm khởi phát đáng tiếc, từ tình trạng chất mỡ tăng cao và tích lũy trong máu!
Nhưng nói thế không có nghĩa thiếu mỡ trong máu là tốt. Trái lại là khác, thiếu mỡ trong máu thậm chí cũng tai hại như thừa mỡ. Cơ thể không thể tái tạo nhu mô, bảo vệ cấu trúc của dây thần kinh, tổng hợp kháng thể, sản xuất huyết cầu... nếu thiếu chất béo! Đừng quên là phụ nữ trẻ khó tránh rối loạn kinh nguyệt, đàn bà ngấp nghé tuổi trung niên dễ mãn kinh sớm, nam giới chưa quá 50 đã tranh “về vườn”... nếu thiếu mỡ trong máu...
Công trình nghiên cứu gần đây cho thấy người cao tuổi chậm vướng bệnh Alzheimer nếu đừng thiếu mỡ trong máu. Đi xa hơn nữa, các nhà nghiên cứu đã chứng minh là tỷ lệ tử vong vì nhồi máu cơ tim ở người già thừa chút mỡ trong máu thậm chí thấp hơn nhóm đối chứng mình hạc xương mai!
Vấn đề là làm sao vẫn có mỡ trong cơ thể, vì đó là nguồn dự trữ năng lượng cũng như dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu kiến tạo, miễn sao đừng thừa! cholesterol không tự nhiên có mặt trong máu. Chất béo trong thực phẩm phải được hấp thu trước đó qua đường tiêu hóa rồi mới được gan tổng hợp thành mỡ trong máu. Do đó, siết kín đầu vào bằng chế độ kiêng khem thái quá đến độ mất chất lượng cuộc sống, vì phải ăn toàn món nuốt không vô, là biện pháp vừa không cần thiết, vừa trái ngược với quy luật sinh học.
Hơn nữa, đừng quên chất làm tăng mỡ máu ghê gớm lại không là mỡ trong thực phẩm, mà là tinh bột, đường cát. Do đó, thay vì sợ món béo hơn sợ... ma, nếu có cách nào khiến một phần đáng kể của chất béo trong thực phẩm thay vì thẩm thấu quá nhiều, quá nhanh qua màng ruột, được giữ lại trong lòng ruột rồi sau đó ung dung theo đường bài tiết trở về với ngoại cảnh thì gia chủ vẫn có thể yên tâm thưởng thức món ngon mà không sợ lượng mỡ trong máu bội tăng đến độ ngoài vòng kiểm soát.
Thực khách có thể khỏi cần uống thuốc, khỏi phải nói không với mỡ trong khi thèm, vì không dưới 40% chất béo trong thực phẩm không vào máu mà theo đường ruột trở về với thiên nhiên cho cây xanh thêm tươi tốt.
Đáng tiếc cho nhiều nạn nhân oan uổng của tình trạng tăng mỡ trong máu vì chưa được thông tin về tác dụng tương tranh của các nhóm hoạt chất sinh học có tác dụng
- Tương tranh để bít kín lối vào của chất béo, như 3-Omega trong cá basa, cá thu...
- Hoặc nhờ tác dụng cơ học kéo mỡ xuống ruột như chất xơ trong rau quả...
- Hay khéo hơn nữa vì vừa cản mỡ không cho thâm nhập, vừa tải mỡ theo đường bài tiết như phytosterol trong cây thuốc.
Nhờ có cấu trúc tương tự cholesterol nhưng linh hoạt hơn về khả năng dung nạp nên phytosterol giành mất chuyến xe tải chất béo từ đường tiêu hóa vào máu. Kết quả là người biết kết hợp phytosterol trong chế độ dinh dưỡng vẫn có bữa ăn đậm đà hương vị với thịt cá mà không sợ tăng mỡ trong máu.
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng
Từ cao huyết áp bước qua tiểu đường, cườm mắt... cho đến trầm cảm, tình trạng thiếu dưỡng khí nội bào vì tim không mang đủ dưỡng chất và dưỡng khí đến mọi ngõ ngách của cơ thể. Thành mạch chai cứng, lòng mạch thu hẹp lại thêm chất mỡ dán chặt vào mặt trong mạch máu là đòn bẩy dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não...
Máu càng thừa mỡ càng đậm đặc, dòng máu càng khó luân lưu. Lượng mỡ trong máu càng cao áp lực trên thành mạch càng bội tăng. Nguy cơ thuyên tắc hay thậm chí vỡ mạch khi đó chỉ còn chuyện sớm muộn. Tất cả bắt đầu từ một điểm khởi phát đáng tiếc, từ tình trạng chất mỡ tăng cao và tích lũy trong máu!
Nhưng nói thế không có nghĩa thiếu mỡ trong máu là tốt. Trái lại là khác, thiếu mỡ trong máu thậm chí cũng tai hại như thừa mỡ. Cơ thể không thể tái tạo nhu mô, bảo vệ cấu trúc của dây thần kinh, tổng hợp kháng thể, sản xuất huyết cầu... nếu thiếu chất béo! Đừng quên là phụ nữ trẻ khó tránh rối loạn kinh nguyệt, đàn bà ngấp nghé tuổi trung niên dễ mãn kinh sớm, nam giới chưa quá 50 đã tranh “về vườn”... nếu thiếu mỡ trong máu...
Công trình nghiên cứu gần đây cho thấy người cao tuổi chậm vướng bệnh Alzheimer nếu đừng thiếu mỡ trong máu. Đi xa hơn nữa, các nhà nghiên cứu đã chứng minh là tỷ lệ tử vong vì nhồi máu cơ tim ở người già thừa chút mỡ trong máu thậm chí thấp hơn nhóm đối chứng mình hạc xương mai!
Vấn đề là làm sao vẫn có mỡ trong cơ thể, vì đó là nguồn dự trữ năng lượng cũng như dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu kiến tạo, miễn sao đừng thừa! cholesterol không tự nhiên có mặt trong máu. Chất béo trong thực phẩm phải được hấp thu trước đó qua đường tiêu hóa rồi mới được gan tổng hợp thành mỡ trong máu. Do đó, siết kín đầu vào bằng chế độ kiêng khem thái quá đến độ mất chất lượng cuộc sống, vì phải ăn toàn món nuốt không vô, là biện pháp vừa không cần thiết, vừa trái ngược với quy luật sinh học.
Hơn nữa, đừng quên chất làm tăng mỡ máu ghê gớm lại không là mỡ trong thực phẩm, mà là tinh bột, đường cát. Do đó, thay vì sợ món béo hơn sợ... ma, nếu có cách nào khiến một phần đáng kể của chất béo trong thực phẩm thay vì thẩm thấu quá nhiều, quá nhanh qua màng ruột, được giữ lại trong lòng ruột rồi sau đó ung dung theo đường bài tiết trở về với ngoại cảnh thì gia chủ vẫn có thể yên tâm thưởng thức món ngon mà không sợ lượng mỡ trong máu bội tăng đến độ ngoài vòng kiểm soát.
Thực khách có thể khỏi cần uống thuốc, khỏi phải nói không với mỡ trong khi thèm, vì không dưới 40% chất béo trong thực phẩm không vào máu mà theo đường ruột trở về với thiên nhiên cho cây xanh thêm tươi tốt.
Đáng tiếc cho nhiều nạn nhân oan uổng của tình trạng tăng mỡ trong máu vì chưa được thông tin về tác dụng tương tranh của các nhóm hoạt chất sinh học có tác dụng
- Tương tranh để bít kín lối vào của chất béo, như 3-Omega trong cá basa, cá thu...
- Hoặc nhờ tác dụng cơ học kéo mỡ xuống ruột như chất xơ trong rau quả...
- Hay khéo hơn nữa vì vừa cản mỡ không cho thâm nhập, vừa tải mỡ theo đường bài tiết như phytosterol trong cây thuốc.
Nhờ có cấu trúc tương tự cholesterol nhưng linh hoạt hơn về khả năng dung nạp nên phytosterol giành mất chuyến xe tải chất béo từ đường tiêu hóa vào máu. Kết quả là người biết kết hợp phytosterol trong chế độ dinh dưỡng vẫn có bữa ăn đậm đà hương vị với thịt cá mà không sợ tăng mỡ trong máu.
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng